
Thủ tướng ghi nhận dự án đã nâng cao vai trò, uy tín, vị thế của ngành điện. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Sáng 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) cùng các lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Dự án được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 519 km, 1.177 vị trí cột, 513 khoảng néo, đi qua 211 xã/phường của 43 huyện thuộc 9 tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng.
Đây là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2024 và các năm tiếp theo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đáng chú ý, EVN và EVNNPT đã hoàn thành đóng điện các dự án sau hơn 6 tháng thi công thay vì 3-4 năm như thông thường.
Công trình đại diện cho sự đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao sự trưởng thành, lớn mạnh của EVN và cả ngành điện trong năm 2024. Đặc biệt, các đơn vị đã bảo đảm cung ứng đủ điện với nhu cầu cao hơn (với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%) mà không có sự cố, nhất là so với năm 2023 khi tăng trưởng GDP không cao lắm nhưng vẫn xảy ra thiếu điện cục bộ.
Theo người đứng đầu Chính phủ, công trình đã cho thấy không có gì là không thể, chỉ là có quyết tâm làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và có biết cách làm hay không.
"Trong quá trình làm việc, sẽ có những người bàn làm và có người bàn lùi, có những người quyết tâm và có người không quyết tâm, nhưng đại đa số quyết tâm làm và biết cách làm thì sẽ làm được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, công trình đã góp phần nâng cao vai trò, uy tín, vị thế của ngành điện trong lòng nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế. Công trình cũng thể hiện sự tự tin, bản lĩnh, thông minh, sáng tạo, vừa làm vừa hoàn thiện, vừa làm vừa đổi mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Thủ tướng nêu rõ tiến độ là rất quan trọng, còn chất lượng dự án đã được kiểm chứng khi qua cơn bão Yagi vừa qua, đường dây 500 kV vẫn nguyên vẹn; đồng thời không đội giá, góp phần chống tiêu cực và lãng phí.
Ngành điện cần đột phá để đáp ứng tăng trưởng
Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý Việt Nam chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng, thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước).
Muốn đạt mục tiêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định phải có đột phá về tăng trưởng, đặc biệt là đạt tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới.
Như vậy, tăng trưởng điện sẽ còn cao hơn nữa, bởi 1 điểm % tăng trưởng GDP cần khoảng 1,5 điểm % tăng trưởng điện. Do đó, ngành điện phải có những đột phá, những công trình thế kỷ, những dự án mang tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái và dứt khoát không để thiếu điện với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi
Thủ tướng Phạm Minh Chính
"Đây là mục tiêu khó, nhưng khó mấy cũng phải làm. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu EVN và ngành điện phải tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sự bản lĩnh, kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, phát huy sức mạnh của ngành điện và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo đảm các khâu gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, giá điện phù hợp với doanh nghiệp và người dân.
Đồng thời, ngành điện cần đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp khác, huy động sức mạnh từ người dân và xã hội, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực.
Thủ tướng cũng lưu ý ngành điện và EVN đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet vạn vật, trong đó trước hết cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu.
Do đó, các công ty trong nước phải làm tốt những chiến lược an ninh mạng để tự bảo vệ khỏi tấn công DDoS và CC. Vậy chính xác thì các cuộc tấn công DDoS và CC là gì? Sự khác biệt giữa hai hình thức tấn công mạng này?
Tấn công DDoS
Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service/ tấn công từ chối dịch vụ phân tán) thường đề cập đến kẻ tấn công sử dụng "broiler" để khởi tạo một số lượng lớn các yêu cầu đến trang web mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn, tiêu thụ tài nguyên máy chủ của trang web mục tiêu trên quy mô lớn và khiến nó không thể phục vụ bình thường.
Trò chơi trực tuyến, tài chính Internet và các lĩnh vực khác là những ngành có nguy cơ bị tấn công DDoS cao.
Tấn công CC
Các cuộc tấn công CC (Challenge Collapsar) thực chất là một dạng biến thế của tấn công từ chối dịch vụ phân tán và CC có vẻ kỹ thuật hơn các cuộc tấn công DDOS khác. Bạn không thể nhìn thấy IP nguồn thực và lưu lượng truy cập bất thường của kiểu tấn công này, nhưng nó phá hoại trực tiếp khiến dịch vụ hệ thống bị treo và không thể hoạt động bình thường.
Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện những biện pháp hiệu quả để tránh được các cuộc tấn công mạng? Dưới đây là 4 gợi ý giúp bạn phòng thủ trước các cuộc tấn công DDoS và CC thường gặp:
1. Đảm bảo quy trình vận hành web và bảo trì máy chủ
Thực hiện tốt công việc bảo vệ lỗ hổng máy chủ và cài đặt quyền máy chủ hàng ngày, cố gắng lấy cơ sở dữ liệu và các chương trình riêng biệt khỏi thư mục gốc và đưa chúng vào khi cập nhật và sử dụng, đồng thời đặt trang web càng tĩnh càng tốt.
2. Cân bằng tải
Cân bằng tải dựa trên cấu trúc mạng hiện có. Nó cung cấp một phương pháp tiết kiệm chi phí, hiệu quả và minh bạch để mở rộng băng thông của thiết bị mạng và máy chủ, tăng thông lượng, tăng cường khả năng xử lý dữ liệu mạng, cải thiện tính linh hoạt và tính sẵn sàng của mạng.
Các cuộc tấn công CC sẽ làm máy chủ bị quá tải do số lượng lớn đường truyền mạng nên chống lại những cuộc tấn công lưu lượng DDoS và tấn công CC, tốc độ truy cập của người dùng cũng tăng lên.
3. Phòng thủ cụm phân tán
Đặc điểm của phòng thủ cụm phân tán là định cấu hình nhiều địa chỉ IP trên mỗi máy chủ nút. Nếu một nút bị tấn công và không thể cung cấp dịch vụ, hệ thống sẽ tự động chuyển sang nút khác theo cài đặt ưu tiên và gửi lại tất cả các gói dữ liệu của kẻ tấn công.
Đồng thời, làm cho nguồn tấn công rơi vào trạng thái tê liệt cũng giúp ảnh hưởng đến quyết định thực thi bảo mật của doanh nghiệp, từ góc độ bảo vệ an ninh sâu hơn nhờ tranh thủ được thời gian.
4. Tiếp cận dịch vụ bảo mật có tính phòng thủ cao
Bảo vệ an ninh mạng hàng ngày có thể có tác dụng phòng thủ nhất định chống lại một số cuộc tấn công DDoS quy mô nhỏ, nhưng nếu bạn gặp phải một cuộc tấn công DDoS gây ngập lụt quy mô lớn, cách trực tiếp nhất là truy cập vào dịch vụ phòng thủ DDoS chuyên nghiệp và ẩn IP nguồn để bảo vệ lưu lượng tấn công.
Ngoài ra, nên thường xuyên thực hiện vệ sinh thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường của máy chủ doanh nghiệp.
Các cuộc tấn công DDoS và tấn công CC rất khó phòng thủ và gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng rất lớn. Vì vậy, cần cố gắng hết sức để doanh nghiệp của bạn không bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công DDoS và CC.
Điệp Lưu

Quảng Trị: Nhiều cơ quan không phát hiện ra nguy cơ bảo mật tiềm ẩn
Theo nhận xét, đến nay nhiều cơ quan, đơn vị của tỉnh Quảng Trị chưa chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn thông tin, nên không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng, mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ thống.
">