您现在的位置是:NEWS > Thời sự
‘Người giàu cũng khóc’ được remake sau hơn 40 năm gây bão màn ảnh Việt
NEWS2025-01-18 14:44:16【Thời sự】1人已围观
简介“Người giàu cũng khóc” từng là bộ phim truyền hình được kh&a mu hôm naymu hôm nay、、
相关文章
- Soi kèo góc Al
- Bị chồng bỏ ngay sau lễ cưới vì mải gửi ảnh, nhắn tin
- Tác giả truyện tranh thành triệu phú: Giàu sụ và những quy tắc 'điên rồ'
- Sao Việt ngày 5/6: Nguyệt Hằng trẻ trung, Angela Phương Trinh nữ tính dịu dàng
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
- Thời gian đào tạo ĐH có thể rút xuống 3 năm
- Vũ Thu Phương: Không có chuyện tôi 'tác động vật lý' lên người Minh Triệu
- Hiền Hồ sở hữu xe chục tỷ, dát đầy hàng hiệu sau 5 năm đi hát
- Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
- Sao Việt 13/4: Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng dạo phố đêm bên trời Tây
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- - Chỉ có thời gian chuẩn bị vỏn vẹn chưa đầy 2 tháng, liệu top 3 hoa hậu Việt Nam có giúp nhan sắc Việt thăng hạng năm 2018?
Hoa hậu Tiểu Vy về trường cũ ở Hội An tặng học bổng, dự lễ chào cờ
Hoa hậu Trần Tiểu Vy bật khóc ngày về thăm quê nhà
Clip Trần Tiểu Vy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2018:
Play">Hoa hậu Việt Nam khó có cửa đấu trường sắc đẹp thế giới?
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển Trường ĐH An Giang là trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM
Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT xem xét hướng dẫn về thủ tục bảo đảm đơn giản, thiết thực, phù hợp với các quy định của pháp luật; chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg, ngày 30/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng năm học đầu tiên ngày 9/9/2000. Trường được xây dựng trên cơ sở Trường CĐ Sư phạm An Giang.
Trường ĐH An Giang là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ GD-ĐT, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
Trường có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra Trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong Vùng.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM xác nhận việc Trường ĐH An Giang trở thành thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM là chủ trương của ĐHQG TP.HCM và UBND tỉnh An Giang.
Như vậy, hiện tại ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có các trường thành viên gồm Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế- Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Quốc Tế, Trường ĐH An Giang, Khoa Y.
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin Trường ĐH An Giang sẽ được bán với giá 0 đồng cho một doanh nghiệp lớn. Ý tưởng này xuất phát từ một doanh nghiệp đề nghị với UBND tỉnh An Giang xin tiếp nhận, hoặc tham gia đầu tư 51% cổ phần vào Trường ĐH An Giang để đầu tư, nâng tầm và quy mô của trường. Tuy nhiên lãnh đạo nhà trường khẳng định Trường ĐH An Giang là trường công lập nên không thể nào chuyển giao cán bộ, giảng viên, công nhân viên và tài sản cho doanh nghiệp. Hơn nữa doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ý tưởng, chưa có đề án, chưa làm việc hay đề cập với trường về việc chuyển đổi, hay mua bán trường.
Lê Huyền
">Trường ĐH An Giang trở thành thành viên ĐHQG TP.HCM
-
Thay vào đó, sẽ được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.
Thông tin này được Bộ GD-ĐT đưa ra tại dự thảo Thông tư Quy định sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo thông tư, báo VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT):
Phóng viên: - Dự thảo thông tư nói rằng phạm vi, đối tượng áp dụng là giáo viên, cán bộ chưa đáp ứng trình độ chuẩn nhưng không thuộc diện thực hiện lộ trình nâng chuẩn được đào tạo theo quy định trong các cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS; trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình phổ thông cấp tiểu học và cấp THCS; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Vậy ông có thể cho biết cụ thể những đối tượng không thuộc lộ trình nâng chuẩn gồm những ai và độ tuổi ra sao?
Ông Đặng Văn Bình: Luật Giáo dục 2019 đã điều chỉnh nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non (từ trung cấp lên cao đẳng), tiểu học (từ trung cấp lên đại học), trung học cơ sở (từ cao đẳng lên đại học). Do đó, một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng trình độ chuẩn phải thực hiện việc đào tạo để nâng chuẩn theo quy định của Chính phủ. Bộ GD-ĐT đã chủ trì xây dựng Nghị định quy định lộ trình thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên để trình Chính phủ ban hành, làm căn cứ pháp lý cho các địa phương, các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục và giáo viên thực hiện.
Tuy nhiên, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn nhưng không đủ số năm công tác theo quy định để tham gia lộ trình nâng chuẩn sẽ thuộc đối tượng của Thông tư này, cụ thể gồm:
Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Hơn 40.000 giáo viên không đủ số năm công tác để tham gia lộ trình nâng chuẩn
- Vậy số giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo mà không thuộc đối tượng thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn này hiện nay trên cả nước là bao nhiêu, thưa ông?
Theo phương án đề xuất của dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, tổng số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm chiết xuất cơ sở dữ liệu ngành giáo dục ngày 10/3/2020) là: 256.492 người (công lập: 207.606 người; dân lập, tư thục: 48.886 người). Trong đó giáo viên mầm non: 87.903 người (công lập 41.021 người, ngoài công lập 46.882 người), giáo viên tiểu học: 116.846 người (công lập 115.010 người, ngoài công lập 1.711 người), giáo viên THCS: 51.868 người (công lập 51.575 người, ngoài công lập 293 người).
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Theo số liệu thống kê, có 40.259 giáo viên, cán bộ quản lý (trong đó, mầm non: 7.207 người, tiểu học: 25.171 người, THCS: 7.881người) không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo sẽ thuộc đối tượng quy định tại Thông tư quy định sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
- Nếu theo điều 3 và điều 4 dự thảo thông tư (quy định về việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo), như vậy được hiểu rằng chúng ta vẫn chấp nhận sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, thưa ông?
Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo chiều hướng tăng lên là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục phổ thông và phù hợp với xu thế về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo đó, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý trước đây đã đạt chuẩn, nay theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì chưa đáp ứng trình độ chuẩn. Nhưng trên thực tế, đa số giáo viên, cán bộ quản lý thuộc diện này đều là những giáo viên có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm, nhiều người là giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi và đang thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, quản lý trong các cơ sở giáo dục.
Những giáo viên, cán bộ quản lý này tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, phương pháp dạy học mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thưa ông, tại sao đối tượng của thông tư chỉ là giáo viên mầm non, tiểu học và THCS mà không có giáo viên THPT?
Theo quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, giáo viên THPT vẫn giữ nguyên trình độ chuẩn được đào tạo như quy định của Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi 2009. Vì vậy, Thông tư này nếu được thông qua và ban hành chỉ áp dụng đối với giáo viên của các cấp học có thay đổi về quy định trình độ chuẩn được đào tạo tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng - Theo dự thảo thông tư, giáo viên trong 2 năm liên tiếp liền kề với năm thông tư có hiệu lực thi hành nếu có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác cho đến khi nghỉ hưu. Ông có thể cho biết những việc làm khác mà giáo viên có thể phải điều chuyển sang gồm những gì?
Những giáo viên này tùy vào điều kiện thực tế của từng trường mà có phương án bố trí, sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác như: phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện, giáo vụ, văn thư, thủ quỹ.
- Nếu dự thảo này được thông qua và thông tư được ban hành, những giáo viên trong diện đối tượng áp dụng liệu có gặp khó khăn trong việc đáp ứng hay không, thưa ông?
Dự thảo Thông tư không đưa ra quy định đạt chuẩn mới mà đưa ra những quy định đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo (theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019) nhằm duy trì sự ổn định (cả về chính sách) đối với đội ngũ nhà giáo đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành giáo dục. Bởi hầu hết những giáo viên này đều có thành tích và kinh nghiệm công tác (chỉ có trình độ chuẩn được đào tạo là chưa đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019) nên những giáo viên, cán bộ quản lý thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này theo tôi sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
Dự kiến bố trí giáo viên 2 năm liên tiếp không đạt chuẩn sang làm việc khác
- Những giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo (không thuộc đối tượng thực hiện lộ trình nâng chuẩn) có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt, không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị bố trí việc làm khác.
">Hơn 40.000 giáo viên vào diện “nếu 2 năm liền không đạt chuẩn sẽ phải sang làm việc khác”
Nhận định, soi kèo Farense vs Benfica, 03h15 ngày 15/1: Không có cơ hội cho chủ nhà
- Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, kể từ ngày 21/5, Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và cư trú Nhật Bản sẽ áp dụng cơ chế đặc biệt cho phép các thực tập sinh đã hoàn tất hợp đồng 3 năm, du học sinh đã tốt nghiệp mắc kẹt tại Nhật Bản do dịch Covid-19 được kéo dài thời hạn cư trú thêm 6 tháng.
Lý do là bởi, trong thời gian qua, cơ quan này đã cho phép người có tư cách cư trú trung - dài hạn gặp khó khăn trong việc về nước được tiếp tục cư trú trong thời gian chờ xuất cảnh với tư cách Cư trú ngắn hạn (90 ngày) hoặc Hoạt động đặc định (3 tháng).
Tuy nhiên, trước tình trạng nhiều người nước ngoài tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu xếp chuyến bay về nước, Tổng Cục quản lý xuất nhập cảnh và cư trú đã quyết định cho phép người có tư cách cư trú trung - dài hạn được chuyển đổi thành tư cách Hoạt động đặc định (6 tháng).
Như vậy, đối với những người đã hết hạn tư cách cư trú trung - dài hạn đang được cư trú với visa dưới 3 tháng, cơ quan này cho phép cấp tư cách cư trú Hoạt động đặc định (6 tháng) tại lần đăng ký xin gia hạn tư cách cư trú tiếp theo.
Du học sinh mắc kẹt tại Nhật Bản do Covid-19 được ở thêm 6 tháng (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng cho phép các du học sinh gặp khó khăn về nước có nguyện vọng đi làm được phép làm bán thời gian trong vòng 28 tiếng/tuần.
Trước đó, ngày 19/5, nước này cũng đã thông qua “Dự án trợ cấp khẩn cấp hỗ trợ học sinh, sinh viên” bằng khoản trợ cấp khẩn cấp tiền mặt dành cho những học sinh, sinh viên, bao gồm cả du học sinh có thu nhập từ làm việc bán thời gian bị giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đến 21/5, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản quyết định chủ trương cân nhắc mở rộng đối tượng được nhận trợ cấp đặc biệt, trong đó có các thực tập sinh, du học sinh người nước ngoài bị mắc kẹt tại Nhật Bản sau khi nhận được nhiều ý kiến xoay quanh việc bỏ sót nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do không đáp ứng điều kiện về đăng ký cư trú.
Định mức trợ cấp đối với học sinh, sinh viên có gia đình không thuộc đối tượng nộp thuế cư trú sẽ được hỗ trợ 200.000 yên. Học sinh, sinh viên không thuộc đối tượng trên được hỗ trợ 100.000 yên.
Thúy Nga
Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố tiêu chuẩn mở cửa lại trường học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản, ông Hagiuda Koichi cho biết dự kiến trong tháng này, Chính phủ sẽ công bố các tiêu chuẩn mở cửa lại trường học.
">Du học sinh mắc kẹt tại Nhật Bản do Covid
Chịu thiệt, nhiều giáo viên tiếng Anh dễ dứt áo ra đi
- Tối đa hóa thời lượng sử dụng tiếng Anh
Đối với sự phát triển khả năng thông thạo tiếng Anh, trường EMASI đã đặt trọng tâm vào việc phát triển năng lực song ngữ Anh - Việt qua chương trình tiếng Anh Cambridge từ Vương quốc Anh. Thời lượng sử dụng tiếng Anh được tối đa hóa, lên tới 40% tổng thời gian học tập. Ở khối Mẫu giáo, thời lượng các em được tiếp nhận tiếng Anh lên tới 50%. Ở phạm vi ngoài giờ học, trong các giờ sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, tiếng Anh cũng được thầy cô khối Quốc tế và học sinh được sử dụng để làm việc và giao tiếp như một ngôn ngữ chính thức.
Không chỉ trong giờ học, môi trường tiếng Anh được mở rộng đến tất cả không gian trong trường. Điều này được triển khai thông qua Phương pháp dạy và học theo dự án (project-based learning) mà trường đang triển khai.
Mở rộng không gian học tiếng Anh
Một trong những nhân tố quan trọng trong việc tăng hiệu quả tiếp thu tiếng Anh là bối cảnh. Bởi có bối cảnh, người học sẽ tiếp nhận ngôn ngữ bằng tất cả các giác quan. Không gian sử dụng tiếng Anh càng rõ và cụ thể thì việc tiếp thu ngôn ngữ càng tự nhiên.
Tại EMASI, không gian học tiếng Anh được mở rộng bên ngoài những giờ học tiếng Anh đã được chuẩn hóa. Các giờ học Toán, Khoa học, Công nghệ Thông tin hay Giáo dục Thể chất được dạy bởi các thầy cô nước ngoài giúp cho học sinh EMASI tiếp xúc với tiếng Anh một cách đa chiều: khi đang tư duy toán học, khi tìm hiểu thông tin, khi đang vận động và sáng tạo nghệ thuật.
Việc tiếp xúc với tiếng Anh trong môi trường thực tiễn giúp học sinh tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên Việc mở rộng không gian học tiếng Anh giúp học sinh EMASI biến tiếng Anh thành một năng lực ngôn ngữ, giúp tương tác và kết nối trong những môi trường đa dạng khác nhau thay vì nhìn nhận tiếng Anh như một môn học thông thường. Và điều đó tạo điều kiện để các em có thể bắt đầu sử dụng tiếng Anh thành thạo thông qua phương pháp học theo dự án.
Học theo dự án và tiếp cận tiếng Anh đa chiều
Về chiều sâu, học sinh EMASI được phát triển năng lực tư duy bằng tiếng Anh thông qua sự kết hợp của Phương pháp học theo dự án và phương thức tiếp cận: Một chủ đề, nhiều môn học.
Khi chủ đề “Đi quanh thế giới - Tìm hiểu văn hóa” được giáo viên khối Quốc tế thống nhất và triển khai, bắt đầu từ môn học Thư viện, học sinh được đọc sách tiếng Anh để tìm hiểu thông tin về các nền văn hóa khác nhau. Đến giờ Toán, học sinh tiếp tục học lịch sử thế giới được lồng ghép thông qua việc tính toán và nhận biết các đơn vị tiền tệ cổ.
Học sinh EMASI tương tác với giáo viên tại giờ học Thư viện Đến với môn Công nghệ Thông tin, học sinh sẽ được học cách tra cứu, kiểm định thông tin trên mạng với những chủ đề văn hóa thế giới với những nguồn tài liệu chính thống. Những kiến thức về chủ đề đó sẽ tiếp tục được truyền tải qua các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thông qua nhận biết và cảm thụ âm nhạc hội họa của phương Đông và phương Tây.
Khi có sự kết nối về chủ đề, học sinh không chỉ học về kiến thức mà còn được thực hành, học qua xử lý thông tin và qua cảm nhận, học cách ứng dụng những kiến thức vào trong thực tế. Và vì các em sử dụng tiếng Anh để học, để tự tin giao tiếp với thầy cô và thuyết trình dự án, để mở cánh cửa tri thức khám phá thế giới, các em không còn cảm thấy nhàm chán hay khó khăn khi học tiếng Anh, vì việc học giờ đây đã trở nên thú vị và sống động trong suốt thời gian tại trường.
Trải qua quá trình học tập tại môi trường EMASI, sự dè dặt ban đầu khi giao tiếp bằng tiếng Anh của các em học sinh được chuyển thành sự tự tin và cởi mở. Bởi trong môi trường học qua dự án và tương tác liên tục với các thầy cô nước ngoài, các em đã tiếp xúc và tiếp thu những điểm mạnh của văn hóa phương Tây.
Tương tác với các giáo viên người bản xứ, học sinh EMASI tiếp nhận các điểm mạnh của văn hóa phương Tây Gấp sách lại, việc học tiếng Anh của các học sinh EMASI chưa kết thúc. Các em vẫn tiếp tục học và bổ sung nền tảng tiếng Anh thông qua những không gian học tập khác nhau trong trường: thông qua các dự án, tại giờ Toán học, giờ Âm nhạc và Hội họa, Kịch nghệ, Thư viện trường,… Để từ đó mỗi ngày đến trường, năng lực tiếng Anh của các em lại được trau dồi.
Khi tiếng Anh đã trở thành một năng lực ngôn ngữ nội tại, các em học sinh EMASI có thể tự tin trở thành một công dân toàn cầu, từ đó sẵn sàng hội nhập quốc tế mà không bị bất kỳ một rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, hay kỹ năng.
EMASI là hệ thống trường song ngữ quốc tế dành cho các em học sinh từ Mẫu giáo đến THPT tại hai cơ sở EMASI Nam Long (quận 7) và EMASI Vạn Phúc (Thủ Đức) với mô hình giáo dục hiện đại, cơ sở vật chất chuẩn quốc tế và đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. Để tìm hiểu thêm về trường, phụ huynh truy cập website: www.emasi.edu.vn hoặc liên lạc tới email [email protected]; điện thoại 1800 599 918
Lệ Thanh
">Trường EMASI: Gấp sách lại, trẻ học tiếng Anh ở thế giới xung quanh