您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
NEWS2025-02-05 08:41:50【Thời sự】4人已围观
简介 Hư Vân - 03/02/2025 11:50 Kèo vàng bóng đá bao the thao 24hbao the thao 24h、、
很赞哦!(49)
相关文章
- Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- Dân làng góp tiền cho đi học, nam sinh từ chức giám đốc, về quê báo ơn
- Chương trình giáo dục tiểu học sẽ khác chương trình hiện hành thế nào
- Hà Nội chấn chỉnh việc gợi ý học sinh kém chuyển trường
- Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
- Phát hiện máy tính bị chèn mã độc đào “tiền ảo” nhờ tiếng quạt CPU
- Sharon Stone khoe sắc vóc đỉnh cao tại Cannes ngày 7
- Danh sách các trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Napoli, 2h45 ngày 3/2: Trở ngại lớn
- Tranh cãi vụ người chết vẫy tay từ trong quan tài
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
- 400 suất học bổng từ quỹ “Cho em đến trường” được trao tặng đến các em học sinh hiếu học Đồng Nai vào ngày 11/11/2017.
Quỹ học bổng“Cho em đến trường” hướng đến những học sinh nghèo vượt khó học giỏi nhằm mục đích chia sẻ những khó khăn và khích lệ tinh thần cho các em trên đường tìm kiếm tri thức được Công ty Ajinomoto Việt Nam bắt đầu khởi xướng từ năm 2003.
Tại buổi lễ, 400 suất học bổng đã được trao tặng đến các em học sinh hiếu học tỉnh Đồng Nai Năm nay, Công ty Ajinomoto Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai trao tặng 200 suất học bổng các học sinh nghèo hiếu học các trường THCS và THPT tại Đồng Nai với tổng trị giá là 220 triệu đồng cùng cặp sách và sản phẩm của công ty. Đây là lần thứ 14 lễ trao học bổng “Cho Em đến trường” được tổ chức cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ba doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Đồng Nai là công ty Quadrille Việt Nam, công ty Kuhera Việt Nam và công ty gas Việt Nhật cũng đóng góp vào Quỹ Học bổng Cũng trong dịp này, 3 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là Công ty Cổ phần Gas Việt Nhật, Công ty TNHH Quadrille Việt Nam và công ty TNHH Kureha Việt Nam cũng đã đồng hành cùng Quỹ học bổng “Cho em đến trường” trao tặng 200 suất học bổng với tổng trị giá 220 triệu đồng cho các em học sinh nghèo.
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc công ty Ajinimoto Việt Nam phát biểu tại buổi lễ Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: “Chúng tôi tin rằng một công ty sẽ khó tăng trưởng nếu thiếu vắng sự phát triển bền vững của địa phương. Trong đó, giáo dục chính là gốc rễ của sự phát triển ấy. Quỹ Học Bổng “Cho em đến trường” do công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng đến nay đã được duy trì và phát triển qua 14 niên học. Chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành cùng Hội Khuyến Học Đồng Nai trao tặng học bổng đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hy vọng những suất học bổng này sẽ hỗ trợ phần nào những khó khăn hiện tại của các em từ đó có thể động viên, giúp các em tự tin vươn đến một tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và giúp ích cho gia đình, xã hội.
Song song hoạt động trao học bổng thường niên cho học sinh nghèo hiếu học, trong những năm qua, Công ty Ajinomoto Việt Nam cũng xây dựng và trao tặng nhà nhân ái, nhà tình nghĩa trên cả nước.
Cùng với đó, Công ty Ajinomoto Việt Nam đang nỗ lực triển khai dự án “Bữa ăn học đường” với mục đích cải thiện chế độ dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học. Dự án “Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam” (VINEP) mà công ông ty đang phối hợp thực hiện cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Bộ Y tế cũng là một hoạt động ấn tượng.
Dự án thiết lập các chương trình đào tạo cử nhân dinh dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng y tế lớn trên toàn quốc và xây dựng hệ thống quy định, chính sách liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Minh Tuấn
">Trao 400 suất học bổng ‘Cho em đến trường’ cho HS Đồng Nai
Toàn Shinoda và Anh Thư ở sân trường cấp 3 Với những lời lẽ thân mật, gần gũi, Anh Thư hồi tưởng lại thời gian trong sáng với Toàn Shinoda trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và khoảng thời gian anh đi du học.
Hai người đã có một khoảng thời gian rất vui vẻ nhưng rồi, vì những hiểu nhầm, hiềm khích, cô đã chọn cách rời xa anh "bất chấp anh cố gắng cứu vãn điều đó".
Và trong mắt cô, Toàn Shinoda không phải là một hot vlogger được đông đảo bạn trẻ biết tới mà cô nhớ tới anh với biệt danh Toàn Chim Xanh hay Trần Vũ Toàn mà cô từng biết. Và anh trong mắt cô là "Anh của những trầm mặc, lặng lẽ, đa cảm và dịu dàng, có lẽ nhiều người không biết đâu. Nhưng có lẽ như vậy lại hay, em có thể giữ những điều đó cho riêng mình" .
Dưới đây là trích nội dung bức thư:
“Anh à!.
Đây chắc là cơn ác mộng lâu nhất, đáng sợ nhất em đã từng trải qua trong đời. Mãi mà không làm sao tỉnh dậy khỏi giấc mơ quái ác này được. Ngày hôm qua đến và đi như một đám mây mù. Em thậm chí không định hình rõ mặt nhiều người quen, không nhớ được đã làm những việc gì, và làm thế nào em đã vượt qua nó để đến được với ngày hôm nay.
Từ cái giây phút định mệnh ấy, 1:05 phút sáng ngày 25/07/2014, lúc em nhận được tin nhắn báo tin dữ, cho đến bây giờ, 12:42 phút sáng ngày 29/07/2014, là 4 ngày đã trôi qua, 4 ngày dài như cả thế gian, và trong 4 ngày ấy, em ngủ được tất cả là 7 tiếng.
Hôm nay em qua nhà anh, ở đấy 2 tiếng nói chuyện với mẹ anh, nghe mẹ anh kể chuyện. Nhiều các cô chú bác trong xóm, trong ngõ, ở cơ quan bố mẹ anh đến thăm anh lắm. Nhà không lúc nào vắng người tới thăm, nên em vào bếp ngồi trò chuyện với mẹ anh cho đỡ phiền khách khứa. Em nhìn mà thương bố mẹ anh nhiều lắm anh ạ.
Nhưng mẹ anh kiên cường và bản lĩnh lắm, toàn động viên mọi người, động viên em thôi. Đó là vì mẹ rất thương anh đấy anh biết không, mẹ muốn anh lên đường thật nhẹ nhàng, thanh thản. Em qua đúng lúc nhà anh đang phải làm cơm, dọn đồ, rất nhiều công việc, mọi người tất bật không dừng. Nên em cứ không ngồi yên được, cứ đứng lên ngồi xuống, xin mẹ anh cho em làm đỡ mọi người việc gì đó, mà không ai cho em đụng vào cái gì cả, cứ bắt em ngồi yên thôi.
Mãi em mới vớ được quả bưởi trên bàn, em bảo mẹ anh là để cho em gọt, lát nữa mọi người ăn tráng miệng. Thế là cũng được phát cho con dao với cái đĩa, rất là đàng hoàng. Thế nhưng mà chẳng hiểu làm sao em đã gọt xiêu gọt vẹo thế nào, mà tan nát cái quả bưởi luôn. Lúc làm xong lên đĩa trông không còn ra hình thù gì cả, em phải bày biện theo kiểu một đĩa nộm, trông cho nó vớt vát. Mà bổ bưởi đối với em, là việc em có thể làm trong lúc ngủ, nhắm mắt cũng làm ngon lành đấy, anh có biết không. Anh về trêu em, kéo tay em phải không?.
Mấy hôm nay em ngồi xem lại ảnh cũ, đọc lại những bức thư cũ, nhớ lại những chuyện cũ của mình nhiều. Em thấy vừa vui lại vừa buồn rằng báo chí ầm ĩ kia, những người nổi tiếng kia, cộng đồng rộng lớn kia, đăng status cho anh, nói về anh. Cũng mừng, vì có lẽ đó là điều anh sẽ muốn, mọi người quan tâm đến anh, nhớ đến anh, ghi nhận những thành tựu của anh. Bởi vì có một sự thật không thể chối cãi, rằng anh đã gây ảnh hưởng lớn lao đến không biết bao nhiêu tâm hồn trẻ trên đất nước này.
Nhưng em cũng buồn, ngậm ngùi vì trong những xót thương ầm ĩ và khoa trương ấy, có mấy người thực sự hiểu anh, có mấy người biết đến, không phải Toàn Shinoda, mà là Toàn Chim Xanh, Trần Vũ Toàn mà em đã biết.
Người ta biết đến anh của sự đa tài, hoạt bát, vui nhộn, nổi tiếng, trong ánh hào quang của trăm ngàn người hâm mộ. Còn em biết đến anh là cậu bé gặp em lần đầu trong một lớp học thêm, đã ngay lập tức hỏi xin em ngụm nước, là cậu bé bao lần mang đàn guitar xuống phòng học trống tầng 2 đệm đàn cho em hát When the children cry, là chàng trai đã bao lần nắm tay em ngồi trên những bậc thềm vắng nghe em tâm sự những chuyện sâu kín nhất, là chàng trai đã thức trắng một đêm viết hơn hai mươi trang “Nhật ký” trong quyển sổ gửi cho em trước khi em lên đường đi du học.
Anh của những trầm mặc, lặng lẽ, đa cảm và dịu dàng, có lẽ nhiều người không biết đâu. Nhưng có lẽ như vậy lại hay, em có thể giữ những điều đó cho riêng mình.
Kỷ niệm thì rất nhiều, và em cũng không muốn kể hết ra. Em biết anh vẫn còn nhớ cả thôi, chỉ có em có lẽ là vô tâm và quên đi nhiều. Hôm trước bay về đến Hà Nội, em lao vào lục tìm quyển Nhật ký anh đã viết cho em như “điên dại”. Cái suy nghĩ có thể nó đã thất lạc khi em dọn đồ từ Mỹ về Việt Nam khiến em lạnh người hoảng sợ, cứ thế mà lôi hết các ngăn kéo, vứt đồ đạc ra đầy sàn, chỉ để tìm quyển sổ màu xanh đó.
Rồi cuối cùng cũng thấy, nó vẫn nằm ngay ngắn trong ngăn bàn thứ 3 bên phải của em. Đó là một quyển sổ có mật mã khóa, và tất nhiên là em không thể nhớ được 8 con số đó là gì. Thế là đành phá khóa để mở ra. Vậy mà anh dám viết trong đó:
"...Nhưng rồi một sớm mai khi bạn tỉnh dậy, nhìn thấy cuốn sổ này và không thể mở nó ra được nữa, thì có lẽ bạn đã quên tôi rồi. Lúc đó đừng cố gắng nữa: bởi chính nó đã lựa chọn không cho bạn mở ra. Hãy mang nó đến thả xuống một dòng sông; và hãy cầu cho nó đến cái nơi mà nó thuộc về, một nơi xa xăm nào đó, khi mà thời gian ngừng trôi."
Ừ đấy, em không thể nhớ được mật mã, nhưng em nhất định vẫn cứ phải mở nó ra đấy. Bởi vì em làm sao mà quên anh được hả đồ hâm? Chẳng có thả sông thả biển gì cả, nó sẽ ở bên cạnh em mãi mãi. Vì sao em phải làm theo mấy lời sến súa của anh chứ? Anh cũng đã không giữ lời hứa với em kia mà, lời hứa rằng anh sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Vậy nên em sẽ cứ phá khóa, mở sổ ra đọc và giữ mãi thôi.
Thế giới có bao giờ là màu hồng, tình bạn của chúng mình cũng đã pha những mảng màu buồn bã vì hiểu nhầm, vì những nhỏ nhen, tranh cãi, hiềm khích... Em có lẽ cũng đã rời xa anh nhiều hơn một lần, bất chấp anh cố gắng cứu vãn điều đó.
Rồi cứ thế, những áp lực, trách nhiệm và cả những tham vọng, hoài bão của chính chúng ta kéo mình ra xa nhau hơn. Nhưng đằng sau, sâu hơn tất cả những vụn vỡ đó, em hy vọng anh luôn hiểu rằng, trong tim em luôn chỉ lưu giữ lại hình ảnh cậu bé gầy gò ôm cây đàn guitar luôn hát cho em nghe mà thôi.
Đồ hư hỏng, sao lại bắt em phải đặt chuyến bay về nhà để mặc đồ đen toàn thân và khóc lóc rũ rượi như vậy hả?. Ngồi trên máy bay, người ta đưa khay đồ ăn trước mặt em còn chẳng biết. Kéo vali ra khỏi nhà thì quên tùm lum đủ mọi đồ đạc. Nhưng chắc anh biết lỗi, sửa sai, nên chiều nay em bay về Sài Gòn, cả chuyến bay trời đẹp, em vừa kéo được vali vào nhà xong thì trời nổi gió lớn, đổ mưa như trút. Để xem xét có hết giận không nhé.
Trong những trang cuối của Nhật ký, anh đã viết cho em rằng: "Tôi có thể là một cơn gió thoảng qua đời bạn; nhưng bạn là một bông hoa dừng trước mặt tôi. Và dù nó có đi đâu đi chăng nữa, thì hương thơm ấy đã đọng lại trong người tôi và sẽ mãi ở đó”.
Thật sự em không hiểu vì sao ngày xưa điểm phẩy Văn của anh lại có thể kém được. Hình như chỉ ngấp nghé 6.5? Viết lách như thế này cơ mà. Giờ quay lại cho thầy Thái, cô Tú Anh đọc, xem có xiêu lòng không.
Nhưng mà thật sự, Toàn à?. Anh không phải là cơn gió thoảng qua đời em đâu. Anh là một trong số rất ít người đã thực sự chạm được tới trái tim em, đã nhìn thấy những góc trong con người em mà không bao giờ có ai khác thấy được. Một góc của em, đã chết theo anh rồi anh ạ. Cho nên đừng có bao giờ hờn dỗi vớ vẩn nữa nhé. SI chúng mình, chẳng bao giờ có đứa nào quên anh đâu.
P/S: Em sẽ làm bánh mời anh về ăn, nhưng mà nhất quyết không làm bánh mỳ bơ đường đâu nhé, ai lại thích cái món gì đâu ăn thấy gớm!”.
(Theo Khám phá)
">Bức thư xúc động của bạn gái cũ gửi Toàn Shinoda
Hyoyeon của nhóm SNSD bị bắt giữ. Ngoài Hyoyeon (thành viên nhóm SNSD), khoảng 30 nghệ sĩ và nhân viên của chương trình như: Bomi (Apink), phát thanh viên Choi Hee, cựu thành viên I.O.I Lim Na Young… cũng nằm trong danh sách. Ê-kíp ở lại một khách sạn địa phương, chờ chính quyền làm việc.
Một nguồn tin tiết lộ các nghệ sĩ bàng hoàng vì sự việc xảy ra bất ngờ. Họ càng lo lắng vì không biết lý do mình bị giam giữ là gì. "Tổ sản xuất không chia sẻ hay nói rõ nguyên nhân khiến các diễn viên hoang mang. Mọi người đều mong sớm rời khỏi đây trong thời gian sớm nhất", một nhân viên nói với hãng truyền thông.
Tối 26/4, các nghệ sĩ được trả hộ chiếu, được phép rời nơi giam giữ. Họ nhanh chóng đặt chuyến bay sớm nhất về lại Hàn Quốc, dự kiến đáp Sân bay Incheon trong sáng 27/4.
Vụ việc các nghệ sĩ bị giam giữ ở Bali thu hút sự chú ý của truyền thông châu Á. Hàng triệu lượt tìm kiếm, bình luận xoay quanh chủ đề được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội. Cộng đồng mạng mong sự việc sớm được giải quyết ổn thỏa. Nhiều ý kiến cũng lên tiếng chỉ trích ê-kíp đài KBS vì tác nghiệp không xin giấy phép, khiến lịch trình và danh tiếng của nghệ sĩ bị ảnh hưởng.
Pick Me Trip in Balilà chương trình thực tế về du lịch, trong đó các khách mời được tham gia trải nghiệm, làm nhiệm vụ để giành phần thưởng. Chương trình dự kiến lên sóng vào tháng 5.
Kim Hyoyeon (còn được biết đến với nghệ danh Hyoyeon) sinh năm 1989 tại Incheon, Hàn Quốc. Năm 2007, cô ra mắt với tư cách là thành viên của nhóm nhạc nữ Girls' Generation (SNSD).
Hyoyeon được xem là ‘cỗ máy nhảy’ của SNSD nhờ kỹ năng vũ đạo điêu luyện, thần thái sân khấu cuốn hút khi trình diễn. Ngoài album với nhóm, cô từng ra mắt các sản phẩm solo như: Mystery, Wanna Be, Sober, Punk Right Now, Badster, Second.
Nghệ sĩ từng đến Việt Nam nhiều lần để du lịch và biểu diễn. Ngoài hoạt động âm nhạc, Hyoyeon còn tham gia nhiều chương trình truyền hình, web drama và các sự kiện khác. Cô được yêu mến bởi tính cách vui vẻ, năng động và luôn tràn đầy năng lượng.
MV 'Wannabe' của Hyoyeon
Thúy Ngọc
'Nữ thần nhan sắc' YoonA nhóm SNSD sở hữu khối tài sản gần 600 tỷ"Nữ thần nhan sắc" xứ Hàn tích lũy khối tài sản khủng ở tuổi 31 nhờ tiền lớn với tư cách thành viên nhóm nhạc nữ SNSD và thu nhập từ phim truyền hình Hàn Quốc cùng hợp đồng quảng cáo với các thương hiệu.
">Hyoyeon (SNSD) bị bắt giam vì quay phim trái phép
Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Hai, xác nhận thêm một ổ dịch bạch hầu xuất hiện tại xã Trà Vân, huyện miền núi cao Nam Trà My, và đã có 1 học sinh tử vong nghi do nhiễm dịch bệnh nguy hiểm này…
Sáng hôm nay (11/10), Sở Y tế Quảng Nam cho biết ngày 29/9 đã nhận được thông tin từ TTYT huyện Nam Trà My về một số trường hợp mắc bệnh nghi bạch hầu tại Trường Tiểu học Trà Vân, huyện Nam Trà My.
Các y bác sĩ đang khám bệnh cho người dân vùng dịch bạch hầu tại xã Trà Vân, Nam Trà My
Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo TTYT Dự phòng tỉnh, TTYT huyện Nam Trà My cùng với Trạm Y tế xã đến Trường Tiểu học Trà Vân, nơi xác định là ổ dịch bạch hầu xuất hiện để khoanh vùng xử lý.
Qua điều tra dịch tễ và khám đã ghi nhận có ổ dịch nghi bạch hầu tại Trường Tiểu học xã Trà Vân với 7 trường hợp mắc bệnh với các dấu hiệu sưng hạch cổ và có giả mạc hầu họng, đã lấy 10 mẫu dịch ngoáy họng gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm sơ bộ của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy tất cả ca nghi ngờ đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Trong đó, 2 ca mắc ngày 27/9 (phát hiện ngày 29/9), 5 ca ngày 30/9 (phát hiện 2 ca ngày 2/10 và 3 ca ngày 3/10).
Các trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi, trong đó 6 ca đang điều trị tại bệnh viện huyện Nam Trà My, hiện nay đáp ứng với điều trị, tiến triển tốt.
Riêng ca bệnh Hồ Bảo Phúc (sinh ngày 1/4/2009) phát bệnh ngày 27/9, vào TTYT huyện Nam Trà My 10h sáng ngày 29/9, được điều trị tích cực nhưng đến ngày 1/10/2017 bệnh trở nặng và được chuyển đến Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam, sau đó chuyển Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng trong ngày. Đến 12h ngày 3/10, bệnh nhi tử vong do biến chứng viêm cơ tim.
Theo Sở Y tế Quảng Nam, ngoài 7 ca phát hiện, đến nay chưa phát hiện thêm ca mắc/ nghi mắc bệnh bạch hầu khác.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Sở Y tế triển khai các đoàn công tác kiểm tra, giám sát, khống chế tình hình dịch bệnh. Hiện đã có 3 đội chống dịch gồm 4 bác sỹ, 4 y sỹ, cùng với lực lượng y tế xã, YTTB xã Trà Vân bám sát địa bàn thực hiện các hoạt động chống dịch.
Trước đó, vào tháng 1 và tháng 5/2017, tại hai huyện Phước Sơn và Tây Giang (Quảng Nam) cũng xuất hiện ổ dịch bạch hầu khiến 5 người tử vong.
Vũ Trung
">Một học sinh tử vong vì nghi nhiễm bạch hầu
Học sinh phải đóng tiền xây dựng… nông thôn mới
- - Trần Thị Quỳnh Anh sinh năm 1992, là giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Trưng Vương, Quận 1, TPHCM.
Trước khi gặp Quỳnh Anh ngoài đời, tôi vào trang cá nhân của cô giáo trẻ này và… sững sờ trước những tấm ảnh mà cô post lên. Trông Quỳnh Anh y hệt như một cô bé cấp 3 lí lắc, xinh tươi cắp xách đến trường, chứ ít giống một cô giáo đứng trên bục giảng.
Học sinh có cảm xúc nhưng bị cố giấu, giáo viên phải khơi dậy cảm xúc thực cho các em. Ảnh: Như Sỹ Quỳnh Anh kể “Nhiều phụ huynh vào trường nhìn mình lạnh lùng lắm, rồi hỏi “Con ơi cho cô gặp...”
“Khó nhất khi một giáo viên Văn khơi gợi cảm xúc của học sinh là gì?”. “Giữa giáo viên với học sinh như có bức tường” – Quỳnh Anh mau mắn trả lời câu hỏi này.
“Học sinh nghĩ rằng cô sẽ đọc bài theo kiểu khuôn mẫu, phải viết hoành tráng lên cô mới cho điểm cao.
Nhưng mình nói rằng “Bây giờ có bao nhiêu sách giải, sách bài tập cô cũng thuộc lòng rồi, đừng viết theo cách đó nữa, cô sẽ chấm theo cảm xúc của chính các em”.
Trong giờ học, mình lồng cảm xúc vào. Từ từ rồi học sinh cũng mở lòng, rung động trở lại với môn Văn”.
Cô giáo trẻ có khá nhiều cách lồng cảm xúc. Sau dự án học văn “Tôi yêu tiếng nước tôi” đoạt giải Nhất tại Chung kết hội thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức năm 2016 là những dự án khác mà Quỳnh Anh thực hiện.
Đó là dự án “Thế giới có bao xa” về văn học nước ngoài, thực hiện với học sinh lớp 10 và lớp 11, cho học sinh mở gian hàng, thuyết trình, vượt “thử thách”, đóng kịch… để tìm hiểu về các quốc gia có tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn.
Dạy học liên môn Ngữ văn - Lịch sử, Quỳnh Anh mời các nghệ sĩ nhạc dân tộc tới trình diễn.
Học sinh được trải nghiệm cách đánh đàn, hoặc các em đọc bài ca dao nào, nghệ sĩ chơi đàn bài đó... “Học sinh có cảm xúc nhưng bị tình trạng cố giấu.
Khi học văn, đa phần các em chỉ học vẹt. Cách dạy truyền thống chưa khơi dậy được cảm xúc nơi các em”.
Một dự án mà Quỳnh Anh đang ấp ủ có tên “Người kể chuyện giấc mơ”. Dự án này “liên quan” đến Chí Phèo – nhân vật nhiều khi là… nỗi ám ảnh của học sinh cấp 3.
“Tên dự án có ý nghĩa tìm lại giấc mơ cho Chí Phèo, là giấc mơ về cuộc sống bình thường, giản dị. Mình dự định cho dựng lại một phiên tòa, để luận xem ai là người có tội lớn nhất. Học sinh sẽ đóng vai từng nhân vật, tự bào chữa, tự phán xét. Mình nghĩ rằng nếu làm tốt, học sinh sẽ nắm được tác phẩm, tự đánh giá được theo cách của các em”.
Và một cách khơi gợi cảm xúc đặc biệt khác của cô giáo Quỳnh Anh, đó là từ những đề kiểm tra. Cô nói học sinh sợ nhất đề phân tích, cảm nhận. ra đề như vậy, các em cứ lên mạng đọc thêm, rồi lấy sách này sách kia chép ra để nộp, chính cô chấm bài còn thấy vô nghĩa. Cô cho học sinh xem phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 và làm đề bài “Nói về điều kỳ diệu trong cuộc đời”…
Hay đề bài: “Con tưởng tượng mình sẽ viết một lá thư gửi đến cho Ba, Mẹ của mình nói những điều mình muốn nói, nói gì cũng được.
Cô sẽ chấm điểm cho cảm xúc thật nhất của con”…
Nhưng thực ra, Quỳnh Anh tiết lộ năm đầu tiên đi dạy cũng “Cô đọc nha, các con chép nha”.
“Bản thân mình cũng khó chịu với điều đó. Đang giảng phải dừng lại “Cô đọc này, chép vô đi”, mạch cảm xúc bị đứt quãng ngay. Chính mình còn chán nên tìm cách thay đổi. Sau này, mình nghĩ cách làm sao để các con viết được bài bằng chính lời giảng của mình. Cứ về nghĩ, đặt vị trí học sinh thích gì, thì làm điều đó cho các em. Nào là đóng kịch, nói ra cảm xúc, hay gì đó phá cách một chút, dành thời gian cho học sinh trải nghiệm. Những bài kiến thức thì ứng dụng vào thực tiễn luôn đi cho nhanh.
Ví dụ bài học về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, sao không cho phân vai? Các con hãy đóng vai một biên tập viên thời sự đi ra ngoài phỏng vấn xem như thế nào. Học về phóng sự thì cho học sinh tự đọc SGK xem định nghĩa ra sao, còn yêu cầu của mình là các con ra ngoài quay một phóng sự 5’ về một vấn đề đang nóng trong xã hội hiện nay. Sau đó, từng nhóm lên chiếu, lý giải tại sao chọn. Học kiểu như vậy, các em học sinh tự tích lũy kiến thức rồi, không cần phải khuôn mẫu.
Mọi người nhìn nghề giáo khuôn mẫu nhưng mình thấy ở đây có đất để sáng tạo. Được học một khóa của Microsoft, thấy Văn cũng “chơi” công nghệ thông tin được chứ không chỉ mấy môn tự nhiên, nên về cải tổ lại mình.
Ngày xưa mình khao khát những điều gì thì nay làm điều đó cho học trò. Với những bài ôn tập, mình không bao giờ gọi các em đứng lên trả bài mà làm các bộ câu hỏi, ứng dụng CNTT làm những trò chơi tương tác. Nhưng vẫn phải dung hòa với cách dạy truyền thống để rèn câu chữ cho học sinh”.
“Liệu khi làm các đề văn “mở tung” kia, các em có vẽ vời ra hoàn cảnh nào đó để làm bài cho… bi thảm, hoặc viết cho hay để lấy điểm cao?” – tôi thắc mắc khi Quỳnh Anh cho xem một vài bài viết của học sinh.
“Không có đâu chị. Học sinh tin cô giáo, nên các em nói thật” – Quỳnh Anh khẳng định.
Vậy làm thế nào để học sinh tin một cô giáo trẻ măng, “chém” tưng bừng trên facebook không kém gì đám trẻ?
“Lớp 10 dạy bằng tình cảm là chính, lên 11, 12, giáo viên phải dùng uy, mình nghĩ vậy đó. Mà mình thì uy gì, nhiều khi học sinh còn tưởng bạn, khi mới đi dạy bảo vệ còn không cho vào, nên em đang “quyết tử” dạy lớp 10” – Quỳnh Anh hồn nhiên chia sẻ “bài học” mà cô tự rút ra sau 5 năm đi dạy.
Còn trẻ, nên những điều cô làm với học sinh cũng rất trẻ, như “tập hợp” cả lớp đi xem phim làm quen đầu năm học, cùng nhảy flashmos với học sinh…
“Đầu năm học, mình cam kết cái gì làm cả lớp thì cô cũng là thành viên trong đó. Học sinh thấy mình đồng hành nên cố gắng”. “Lâu lâu, mình cho học sinh viết vào tờ giấy nhắn những điều nghĩ về lớp, về bạn bè, không cần phải nêu tên. Các con cũng nói thật, nói xấu người này người kia. Sau dó, mình cho người bị nói xấu phản biện, giải thích cho các bạn. Rồi các con cũng hiểu nhau hơn. Nhưng mình cũng nói rằng việc nói xấu giấu tên đơn giản lắm, thích là nói được. Nhưng vấn đề quan trọng là dám mặt đối mặt với nhau. Học sinh của mình sau đó thẳng thắn với nhau hơn, không nói xấu sau lưng nữa”. Quỳnh Anh “than” học sinh cứ gọi hoài. “Cô ơi con cần phải chia sẻ…”, “Cô ơi bạn trai chia tay con rồi”… Mình phải tôn trọng chứ không được coi đó là tình yêu trẻ con, các em sẽ tự ái. Mình phải đối xử với các em như với người lớn ngang vai. Mình phải lắng nghe, để cho nó nói, không thì nó bị áp lực quá”.
Quỳnh Anh cho biết cô quy ước với học sinh nếu ngày hôm đó bị bồ đá, hay cảm thấy mệt mỏi quá, thì nói với cô, cô sẽ cho xuống bàn cuối ngồi… nghỉ ngơi, muốn ngủ muốn chơi gì thì tùy.
“Chứ để nó ngồi học vật vờ quá cũng tội. Nhưng mình yêu cầu ngày hôm sau phải đưa tập vở đã ghi chép đầy đủ ra, nói được những vấn đề trong bài ngày hôm trước. Tức là nó phải tự tìm bạn để hỏi và ghi chép đầy đủ lại bài học. Và mỗi đứa được quyền xuống cuối lớp một lần trong năm học, chứ không phải ngày nào cũng… mệt mỏi với thế giới được”.
Cô kể có hôm thấy đứa nằm khóc, lại hỏi thì nó nói ba mẹ cãi nhau…
“Nó chia sẻ được với mình như vậy vì nó tin. Lớp mình phải có mười mấy trường hợp ba mẹ không ở chung với nhau. Hoặc có trường hợp ở chung nhưng không nói chuyện với nhau, tức là chỉ sống vì con cái... Nghe nó tâm sự mà mình cảm thấy đau thắt. Trời ơi sao nó chịu đựng được chuyện đó vậy”.
Nó viết lá thư cho mẹ, nói “Năm con lên lớp 9, gia đình mình tan vỡ, không phải tan vỡ về mặt hình thức mà tan vỡ về ước mơ và khát vọng của con”.
Nghe đau đớn khủng khiếp, tại sao một đứa trẻ như vậy lại phải chịu đựng điều đó. Nó còn sợ nói gì mẹ cũng tổn thương nên chỉ biết khóc một mình trên phòng.
Nó còn viết có những lúc sắp trầm cảm đến nơi, nhưng nếu như thế thì mẹ nó sẽ khốn đốn như thế nào, thế là nó lại tự vực mình dậy. Một đứa trẻ lớp 10 nghĩ đến những điều như vậy. Trong khi cuộc sống êm đềm, mình chả bao giờ nghĩ tới, bảo sao không thương cho được”…
Xen giữa cuộc trò chuyện của chúng tôi là hàng chục cuộc điện thoại của một cô bé, hỏi cô giáo từng ly từng tí về cách thức làm một bài thực hành vật lý…
Cô lắng nghe và kiên nhẫn giải thích, hướng dẫn qua mỗi lần em gọi.
“Học sinh thụ động lắm, thụ động tất cả mọi thứ, cứ phải dắt tay chỉ việc từng tí một” – Quỳnh Anh nhận xét. Theo cô, phụ huynh hiện nay đóng vai trò chủ động quá nhiều. “Có lần mình cho phụ huynh viết thư gửi con, có người viết là “Việc của con là học thật tốt, thế giới để ba mẹ lo”. Mình không hiểu ý cụ thể của phụ huynh ra sao, nhưng một mặt mình thấy như vậy dễ thương, mặt khác cũng thấy ba mẹ lo cho con nhiều quá. Với đa phần phụ huynh, con không cần phải làm gì hết, để ba mẹ lo cho, con chỉ việc học thôi. Điều này khiến nhiều đứa ngơ ngơ như ở trên mây. Đi về cơm để sẵn, ăn xong lên phòng học, học xong đi ngủ…”.
5 năm đi dạy, lương của cô giáo trẻ được 4 triệu đồng. “Này nhé, năm đầu về trường mình hưởng lương tập sự được 2,75 triệu đồng, năm sau lên 3,2 triệu đồng. Rồi mấy năm qua lúc thì lên lương cơ bản, khi thì được lên bậc, nên bây giờ lương của mình được 4 triệu. Mình làm thêm đủ thứ như bán trú, dạy tăng tiết... thì tổng thu nhập được gần 7 triệu đồng” – Quỳnh Anh nhẩm tính.
“Nhiều khi nghĩ trời ơi sao bèo bọt quá! Trời ơi sao… yêu nghề vậy! Nhưng cứ mỗi khi cảm thấy mất đi cái gì đó với nghề thì mình lại có học trò. Học trò dễ thương lắm. Có trường tư cũng mời mình về, họ trả lương cao chứ, nhưng mình nghĩ học sinh trường quốc tế không cần những điều sáng tạo, những điều mở ra như mình đang làm, vì ở đấy các em đã quá đầy đủ rồi. Mình chỉ nghĩ đơn giản học sinh trường công cần mình hơn nên ở lại, cứ vậy mà đi với nghề”.
Bài: Ngân Anh Ảnh: Nguyễn Như Sỹ
">Cô giáo trẻ làm rụng động trái tim học trò bằng nhiều đổi mới sáng tạo