您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Al Arabi vs Masafi SC, 19h50 ngày 6/11
NEWS2025-01-29 04:56:15【Thể thao】7人已围观
简介 Hư Vân - 06/11/2023 04:40 Nhận định bóng đá g thethao24hthethao24h、、
很赞哦!(72597)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Persiku Kudus vs Persewar Waropen, 15h00 ngày 28/1: Khách ‘tạch’
- Trả giá vì ngoại tình với thư ký, vợ đưa điều kiện 'tái hợp' khiến tôi sợ hãi
- Anh kiểm sát viên Sài Gòn nghỉ việc, khởi nghiệp với chạy bộ
- Ranh giới của team building
- Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà
- Cuối tuần đổi vị với món bánh đa trộn
- Ngày của Mẹ 2020 là ngày nào?
- Kêu gọi giới trẻ nói không với thuốc lá
- Nhận định, soi kèo Abha vs Al
- Hội trại ‘Tuổi trẻ Vietcombank
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
Đó là nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi hai vợ chồng ly thân trong thời gian qua mà tôi đã tiếp nhận tư vấn.
Khi hôn nhân có mâu thuẫn xảy ra thì vợ, chồng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Đó là thông qua hòa giải để đoàn tụ, hoặc ly hôn.
Pháp luật nhiều nước đã quy định ly thân là quyền của vợ, chồng lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân. Điều đó tạo căn cứ pháp lý cho các quan hệ tài sản, nhân thân, con cái trong giai đoạn quan hệ hôn nhân nhạy cảm này.
Còn ở Việt Nam, mặc dù chưa được quy định trong luật nhưng trong thực tế tư vấn chúng tôi thường gặp vấn đề ly thân diễn ra nhiều khi khá phức tạp. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng theo Công giáo, với giáo lý "những gì Chúa đã tác hợp thì người đời không có quyền sửa đổi" nên họ không ly hôn, mà khi mâu thuẫn xảy ra, thường chấp nhận ly thân, thậm chí là sống ly thân đến hết đời.
Phải chăng ta nên luật hóa chế định ly thân để có cơ sở pháp lý giải quyết những rắc rối trong thực tế?
Có khá nhiều lý do mà nhiều cặp vợ chồng tuy xác định không thể hàn gắn, nhưng vẫn không muốn ly hôn mà chọn cách ly thân vì họ ngại mang điều tiếng bị vợ bỏ, chồng bỏ, ảnh hưởng đến uy tín gia đình, ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng việc kết hôn của con cái, khó khăn trong chia tài sản chung…
Đôi khi có trường hợp không thể cứu vãn quan hệ hôn nhân, nhưng khi biết người kia có hạnh phúc mới thì có tâm lý "phá đám, trả thù". Khi ra Tòa, những người này viện cớ tuy vợ chồng không sống cùng một nơi, nhưng quan hệ hôn nhân của họ vẫn đang bình thường, mâu thuẫn chưa trầm trọng và họ không đồng ý ly hôn để ngăn cản người kia không được phép kết hôn với người khác và kéo dài tình trạng này vô thời hạn.
Trong khi những cặp vợ chồng này chỉ tồn tại trên danh nghĩa pháp lý, còn cả về tình cảm, lẫn tài sản đều đã rạch ròi.
Thực ra ly thân được hiểu là vợ chồng không cùng chung sống, không có quan hệ tình cảm, không thiết lập khối tài sản chung với nhau nên khi xét xử, nhiều thẩm phán vẫn xem xét đến tình trạng ly thân như là một trong những cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng đã kéo dài, không thể hàn gắn để cho họ ly hôn. Nhưng vì không được luật quy định nên ngay cả việc xác định một cặp vợ chồng đang trong tình trạng ly thân hay không cũng không dễ dàng.
Ly thân là khoảng thời gian cần thiết để các cặp vợ chồng đang mâu thuẫn nhìn nhận lại mối quan hệ từ đó cân nhắc có thể tiếp tục chung sống, hay quyết định ly hôn. Do đó, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cần bổ sung chế định ly thân với tư cách là một quyền của các cặp vợ chồng, chứ luật không khuyến khích cứ xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là ly thân.
Tuy nhiên, luật cần quy định, kể từ thời điểm ly thân, hai bên có quyền xác lập tài sản riêng để hạn chế các tranh chấp phức tạp nảy sinh sau đó. Với những cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trầm trọng, một bên cố tình níu giữ quan hệ hôn nhân bằng cách ly thân để ngăn cản người kia tìm hạnh phúc mới thì đây cũng là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét cho ly hôn dù không có sự thuận tình.
Người phụ nữ 62 tuổi kết hôn với chàng trai 26
Người phụ nữ 62 tuổi, đã có 10 đứa cháu vừa kết hôn với một chàng trai kém mình tới 36 tuổi sau một thời gian quen nhau trên Facebook.
">Bi hài ly thân: chồng kinh doanh với bồ, lúc nợ nần lại đòi vợ
- Ngày nay có rất nhiều người đã bước vào hôn nhân nói rằng nếu chồng không hoàn hảo, hay vợ quá vụng về thì tốt nhất là ly hôn để tìm người khác tốt hơn. Như vậy thì tìm cả đời này cũng khó mà có được người hoàn hảo, mà nếu có thì chưa chắc đã lấy được người ấy.
Nếu như có ai đó nói rằng hôn nhân chính là nấm mồ của tình yêu, hay hôn nhân chỉ có trong tiểu thuyết tình ái mà hai nhân vật chính đều chết ngay ở chương một thì chắc chắn đó là những người không có niềm tin vào tình yêu, vào chính người bạn đời của mình và trên hết là niềm tin ở bản thân mình.
Muốn hạnh phúc đừng mong tình yêu là màu hồng, cưới nhau rồi sẽ luôn hạnh phúc như hoàng tử và công chúa. Bởi vì hôn nhân là nơi giữa hai con người xa lạ, vì yêu mến mà đến với nhau. Nhưng mỗi người đều là cá thể riêng nên sẽ có những tính cách riêng.Trong tình yêu có sự phản bội, có vụ lợi... nhưng cũng có tình yêu chân thành, vĩnh cửu. Nếu hai người đến với nhau bằng tình yêu đủ lớn thì chắc chắn những thử thách, khó khăn đều sẽ vượt qua mà thôi.
Hôn nhân không phải là ép đối phương giống mình như bản sao, mà là cùng nhau bao dung, cảm thông cho những khuyết điểm của nhau. Đừng bao giờ đặt chân vào hôn nhân rồi nói rằng: "Tôi muốn có cái kết đẹp như truyện cổ tích". Bởi chừng nào còn có suy nghĩ như vậy thì chừng đó bạn sẽ chẳng hiểu được ý nghĩa thật sự của tình yêu.
Trong hôn nhân nếu như cả hai không cùng cố gắng thì mọi sự hợp nhau lúc ban đầu cũng sẽ thay đổi. Ai trong lòng cũng luôn có một người. Chỉ cần nhìn thấy tên của người ấy mà tim đã đập rộn ràng, chỉ cần liên hồi, chỉ cần nhìn thấy người ấy là vui mừng cười mãi không thôi. Nếu đã yêu nhau nhiều đến như vậy thì khi đã kết hôn, chung sống với nhau dù có khó khăn nào cũng nhất định phải vượt qua.
Tình yêu chính là dù cãi nhau lớn tiếng đến mấy cũng không bao giờ có ý nghĩ sẽ rời bỏ nhau mà đi. Vấn đề trong hôn nhân đó là nó thường kết thúc sau mỗi "cuộc yêu" vào ban đêm, và cần được xây đắp lại mỗi sáng trước bữa điểm tâm. Một số người chỉ ngồi và ước mơ hạnh phúc, một số người khác đứng dậy tìm cách chinh phục hạnh phúc. Trong tình yêu hôn nhân, khi ta biết hạ cái TÔI xuống, chẳng cần tranh giành đúng sai, đưa ta và bạn đời về đúng vị trí của nhau thì mọi vấn đề tự khắc bình an và thuận lợi.
Vui buồn, nhẹ nhàng hay nặng nề đều do chính bản thân mình mà ra cả. Ở trong hôn nhân cả người đàn ông và người đàn bà đều từng ôm ngực mà khóc không thành tiếng. Chỉ là có quyết tâm bỏ lại tất cả hai cùng nhau vượt qua hay không mà thôi.
Khi yêu nhau hai người có thể rất lãng mạn, mãnh liệt, nhưng khi đã là vợ chồng chỉ cần đơn giản và thực tế thôi, chữ "yêu" bây giờ chuyển thành chữ "thương" nhiều hơn… chỉ cần "bình yên nắm tay người mình yêu đi giữa nhân gian" là đủ…
Bí quyết nào khiến người đàn ông và người đàn bà sống được cùng nhau lâu đến đầu bạc răng long? Câu trả lời rất đơn giản: Đó chính là trong cuộc hôn nhân ấy cả vợ và chồng đều hiểu rằng hôn nhân vốn không hoàn hảo, ngược lại còn rất nhiều khiếm khuyết, nhưng họ đã học cách yêu đi yêu lại, chỉ duy nhất một người.
Hay nói cách khác, cuộc hôn nhân tốt nhất chính là giữa bà vợ “mù” và ông chồng “điếc”. Vợ “mù” là đôi khi nhìn thấy điều gì tiêu cực thì hãy coi như mù tạm thời. Còn chồng “điếc” là vì vợ nói nhiều quá thì coi như điếc để đỡ cãi nhau. Sau cùng chỉ cần nhớ rằng, đến cuối cùng ai sẽ là người vì mình là ở lại, ai sẽ là người dù giông bão cũng nắm chặt tay mình, để từ đó biết mà đối tốt với người bạn đời, trân quý người bạn đời. Vậy là tự nhiên hôn nhân sẽ trở nên viên mãn.
Những hành động giản dị giúp tình yêu thêm bền chặt
Tình yêu chẳng ở đâu xa mà đến từ những điều tưởng chừng như nhỏ bé, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
">Bí quyết để hôn nhân hạnh phúc là vợ 'mù' chồng 'điếc'
Chuyến đi xuyên Việt của gia đình chị Nguyễn Hồng Nhung khởi hành từ Hà Nội. Ưu tiên gọn nhẹ và “chơi chậm”
Về phương tiện trước khi lên đường, chị cho biết cần bảo dưỡng toàn bộ xe, đặc biệt là phanh, lốp, đèn, chuẩn bị bộ bơm kích dự phòng. Ngoài ra, gia đình cũng chuẩn bị sẵn các tấm chắn nắng, gối, chăn mỏng cho trẻ con ngủ trên xe khi cần.
Quần áo cho 14 ngày di chuyển là khoảng 10 bộ/ người, đảm bảo tiêu chí gọn nhẹ, thấm mồ hôi. Các dụng cụ vệ sinh cá nhân cần tính đủ cho số ngày đi. Một túi thuốc nhỏ gồm các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, men tiêu hóa, giảm đau… cũng cần được chuẩn bị sẵn.
Đặc biệt, chị Nhung chia sẻ một mẹo nhỏ để tiện cho việc di chuyển liên tục là nên chuẩn bị một balo nhỏ để sẵn 3 bộ quần áo sạch cho 3 người. Khi nhận khách sạn chỉ cần mang theo balo, vali để cố định ở xe ô tô, đỡ phải mang vác cồng kềnh.
Gia đình đặt chân tới suối nước Moọc, Quảng Bình. Đồ cho con, chị mang theo vài cuốn sách, 1-2 món đồ chơi con thích nhất, phao bơi. Các phụ kiện khác gồm có máy ảnh/ máy quay phim, mỹ phẩm, trang sức để chụp ảnh, lều trại…
Suốt chuyến đi, chồng chị Nhung là người cầm lái, vì thế để đảm bảo an toàn, theo chị cần đảm bảo một số nguyên tắc: không sử dụng rượu bia, thắt dây an toàn, không lái quá 200-250km/ ngày và không lái quá 4 tiếng liên tục.
Mang theo con nhỏ, lại đi dài ngày nên gia đình chị chủ trương “chơi chậm”: mỗi ngày chỉ chọn 1-2 địa điểm để khám phá. “Nên chơi trước 10 giờ sáng và sau 3 rưỡi chiều nếu không muốn thành ‘mực một nắng’” – chị Nhung lưu ý.
Đặc biệt, bà mẹ 2 con cho rằng nên gạt bỏ tư tưởng “chỗ này/ tỉnh này không có gì hay”. “Thường những chỗ ai cũng tưởng không hay lại… hay không tưởng” – chị cho biết.
Ăn ở “có trọng điểm”
Tắm biển ở đảo Bé, Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Về việc chọn khách sạn, chị Nhung đưa ra lời khuyên nghe có vẻ lạ, đó là không cần đặt trước bởi vì rất có thể lịch trình sẽ thay đổi. “Các gia đình nên tính toán thời gian đi hợp lý để đến nơi nhận phòng vào buổi trưa là tốt nhất, vừa đúng giờ lại được ngủ thoải mái. Trường hợp không kịp đến vào giờ trưa thì cứ thuê nhà nghỉ/khách sạn theo giờ để nghỉ cho mát mẻ. Trung bình giá nhà nghỉ 50 nghìn đồng/giờ ở đâu cũng có sẵn”.
Chị Nhung đưa tư vấn: nên ở “có trọng điểm”. Ví dụ như có những nơi đến để nghỉ dưỡng thì đặt “resort”, đến để khám phá văn hóa thì đặt “homestay”, những điểm nghỉ chân thì chỉ cần nhà nghỉ…
Về ăn uống, bà mẹ 2 con khuyên, nên ăn “có trọng điểm”, tức là đến đâu thì nên ăn đặc sản ở nơi đó. Tất nhiên, những lựa chọn này còn phụ thuộc vào kinh phí và sở thích của gia đình. “Thường thì 2 ngày nên ăn một bữa cơm cho chắc dạ và đỡ bị ngán”.
Tổng kinh phí gia đình chị chi cho chuyến đi 14 ngày là 45 triệu đồng, trong đó các chi phí “cứng” gồm: xăng xe 1 chiều 2,3 triệu đồng, phí cầu đường gần 800 nghìn đồng, vé máy bay chiều về 6 triệu đồng, phí gửi ô tô từ TP.HCM về Hà Nội 4,5 triệu đồng. Các chi phí khác tùy thuộc vào từng gia đình.
Chuẩn bị tinh thần cho con
Gia đình nghỉ chân trên đường đi từ Phú Yên đến Nha Trang. Do thường xuyên theo chân bố mẹ đi du lịch từ nhỏ nên cậu con trai 5 tuổi của chị tỏ ra rất thích thú với chuyến đi đặc biệt này.
Trước chuyến đi khoảng 1 tháng, chị thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với con về kế hoạch, kể với con về các điểm đến, cho con xem clip, hình ảnh… để con chuẩn bị trước tinh thần cũng như khơi gợi sự háo hức, tò mò của con.
Bên cạnh đó, chị cũng đặt ra các cam kết: phải ngủ trưa mới được đi bơi, xem điện thoại không quá 30 phút/ ngày… Trên đường đi, chị nói chuyện với con rất nhiều về điểm sắp đến, những thứ gặp trên đường, kỹ năng sinh tồn, đặt câu đố… Buổi tối, trước khi đi ngủ, chị luôn hỏi con “hôm nay thích gì, không thích gì, cảm thấy như thế nào…?”
Điều khiến cậu bé thích thú nhất trong chuyến đi là được ở bên cạnh bố mẹ cả ngày, được bơi lội thỏa thích và được nghe kể chuyện. “Cho đến bây giờ, cu cậu vẫn còn nhắc đến chuyến đi, thậm chí còn đang nuôi dưỡng ước mơ xa hơn là được đi… xuyên nước Mỹ”.
Nếu bạn có những trải nghiệm về các chuyến du lịch tự túc, hãy chia sẻ với VietNamNet theo địa chỉ [email protected]. Ban biên tập sẽ giữ quyền chỉnh sửa và đăng tải nếu nội dung phù hợp. Trân trọng cảm ơn.">Chuyến đi để lại ấn tượng không thể quên với cậu bé 5 tuổi. Mẹ 2 con tư vấn chuyến xuyên Việt 14 ngày, chi tiêu đáng giá từng xu
Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Chủ nhà chìm sâu
Cán bộ địa phương đến nhà cô dâu động viên. Sáng 1/8, trao đổi với VietNamNet, ông Trịnh Xuân Bắc, Phó chủ tịch UBND thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk khẳng định, câu chuyện trên xảy ra tại địa phương. Sự việc xảy ra sáng 30/7. Gia đình nhà cô dâu ở Khu phố 8, thị trấn Phước An.
Trước đó, Bộ Y tế công bố bệnh nhân 448 ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk dương tính với SARS-CoV-2 khi thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 22/6 đến 17/7.
Ngày 29/7, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đắk Lắk đã ký văn bản triển khai việc giãn cách xã hội, không tụ tập quá 20 người theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ.
Hàng xóm nhà đưa bàn tiệc về nhà mình giúp cô dâu đãi khách. Ông Bắc cho biết, 5 giờ chiều cùng ngày, UBND thị trấn nhận được văn bản giãn cách xã hội của UBND tỉnh. Ngay sau đó, các cán bộ của thị trấn đi rà soát địa bàn thì nắm được thông tin, từ ngày 30/7, có 6 tiệc cưới được tổ chức. Tất cả các đám cưới đã gửi thiệp mời, đặt bàn tiệc xong.
Trong đó, tiệc cưới nhà cô dâu ở Khu phố 8 được tổ chức vào sáng ngày 30/7. Khách mời từ xa đã đến nhà cô dâu dự tiệc, chúc phúc. Rạp đã dựng, các bàn tiệc đã đưa đến, chỉ chờ đến giờ là tiến hành.
“Chúng tôi đi đến nhà người dân vận động, ai cũng đồng tình. 5 tiệc cưới được hủy, vì chưa đến ngày. Còn tiệc cưới nhà cô dâu ở Khu phố 8 thì không thể, vì quá cận giờ”, ông Bắc nói.
Ông Bắc cho biết, dù có sự cố nhưng buổi tiệc diễn ra vui vẻ, ai cũng đồng tình. Để tránh lây lan dịch bệnh và giúp người dân thực hiện tốt Chỉ thị 19, ông Bắc cùng các cán bộ, công an địa phương xuống nhà cô dâu động viên, khuyên họ nên giảm bớt bàn tiệc và khuyến khích khách chỉ đến gửi thiệp chúc mừng rồi về.
“Số bàn tiệc của khách từ xa đến thì không thể cắt giảm được. May mắn, những hộ dân xung quanh giúp nhà cô dâu đưa bàn tiệc về nhà họ ăn uống. Bữa tiệc rất vui, ai cũng đồng tình”, ông Bắc chia sẻ.
Đám cưới 2 liệt sĩ: Người thân mang di ảnh cô dâu, chú rể làm lễ
38 năm sau ngày mất, đám cưới của hai liệt sĩ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, giọt nước mắt tuôn rơi nơi khóe mắt đồng đội.
">Hàng xóm giúp cô dâu Đắk Lắk đưa bàn tiệc cưới về nhà đãi khách
- Trên một diễn đàn về tình yêu, một người đàn ông chia sẻ về câu chuyện tình cảm của mình như sau: "Tôi hiểu nói ra chuyện này tôi cũng rất suy nghĩ, và cũng đôi khi thấy xấu hổ. Nhưng quả thật tôi cảm thấy có điều gì đó ám ảnh về quá khứ của bạn gái tôi, cô ấy không còn nguyên vẹn khi đến với tôi.
Tôi xấu hổ, tôi rất cắn rứt, vì tôi cảm thấy mình thấp kém so với "tình cũ" của cô ấy cả về ngoại hình lẫn kinh tế. Anh ta cao lớn, giàu có và đến giờ vẫn chưa có gia đình. Tôi đau đớn trong một lần vô tình bắt gặp ánh mắt tiếc nuối của cô ấy nhìn như hút hồn vào xe ô tô của anh ta lúc đi ngang qua hai đứa.
Tôi không được mạnh mẽ lắm trong chuyện giường chiếu nên mỗi khi "gần gũi" nhau xong, tôi thường xem phản ứng của bạn gái để đo độ hài lòng. Nếu hôm nào cô ấy không nói gì, tay vắt lên trán, mắt trân trân nhìn trần nhà là y như rằng tôi thấy bóng ma quá khứ lại lởn vởn quanh chúng tôi. Tôi đang cảm thấy quá khó để chấp nhận quá khứ của người con gái tôi đang yêu. Tôi đang phải cố gắng để không muốn em biết tôi không chấp nhận được chuyện đó".
Với đàn ông, quá khứ của bạn gái là một quả bom chờ nổ, còn nó có nổ hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự ứng xử và mức độ trưởng thành của hai người.
Đàn ông đặc biệt quan tâm đến quá khứ của bạn gái. Người nông nổi thì gặng hỏi, thậm chí hỏi thẳng rất thô thiển: "Sao em lại chia tay với anh ấy?", còn người từng trải thì bình tĩnh chờ người yêu nói hoặc anh ta sẽ tự kể hết về mình, đó cũng là một cách để người yêu nói ra và câu chuyện của bạn sẽ lập tức được ghi vào bộ nhớ.
Nếu "vì anh ta ích kỷ, không xứng đáng" thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Anh ta chỉ ghi nhớ ba từ "không xứng đáng" để loại bỏ nguy cơ "tình cũ" của bạn gái. Nhưng nếu như nguyên nhân chia tay của bạn là "vì hoàn cảnh nên chúng em không lấy được nhau" thì tình hình phức tạp hơn nhiều. Ba tiếng "vì hoàn cảnh" kia sẽ găm vào trí não anh ta. Những chàng trai trẻ, nông nổi sẽ hỏi ngay "yêu nhau mà không vượt qua được hoàn cảnh để cưới nhau ư?". Còn người đàn ông từng trải sẽ nói: "Hết yêu rồi thì hãy coi nhau như những người bạn tốt". Hai câu nói nghe thì hoàn toàn khác nhau nhưng bản chất thì hoàn toàn giống nhau.
Với tình cũ "vì hoàn cảnh mà chia tay" của bạn gái, đàn ông mỗi người có cách ứng xử khác nhau. Người thì thẳng thừng yêu cầu bạn gái "quên ngay", người thì điềm tĩnh quan sát xem người yêu của mình ứng xử thế nào.
Nếu bạn gái vì quá nể mà giúp đỡ "tình cũ" trong công việc hoặc tiền bạc, người nông nổi sẽ giận dữ, mắng mỏ người yêu thậm tệ còn người từng trải thì nói: "Anh ta đang khó khăn, em giúp đỡ anh ấy là đúng nhưng như thế là đủ". Hai cách nói tuy khác nhau nhưng cách nói nào cũng đầy lửa bên trong.
"Tình cũ không rủ cũng tới" và đàn ông không ai xem đó là câu nói đùa.
8 lời khuyên trong giao tiếp để phụ nữ và đàn ông hiểu nhau hơn
Nói cùng một ngôn ngữ nhưng đôi khi phụ nữ và đàn ông lại không hiểu nhau. Bởi vì bộ não của 2 giới hiểu câu chữ theo một cách khác nhau.
">Tâm sự ám ảnh của đàn ông mang tên 'tình cũ' của vợ
Tôi và bạn là bạn thân hồi đại học, từng ở cùng kí túc xá với nhau. Bạn xinh đẹp, luôn học giỏi nhất nhì lớp, có nhiều hoài bão và quyết tâm.
Dù có thành tích cao trong học tập, bạn thường hay ủ rũ vì những mục tiêu chưa đạt được như có một công việc làm lương cao, có người yêu lý tưởng. Còn tôi mọi thứ đều làng nhàng, thua xa bạn, nhưng được cái tôi lạc quan, hay cười hay nói. Vậy nên, bạn thường tìm đến tôi trút bầu tâm sự vì bạn có kêu ca, than vãn thế nào tôi cũng không thấy phiền.
Từ lúc ra trường, chúng tôi đi làm mỗi người một nơi, rồi thưa dần liên lạc. Tôi chỉ biết rằng bạn đã chồng con đề huề và có công việc tốt.
Gần đây, bạn đột nhiên nhắn tin cho tôi lúc nửa đêm kêu mệt, bạn nói rằng đã từ lâu rồi, bạn không đi ngủ trước 1h sáng. Bạn đang đảm nhiệm vị trí trưởng phòng ở một tập đoàn lớn và điều hành một shop thời trang. Hai công việc này lấy đi của bạn rất nhiều thời gian và sức lực. Nhiều đêm khi bạn trở về nhà thì con đã ngủ. Nhiều cuối tuần bạn đành gác lại lời hứa đưa con đi chơi vì lịch làm việc kín mít.
Bạn kể rằng đang tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn mà tìm chưa được bởi toàn là lương thấp hơn vị trí hiện tại nên không ưng ý. Tôi khuyên bạn nên biết chấp nhận việc nhẹ thì lương không cao hoặc thu nhỏ kinh doanh lại để có thêm thời gian cho gia đình và bản thân. Bạn có vẻ không muốn buông gì hết, vì bỏ cái gì cũng tiếc công gây dựng, tiếc lợi nhuận nó mang về.
Cuối cùng tôi đành khuyên bạn vậy thì mục tiêu lớn của bạn là kiếm nhiều tiền và bây giờ bạn đang làm tốt rồi thì hãy hạnh phúc với điều đó, lấy làm động lực mà xốc lại tinh thần để làm việc vui vẻ. Nhưng bạn vẫn điệp khúc “Mình khổ quá bạn ạ!”.
Tôi không hiểu bạn khổ gì khi chồng con đàng hoàng, thu nhập chót vót. Chắc đó là nỗi khổ của người giàu mà người chưa giàu như tôi khó cảm nhận.
Tôi thì luôn quan điểm mọi thứ đều có giá của nó, muốn kiếm nhiều tiền phải "cày cuốc" cật lực hoặc đầu tư nhiều chất xám và vốn liếng. Còn làm ít thì thu nhập ít lại nhưng được thảnh thơi.
Không có gì là đúng, sai, chỉ là mỗi người nên biết hạnh phúc với những gì mình đã chọn. Người bất hạnh có kiếm nhiều tiền mấy cũng vẫn khổ, thậm chí càng trèo cao càng khổ vì họ không biết chấp nhận và thoả mãn.
Mong bão giông dừng lại sau cánh cửa…
Hôn nhân lẽ nào mãi mãi là địa ngục làm ta vùng vẫy cố thoát ra?
">Nhiều tiền mà khổ thì kiếm làm gì?