Phân tích tỷ lệ kèo hiệp 1 Colorado Rapids vs Portland Timbers, 8h30 ngày 5/7
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1 -
Trong giấy báo nợ, em H.M.N. học sinh lớp 7C, Trường THCS Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), ghi rõ hiện tại em đang nợ nhà trường số tiền 162.000 đồng, là tiền gửi xe đạp điện trong năm học 2018-2019. Lý do nợ vì "bố mẹ em không nạp". Nghệ An: Thiếu tiền gửi xe, học sinh lớp 7 phải viết 'giấy báo nợ'Ông Hoàng Minh P. là phụ huynh em N. giải thích, không phải gia đình khó khăn, không có 162.000 đồng đóng tiền gửi xe cho con mà do ông thấy "đây là khoản đóng góp vô lý".
Học sinh nợ tiền giữ xe 162.000 đồng, nhà trường gọi lên viết giấy báo nợ "Đầu năm học, chúng tôi đã băn khoăn với khoản tiền gửi xe đạp của các cháu. Bởi lẽ tiền xây dựng trường học, tiền học phí chúng tôi đều đóng đầy đủ nhưng không thấy nhà trường sửa chữa nhà để xe", ông P. nói.
Sau khi biết con và 5 bạn cùng lớp được mời lên phòng họp để viết "giấy báo nợ" tiền gửi xe đạp điện vào cuối tháng 6 vừa qua, ông P. rất bất bình.
"Chuyện nợ nần là giữa nhà trường với phụ huynh chưa thống nhất được, sao lại bắt các cháu viết giấy báo nợ như ở ngoài xã hội", phụ huynh này bức xúc.
Sau đó, vợ ông P. lên trường đóng tiền mới lấy được "giấy báo nợ" này.
Ông P. và con trai Là việc "cực chẳng đã"?
Ông Nguyễn Văn Quế - Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Tây thừa nhận có chuyện mời học sinh N. lên viết "giấy báo nợ". Tuy nhiên, N. không phải là học sinh duy nhất.
Theo ông Quế, có hơn 50 học sinh nợ các khoản học phí, tiền gửi xe đạp, xe đạp điện qua các năm. Đây là những khoản thu bắt buộc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An.
Dù đã gửi thông báo nhiều lần tới các phụ huynh nhưng nhà trường vẫn không thu được.Đến cuối năm học này, vẫn còn gần 30 học sinh chưa đóng các khoản tiền học phí, tiền dịch vụ trông giữ xe tại trường nên nhà trường đã gọi các em lên để viết giấy nợ.
Trường THCS Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An gọi học sinh lên viết giấy báo nợ "Trường chỉ mời các em viết giấy báo nợ chứ không có chuyện bắt ép. Số tiền này chúng tôi dùng để trả cho bảo vệ trông giữ xe và sửa sang lại nhà giữ xe cho học sinh. Việc mời các em viết giấy báo nợ cũng là cực chẳng đã vì không còn cách nào khác.
Giấy báo nợ giúp nhà trường tổng hợp để quản lý, theo dõi dễ hơn. Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc này lên xã, huyện và Phòng GD&ĐT", ông Quế giải thích.
Năm học 2018-2019, Trường THCS Hưng Tây có 589 học sinh, dự kiến thu được hơn 50 triệu đồng từ tiền dịch vụ trông giữ xe cho học sinh.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tối nay cho biết, sẽ cho kiểm tra lại sự việc để có câu trả lời.
Vay "nóng" 500 triệu đồng, một sinh viên treo cổ tử tự
- Một sinh viên ở TP.HCM vay nóng 500 triệu đồng được cha mẹ trả, nhưng tiếp tục lấn sâu vào trò đỏ đen và dưới áp lực nợ nần đã treo cổ tự vẫn.
"> -
Những ngày qua, cộng đồng sinh viên ở Đà Nẵng chia sẻ thông báo của một số chủ trọ ở Đà Nẵng, về việc không thu tiền phòng, giảm giá cho sinh viên, người lao động vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những chủ nhà trọ ‘đốn tim’ sinh viên mùa dịch CovidTrong số đó, có gia đình thất thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng để hỗ trợ cho người thuê trọ. Hành động ý nghĩa này được lan tỏa khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.
Một sinh viên thuê trọ được miễn tiền phòng chỉ đóng tiền điện nước trong mùa dịch Covid-19 Có 15 phòng trọ ở đường Dương Thị Xuân Qúy và số 105 đường Ngũ Hành Sơn, giá mỗi phòng là 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Viên (ngụ quận Ngũ Hành Sơn) đã không thu tiền trọ của sinh viên và người lao động đang thuê.
Theo ông Viên, hiện tại đã có khoảng 7 phòng là sinh viên về quê nghỉ để phòng dịch. Từ đầu tháng 2 đến nay, ông đã dừng thu tiền trọ đối với toàn bộ 15 phòng, với những người ở lại chỉ thu tiền điện nước.
“Những người ở lại trọ tôi chỉ thu tiền điện nước. Mấy cháu ấy nghỉ học, nghỉ làm lấy đâu tiền để nộp, vì thế tôi quyết định không thu, hồi nào các cháu ra ở lại thì tính tiền. Thời điểm dịch bệnh này gia đình của các cháu ở quê cũng vất vả, mình nên làm gì đó để giúp đỡ các cháu”, ông Viên chia sẻ.
Nhiều chủ trọ ở Đà Nẵng thông báo không thu tiền, giảm giá phòng mùa dịch Covid-19 Một mình nuôi con nhỏ và có 3 phòng đang cho thuê ở khu B16.210 Phương Trang, chị Nguyễn Thị Hồng (ngụ phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu), cho biết từ đầu tháng 3 chị không thu tiền phòng.
Nói về việc làm này, chị Hồng chia sẻ chỉ mong hành động nhỏ của bản thân lan tỏa đến những người có nhà trọ đang cho thuê, để họ mở lòng giảm tiền cho sinh viên và công nhân, vơi bớt khó khăn trong thời kỳ dịch Covid-19.
“Ở trọ tôi có một gia đình mưu sinh bằng nghề buôn ve chai, có cả sinh viên và nhân viên bán hàng. Ba hôm trước có một bạn làm tiếp thị phải nghỉ làm, đi phục vụ quán cà phê để trang trải cuộc sống. Nghĩ vậy nên tôi nghĩ mình không nên thu tiền sinh viên và người lao động thời điểm này…” – chị Hồng nói.
Chị Hồng một mình nuôi con nhỏ nhưng vẫn quyết định không thu tiền trọ Anh Nguyễn Thành Hãn (ngụ quận Hải Châu) cho biết, gia đình có 23 phòng trọ trên đường 2 Tháng 9 và khu Hòa Xuân, đang cho thuê giá 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Từ đầu tháng 2, anh Hãn đã không thu tiền phòng với những người về quê, còn người ở lại trọ để làm việc sẽ được giảm 50%.
“Hiện nay có 10 phòng là sinh viên đóng cửa về quê nghỉ vì dịch Covid-19. Những người ở lại chủ yếu là nhân viên ở các công ty, cũng có một số sinh viên đang làm thêm.
Thời điểm dịch, nhiều công ty phải đóng cửa cho nhân viên tạm nghỉ, thấy vậy nên tôi nghĩ mình nên làm gì đó. Lúc nào tình hình dịch Covid-19 ổn định sẽ thu tiền lại bình thường”, anh Hãn nói.
Hồ Giáp
Sống ở ký túc xá ĐH Kinh tế Quốc dân thời Covid-19
Sinh viên cảm thấy yên tâm hơn khi ở đây vì ban quản lý có nhiều biện pháp giúp phòng tránh dịch bệnh nghiêm ngặt như phát cồn, khẩu trang miễn phí.
"> -
Sau ly hôn vẫn được bố chồng gửi tiền cho, sự thật ngày gặp bố mới đau lòngTôi và chồng cũ gặp nhau trên mạng. Thực lòng mà nói, tôi không tin vào tình yêu trên mạng. Nhưng hồi đó, tôi vừa chia tay người yêu cũ, nên trong lòng có chút trống trải. Thời gian rảnh buổi tối tôi không biết làm gì cả để tìm quên, cho nên tôi lên mạng trò chuyện cùng người lạ. Tôi đã gặp chồng cũ của mình theo cách đó. Anh ấy tỏ ra chu đáo và ân cần, lời nói cũng ngọt ngào như mật. Vì vậy, chúng tôi đã gặp nhau.
Về sau tôi biết anh ấy lớn lên trong một gia đình đặc biệt, chỉ có cha đơn thân, và ở không quá xa tôi. Anh bắt đầu theo đuổi tôi sau lần gặp mặt, mua cho tôi nhiều món ngon, chỉ cần tôi nói mình đang thích ăn gì, anh ấy lập tức sẽ chạy đi mua dù có phải xếp hàng rồi mang đến cho tôi. Anh ấy cứ như một người bạn gái thân thiết, rất chăm chút cho tôi việc ăn uống.
Rồi chúng tôi dọn đến ở cùng nhau. Ba tháng sau khi chung sống, tôi có bầu và đám cưới của chúng tôi đã được lên kế hoạch.
Nhưng khi mẹ tôi phát hiện ra anh ấy không có mẹ, sinh trưởng trong một gia đình đơn thân, bà đã phản đối gay gắt cuộc hôn nhân của chúng tôi. Mẹ chỉ nhượng bộ khi biết rằng tôi đang mang trong mình đứa con của anh ấy.
Sau khi kết hôn, chồng tôi làm việc chăm chỉ hơn. Rồi chúng tôi có nhà riêng. Tôi sinh con trai, cả nhà rất vui và hạnh phúc. Hàng ngày chồng tôi đi làm, còn tôi thì ở nhà trông con.
Tôi đã luôn nghĩ rằng cuộc đời này của tôi thật trọn vẹn, nhưng hôn nhân của tôi đã đi chệch quỹ đạo vào năm con trai tôi lên 7 tuổi.
Ngày nào chồng tôi cũng đi sớm về muộn, thậm chí còn học thói không về nhà buổi đêm. Tôi thì không làm ra tiền, lại còn chẳng gặp gỡ ai bao giờ, chỉ quanh quẩn ở nhà, nên chúng tôi bắt đầu tranh cãi mỗi ngày.
Rồi một sáng, tôi phát hiện điều lạ kỳ trong điện thoại của chồng. Thì ra anh ấy đem lòng yêu một cô gái nhỏ hơn mình rất nhiều tuổi, xinh đẹp và hồn nhiên. Anh đã dùng những lời lẽ đẹp đẽ nhất để gây ấn tượng với cô gái đó, và nói với cô ấy rằng anh đã đệ đơn ly hôn...
Ngày hôm sau, tôi thực sự chọn ly hôn. Bởi vì con đường là do tôi chọn, nên tôi phải tự mình xử lý. Không phải tôi cố chấp, mà là anh ấy đã không muốn đi cùng tôi nữa rồi.
Sau khi ly hôn, tôi kiên quyết ra khỏi nhà, và đưa con trai theo cùng. Chúng tôi về nương tựa trong căn nhà của mẹ đẻ. Nghe nói rằng ngay sau khi tôi chuyển ra ngoài, chồng cũ đã đưa cô gái của anh ta đến sống ở nhà cũ của tôi.
Tôi là một phụ nữ có con, không việc làm, không tiền. Chính bố chồng đã giúp tôi. Ngày tôi ly hôn, bố chồng bảo với tôi: "Hãy đưa số tài khoản cho bố. Bố thà không có con trai nhưng không thể bỏ đứa cháu nội này".
Tôi không đạo đức giả, tôi đã trực tiếp đưa số tài khoản của mình cho bố. Mỗi tháng, vào đúng ngày đúng giờ, bố đều gửi một khoản tiền cho mẹ con tôi. Thực tế, những ngày sau đó, tôi đã gọi điện cho bố nhiều lần để bảo ông đừng gửi tiền cho tôi nữa, bởi với số tiền bố cho, tôi đã lo được cho con trai đi học bán trú, đã tích góp mua được một chiếc xe máy và tôi cũng đã tìm được công việc giao đồ ăn. Dù không kiếm được bao nhiêu nhưng cũng đủ chi tiêu hàng ngày cho hai mẹ con.
Mỗi khi tôi nói vậy với bố, ông đều bảo: "Đừng chắt bóp quá, thằng bé lớn rồi, nó muốn ăn gì thì mua cho nó".
Bố chồng tôi là người đã lớn tuổi và sống giản dị. Ông nói vậy tôi rất xúc động. Còn chồng cũ của tôi, sau ly hôn chưa một lần liên lạc, cũng không bao giờ chu cấp tiền nuôi con. Nghe nói anh và cô gái đó cũng có một đứa con, giờ còn bận kiếm tiền mua sữa.
Tôi vẫn nói với bố chồng: "Sau này bố đừng đưa tiền cho con, con kiếm đủ tiêu rồi. Bố đã có tuổi, bố nên nghỉ ngơi đi".
Tuy nhiên, bố chồng tôi vẫn nhất quyết đưa tiền cho tôi, suốt 3 năm.
Mấy năm trước, tôi nghĩ đã lâu không gặp bố chồng. Tôi muốn đưa cháu đi gặp ông. Kể từ khi vợ chồng tôi ly hôn, ông nội thằng bé cứ gửi tiền vậy nhưng chưa bao giờ chủ động nói muốn gặp cháu.
Hôm đó, tôi mua ít quà rồi phóng xe về thăm ông. Tôi về không báo trước. Về tới nơi, tôi đẩy cửa vào, thấy ông đang ngồi một mình ngoài sân. Bàn tay già nua thô ráp đỏ ửng vì lạnh, nhưng bàn tay ấy không hề nhàn rỗi, đang khéo léo đan chiếc thúng tre.
Lúc nhìn thấy tôi và con, bố chồng mừng rơi nước mắt. Rồi ông đứng dậy xoa mạnh hai tay lên người, kéo con trai tôi lại gần và nói: "Ông nội nhớ cháu lắm".
Vừa nói ông vừa bế cháu vào nhà. Tôi nhìn bàn ăn, có nửa bát cơm với bát mắm ớt. Một khoảnh khắc đau đớn, tôi hỏi: "Bố ăn bữa trưa thế này sao ạ?".
Bố chồng tôi gượng gạo: "Bố có một mình, bày vẽ mà làm gì".
Tôi đi xem quanh nhà, bố chẳng có gì cả. Quần áo của bố cũng đã cũ, nhiều chiếc còn cáu bẩn. Cạnh giường có chiếc áo khoác cũng xộc xệch đến kinh ngạc. Ở nhà không có gì để ăn ngoài cơm và mắm ớt.
Nhìn vết máu rớm trên ngón tay của bố, tôi bảo: "Trời lạnh quá, bố đừng làm nữa. Hãy dành cho con một chút thời gian".
Tôi đưa bố ra chợ mua ít thịt cá, mua biếu ông thêm cả quần áo mới. Ông bảo công trường xây xong rồi nên ông ở nhà cũng nhàn, đan thúng tre để kiếm tiền lo cho cháu học đại học. Ngay lúc đó, tôi không thể ngăn mình khóc. Bố như vậy mà vẫn gửi tiền hàng tháng cho tôi.
Kể từ đó, tuần nào tôi cũng về thăm bố chồng mỗi khi có thời gian để mua đồ ăn thức uống cho ông. Tiền bố vẫn đòi gửi cho tôi, tôi lại để vào thẻ, đó sẽ là số tiền dự phòng cho tuổi già của ông.
Bố bảo với tôi, khi tôi được gả vào nhà bố mẹ, tôi đã là con trong nhà. Là chồng tôi có lỗi với tôi, nhưng bố thì vẫn muốn coi tôi như con gái. Và như thế, tôi có thêm một người thân trong cuộc đời mình".
Theo Dân trí
">