您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Cách ký tên vào tài liệu đính kèm Gmail
NEWS2025-01-20 18:34:43【Kinh doanh】7人已围观
简介lịch thi đấu giao hữulịch thi đấu giao hữu、、
相关文章
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
- Đất nền Hà Nội: Hàng nhiều liệu có dễ bán?
- Tiền đề quan trọng để dần loại bỏ thiết bị camera giám sát không an toàn
- Điểm mặt những sự kiện BĐS 'độc,'lạ' 2016
- Nhận định, soi kèo AL
- Đi giữa trời rực rỡ tập 16: Chải bị bắt lên đồn công an khi ra Hà Nội tìm Pu
- Nữ sinh tố giám thị chép bài cho thí sinh đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh
- Học trường danh giá chưa hẳn có hạnh phúc
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Hà Nội, 18h00 ngày 19/1: Khó nuốt trôi
- Hồng Kông tiếp tục kéo dài lịch nghỉ của học sinh đến ngày 16/3
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Sepsi, 22h00 ngày 17/1: Nỗ lực cải thiện phong độ
Sách “25 xu hướng công nghệ định hình cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0" Với lối diễn đạt cô đọng, ngắn gọn nhưng rất chặt chẽ, dễ hiểu, cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan, cập nhật về các công nghệ chủ chốt; phác thảo cách các doanh nghiệp ngày nay sử dụng chúng trong thực tế, cách chúng đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển; cung cấp một số lời khuyên nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và tổ chức cho sự chuyển đổi mà chúng mang lại.
25 xu hướng là 25 công nghệ khác nhau nhưng lại liên quan, tác động qua lại lẫn nhau và đều được giới thiệu, trình bày theo trật tự đi từ khái niệm sơ lược, phân tích, lập luận để đưa ra khái niệm chính thức. Khi đã nắm bắt được khái niệm, độc giả sẽ đến với tiếp điểm mà ở đó, việc ứng dụng các xu hướng trong cuộc sống sẽ được hiển hiện rõ rệt.
Ví dụ như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi, sách, âm nhạc; chuyển đổi cách thức kinh doanh, nhà thông minh, văn phòng thông minh, quần áo thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị cải thiện vận động… Ngoài ra, phần tài liệu tham khảo cũng được thể hiện chi tiết cho từng xu hướng để thấy rõ công nghệ đó đang được triển khai ở đâu, như thế nào và ai khởi xướng.
Qua những khảo sát và ví dụ cụ thể, cuốn sách cung cấp cho các nhà lãnh đạo kiến thức và hiểu biết thực tế về những công nghệ cốt lõi. Công nghệ sáng tạo cùng khả năng bất tận của con người trong việc cải tiến công nghệ mới sẽ tạo ra tăng trưởng phi thường cho các mô hình kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nếu bám đúng trọng tâm của các xu hướng trên.
Cuốn sách làm rõ sự tác động của AI đối với ngoại giao sốCuốn sách "Trí tuệ nhân tạo và ngoại giao số: Thách thức và cơ hội" tập hợp công trình nghiên cứu khoa học công phu của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và ngoại giao đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.">25 xu hướng công nghệ định hình cuộc Cách mạng 4.0
- -Dù sống ở chung cư trên những tầng cao, người dân chưa kịp vui với niềm vui về căn hộ mới đã lâm vào cảnh “dở khóc dở cười” khi gặp phải những sự cố về đường ống nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy…
Mới đây ngày 11/3, tại một chung cư trên đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã xảy ra sự cố khiến nước ngập hành lang, tràn vào căn hộ.
Sự cố xuất phát từ tầng số 23 đã khiến nước ngập hành lang và tràn căn hộ. Ngay lập tức, hình ảnh chủ các căn hộ lội bì bõm trên tầng cao chung cư, tay chổi tay, tay giẻ cùng nhân viên Ban quản lý tòa nhà dọn dẹp nhanh chóng được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội trong nhiều diễn đàn chung cư.
Về sự cố này, bộ phận truyền thông của chủ đầu tư chung cư này cho biết, sự cố xảy ra khi Ban quản lý tòa nhà kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy dẫn tới rò rỉ nước.
“Đây là một sự cố nhỏ và Ban quản lý tòa nhà cùng người dân đã khắc phục. Ban Quản lý tòa nhà có trách nhiệm hoàn toàn để khắc phục hết cho người dân, bộ phận này có biên bản ghi nhận thiệt hại để các hộ dân thống kê, đăng ký. Biên bản này được Ban quản lý ký với từng hộ dân và qua đó cam kết khắc phục, đưa về nguyên trạng” - bộ phận truyền thông chủ đầu tư cho hay.
Theo nhiều thông tin quảng cáo, chung cư nằm trên đường Phạm Hùng được giới thiệu là chung cư cao cấp, các thiết bị điện nước cho hệ thống tòa nhà đều là hàng cao cấp tuy nhiên sự cố này khiến không ít người đặt ra lo lắng sự liệu hệ thống đã thực sự an toàn, ổn định, sự cố liệu có tái diễn?
Sự cố bất ngờ về nước cũng từng xảy ra tại khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ (Hà Nội), tại khu vực tầng 21 tòa nhà CT12B, nước bất ngờ phun mạnh từ thang máy ra ngoài sảnh khiến chỉ sau ít phút, nhiều căn hộ ngập trong nước. Người dân phải lấy xô, chậu múc nước ra cầu thang bộ.
Cư dân chung cư Kim Văn - Kim Lũ tát nước tại hành lang tầng 21.
Để tháo nước, cư dân đã phải tát ra khu vực cầu thang bộ để nước chảy xuống dưới. Do lượng nước khá nhiều nên phải hơn 1 giờ đồng hồ nước mới thoát hết.
Về nguyên nhân dẫn đến sự việc hy hữu này, theo cư dân, hệ thống ống nước đã bị vỡ ra tại tầng 22, sau đó nước men theo thang máy chảy xuống tầng 21 khiến khu vực này ngập nặng nhất tòa nhà. Nước sau đó tiếp tục chảy xuống tận tầng 1 của tòa nhà này.
Tại nhiều chung cư tại Hà Nội, ngay trong quá trình mới bàn giao đã xảy ra những sự cố về đường ống nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy… gây ra những bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân.
Như tại dự án nhà ở xã hội Đại Kim (Đồng Mô, Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà ở xã hội số 5 (Hadinco 5) làm chủ đầu tư, cư dân chuyển về nhận nhà, sinh sống tại dự án từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu cuộc sống tại đây, người dân đã phản ánh về những bất cập liên quan áp lực nước.
Khoảng tháng 2 vừa qua, theo phản ánh của cư dân tại đây, sau khi bị mất nước, khi có nước trở lại thì do áp lực nước mạnh quá nên một số hộ dân tại đây đã bị bật nút ống xả của bình nóng lạnh khiến nước chảy ồ ạt. Do xảy ra tình trạng trên đúng vào lúc nhà vắng người, không ai ở nhà nên “trở tay không kịp”.
Theo quy định, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định và kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế không ít công trình vẫn bàn giao đưa dân vào ở khi đang trong quá trình nghiệm thu các hạng mục. Vì vậy, có những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tiến hành kiểm tra nghiệm thu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân gây ra những cảnh “dở khóc dở cười” tại những chung cư cao tầng giữa lưng chừng trời.
Sau sự cố về áp lực nước lớn tại dự án nhà ở xã hội Đại Kim, nhiều hộ gia đình đã bảo nhau phòng xa bằng việc làm thêm bậc gờ cao tại cửa chính. “Phòng còn hơn chữa. Nếu xảy ra sự cố ban quan lý có hỗ trợ khắc phục thì trước hết chủ nhà vẫn bị ảnh hưởng đến cuộc sống trước tiên. Công sức làm nội thất đã rất vất vả, việc xử lý dọn dẹp những sự cố như thế còn vất vả hơn. Đây cũng là kinh nghiệm cho những dự án khác và tốt nhất cư dân cứ phòng xa cho đỡ vất vả” – một cư dân cho ý kiến.
Phong Vân
">Chung cư Hà Nội: Bì bõm lội nước giữa lưng chừng trời
- Với 2 trên 3 môn thi đạt điểm 10 tuyệt đối, Đàm Thị Minh Trang (Trường THCS Hải Hậu) trở thành thí sinh có kết quả cao nhất kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Nam Định năm học 2017 - 2018.
Minh Trang khiến nhiều người thán phục khi thể hiện được khả năng học đều tất cả các môn học với điểm 10 bài thi Tổng hợp của Nam Định, gồm 7 môn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh).
Đàm Thị Minh Trang Bên cạnh đó là điểm 10 tuyệt đối môn Toán, cùng điểm 9 môn Ngữ văn – cũng là điểm thi Ngữ văn cao nhất toàn tỉnh.
Minh Trang cho rằng mình đã gặp một chút may mắn. “Em không nghĩ điểm thi lại cao như thế. Đặc biệt, có lẽ em đã gặp chút may mắn khi điểm thi môn Văn cao nhất toàn tỉnh, bởi trên lớp em cũng không phải là người xuất sắc nhất mà chỉ nằm trong top 10” – Trang vui vẻ cho biết.
Cảm thấy rất bất ngờ và vui sướng, nhưng Trang cũng chia sẻ có chút lo lắng bởi sức ép “thủ khoa”, và dặn mình phải quyết tâm học tốt hơn trong thời gian tới.
Nói về bí quyết học đều các môn của mình, Trang chia sẻ em thường rất tập trung chú ý nghe giảng để nắm bắt các kiến thức ngay trên lớp, qua đó tiết kiệm được thời gian học lại khi về nhà. “Ngoài thời gian cho môn Toán yêu thích, em lên lịch cụ thể cho từng buổi tối sẽ học môn gì, mỗi ngày một môn để có được sự đồng đều và giúp em tập trung cao độ” - Trang nói.
Trang cho biết em đặc biệt thích học Toán và rất hứng thú với việc đi tìm những lời giải cho các bài tập. “Có khi gặp những bài khó phải mất gần một tuần em mới nghĩ ra được lời giải. Hơi mất thời gian, nhưng em không muốn hỏi thầy cô ngay bởi đơn giản muốn thử sức mình và muốn bản thân phải cố gắng. Nếu thử, các bạn sẽ thấy niềm vui với môn học sau những lần như thế”.
Năm lớp 9, Minh Trang giành được giải Nhì ở kỳ thi học sinh giỏi môn Toán tỉnh Nam Định.
Cô con gái tự lập
Nhận xét về cô con gái, anh Đàm Văn Dũng cho biết điều anh ưng ý nhất là Trang có ý thức tự giác học tập, thích tìm tòi, học hỏi và đặc biệt có tính tự lập cao.
Minh Trang và bố “Vợ chồng cùng là giáo viên, nhưng quan điểm của gia đình tôi chủ yếu là định hướng và tư vấn cho con cách học, phương pháp học chứ không cầm tay chỉ từng bài. Chúng tôi muốn để con rèn thói quen tự tìm ra lời giải và tích lũy kiến thức”.
Bởi theo anh Dũng, trong giáo dục, thầy cô là yếu tố cần thiết nhưng quan trọng là bản thân các con tự giác mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Học Trường THCS Hải Hậu, là trường điểm của huyện cách nhà tới hơn 15 km, Trang phải làm quen với cuộc sống tự lập xa nhà, ở ký túc xá của trường từ năm lớp 6. Từ đó đến nay, phần lớn thời gian những năm học cấp 2 của Trang là ở trường. Mỗi tuần, bố Dũng đều đặn thứ 2 đưa con đi, thứ 7 đón về.
Thời gian đầu, Trang rất buồn, thậm chí không ít lần bật khóc bởi đang quen với việc ở nhà được bố mẹ chăm sóc, ra ở ký túc xá hầu như tất cả mọi việc em phải tự tìm cách xoay sở.
Thương con gái nhỏ, vợ chồng anh Dũng thống nhất rằng nếu Trang muốn bố mẹ sẽ cho về. Nhưng rồi sau khi suy nghĩ, Trang vẫn quyết tâm ở lại để theo học.
“Lúc đầu em cũng bỡ ngỡ, nhớ nhà, nhớ bố mẹ và đã khóc rất nhiều. Thậm chí 1 - 2 tuần đầu, đêm nào cũng khóc. Nhưng rồi được các thầy cô giáo, các chị lớn hơn trong phòng động viên, an ủi, sau dần em cũng quen” - Trang nhớ lại.
Biết con nhớ nhà, vợ chồng anh Dũng gọi điện thoại động viên Trang mỗi ngày.
“Thời gian đầu, mỗi tuần vợ chồng tôi lên ký túc xá 2 đến 3 lần, thậm chí nhiều hơn. Riêng tôi, hễ cứ có việc ngang qua huyện thì lại ghé vào với con. Có thể không nhất thiết phải gặp, nhưng tôi vẫn qua để nắm bắt tình hình của con qua bạn bè, thầy cô” - anh Dũng kể.
Minh Trang và mẹ Dần rồi cũng quen, với Minh Trang, việc phải đi học xa nhà đã rèn luyện cho em khả năng tự chăm sóc bản thân, tính tự lập và học cách tự đứng dậy, vượt qua khi đứng trước những khó khăn.
“Việc tự lập giúp em tự chủ và có thể giải quyết những việc riêng của mình mà không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào bố mẹ. Giờ đây, đứng trước những vấn đề khó, em luôn tự nghĩ cách giải quyết trước khi hay thay vì nghĩ ngay đến bố mẹ hay ai đó để tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở trường, không thể gặp bài khó chút là gọi cho bố, thế là mình tự suy nghĩ. Sau dần thì quen và thích thú sau khi mình tự giải được bài tập. Điều này cũng giúp em trưởng thành hơn rất nhiều” - Trang chia sẻ.
Anh Dũng cũng rất ấn tượng về việc con gái dám dưa ra quan điểm riêng và chia sẻ với bố mẹ một cách chân thành, chững chạc.
“Tôi thấy ở con có sự phản biện, rất cá tính nhưng cũng rất người lớn. Có khi bố hoặc mẹ nóng tính hay bực tức không hợp lý, con lên tiếng góp ý, đưa ra những lời khuyên, thậm chí phê bình. Hay khi nhà có mâu thuẫn quan điểm, con vẫn mạnh dạn tham gia, cùng tranh luận, chỉ ra và phân tích những điểm được hay chưa được. Việc con nói cũng khiến người làm cha mẹ phải để ý và suy ngẫm. Có lần tranh luận lên cao, tôi mắng vợ một câu, con gái bảo bố thôi đi, bố nóng quá, thực sự là mình đã thay đổi và “hạ hỏa” ngay” - anh Dũng tâm sự.
“Vợ chồng tôi không đặt nặng quá chuyện cấp bậc, vai vế trong gia đình. Bởi tôi hiểu có những lúc, những chuyện mình không hoàn toàn đúng”.
Minh Trang thì cho rằng nếu những ý kiến của mình đủ sức thuyết phục thì hoàn toàn có thể chia sẻ.
“Em không quá xen vào việc của người lớn, nhưng cũng đã có nhận thức để đưa ra quan điểm cá nhân. Em nghĩ nếu mình đúng thì bố mẹ cũng sẽ vui vẻ lắng nghe”.
Ngoài giờ học, Trang thích xem ti vi và đọc sách văn học. Việc này không chỉ giúp em nắm bắt thông tin thời sự, học môn Văn tốt hơn rất nhiều, mà còn có cách nhìn đúng đắn hơn trong cuộc sống. “Đọc sách giúp em nhìn nhận những thứ xung quanh từ nhiều góc độ, qua đó có những đánh giá khách quan hơn thay vì chỉ từ một phía. Ngoài ra, việc này cũng giúp em có suy nghĩ và sống nhân văn hơn”.
Với kết quả thi của mình, Trang trúng tuyển cả Trường THPT Hải Hậu A và Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Em đã có một quyết định bước ngoặt là sẽ theo học chuyên Hóa.
“Cấp 2 học Toán, nhưng lên lớp 10 em muốn thử sức với Hóa. Em phải cố gắng hết sức trong thời gian tới, bởi em mơ ước trong tương lai sẽ theo học ngành y”.
Thanh Hùng
">Nữ sinh có kết quả thi lớp 10 cao nhất Nam Định với hai điểm 10 tuyệt đối
Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Estoril, 22h30 ngày 18/1: Chủ nhà đang sung
- Mới đây chị Lê Thảo (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ bài thi học kỳ “khó nhịn cười” của cậu con trai lớp 2.
Với yêu cầu viết đoạn văn về một người thân, bé học sinh lớp 2 đã kể về anh trai của mình, chỉ…. xoay quanh những câu chuyện đi đây đi đó.
Chia sẻ với VietNamNet, chị Thảo cười: “Mình cũng dạy con nhiều về vẽ sơ đồ tư duy khi làm văn; nhưng với tính cách vẫn ham chơi nên khi làm bài con chả nhớ gì luôn, viết theo cảm tính. Đây là tả anh, chứ nếu tả mẹ chắc còn hay ho hơn, nhiều cung bậc hơn..".
Sau khi chia sẻ, nhiều người cho rằng bài văn dễ thương khi miêu tả đúng thực tế, hồn nhiên và thể nhiều tình cảm của bé dành cho anh trai của mình. Một số người bày tỏ sự thích thú khi bài văn cũng cho thấy cảm xúc thật của cậu bé. Đó là cảm nhận “anh lúc nào cũng ở bên em trong cuộc sống”.
Một phụ huynh chia sẻ: “Mình thấy con viết đúng và hay hơn là các bài văn mẫu. Con có thể tự do viết ra đúng suy nghĩ và cảm xúc của mình mới là cách học văn đúng”
Chị Nguyễn Lan Anh bình luận: “Bài văn đáng yêu quá! Mình thích các con được viết văn thật như thế này chứ không phải dập khuôn theo mẫu”.
Chị Trần Thu nhận xét: “Bài này nói về 1 người thân trong gia đình. Nói chung là hợp lý. Mẹ có thể hướng dẫn em viết thêm về hình dáng và tính cách nữa. Để tụi nhỏ nghĩ gì viết đó không phải hay hơn một bài học sinh cả nước cùng viết sao”.
Một bài văn tả chị của học sinh lớp 2. Chị Nguyễn Thị Minh Trà chia sẻ: “Con mình lớp 2 cũng vậy, toàn thấy tả anh trai. Lời văn các con đơn giản và ngây ngô lắm”.
Phụ huynh Lê Bích Thảo thì cho rằng như thế này “chưa nhằm nhò” so với bài văn của con mình. “Với đề yêu cầu kể về lớp học, con viết lớp em có 25 bạn sau đó liệt kê đủ tên của 25 bạn. Và kết luận em rất yêu lớp em”.
Một bài văn nói về người bạn của mình. Phụ huynh Vân Nga cũng góp chuyện con tả mèo: “Mèo nhà em cao 50cm. Dài 100cm. Đuôi dài 70cm. Đầu to bằng quả bóng đường kính 10cm”.
Vị phụ huynh không thể nhịn cười với lời phê của cô giáo “không tả mèo robot”.
“Khi lớp 1, con tả mẹ em to lớn và da đen. Thích nằm xem ti vi và thích ăn tôm hùm. Mình đọc mà không thể nhịn cười”.
Bài văn tả con chó có... "thân dài 1 mét" Chị Mai Trang chia sẻ về viêc con tả gia đình: “Mẹ em năm nay 47 tuổi( thực tế 37 tuổi), ba em 37 tuổi (thực tế 47 tuổi). Gia đình em sống không hạnh phúc, vì mẹ em hay la em và ba em. Nhà em mẹ là đại ca, em với ba sợ mẹ nhất”.
Cười ra nước mắt với vô vàn những bài văn của trẻ, song nhiều phụ huynh cho rằng với trẻ nhỏ thì những bài văn không nói lên điều gì quá to tát mà quan trọng là trẻ đã có tư duy độc lập.
Thanh Hùng
Bị chép phạt 100 lần vì từ chối làm bài văn tả thần tượng
- Một học sinh lớp 6 phải chép phạt 100 lần vì lý do không chịu làm bài văn do cô giáo ra đề kể về thần tượng. Lý do nữ sinh này đưa ra là dù biết cách làm nhưng em không có thần tượng nào cả.
">Những bài văn cười ra nước mắt của học sinh
- - Trò chuyện với sinh viên tại chương trình “Chào tân sinh viên 2017” do Hệ thống giáo dục Hocmai tổ chức ngày 24/9, ông Nguyễn Thành Nam - nguyên tổng giám đốc FPT cho rằng việc học phải gắn liền với hành và cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân.
Ông Nguyễn Thành Nam, Cựu Tổng giám đốc của Tập đoàn FPT. Ông Nam thổ lộ bản thân có chút buồn khi nghĩ đến việc tại sao những em học sinh giỏi nhất, có điểm thi đại học cao nhất cứ phải vào cả ngành y, hay phòng cháy chữa cháy. Hiện nay, xã hội còn rất nhiều lĩnh vực có nhu cầu thực sự và rất cần những người rất giỏi.
“Có một ít thành công chẳng qua bởi chúng tôi là những người chịu học, và học bất cứ cái gì mà cuộc sống đòi hỏi, yêu cầu. Cuộc đời mới là trường đại học lớn nhất, và tinh thần học hỏi đó phải giữ được không phải chỉ bây giờ mà cho đến cả khi các em bắt đầu gặp những khó khăn đầu tiên của cuộc đời” - ông Nam nói.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng kiến thức học được ở trường mới chỉ là nền tảng, và việc tự học và học tập suốt đời mới là điều quan trọng để sinh viên trưởng thành sau này.
Cùng đó, ông Tớp chỉ ra những ngộ nhận, thói quen sai lầm của hầu hết sinh viên hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến căn bệnh lười và thụ động khi tiếp nhận kiến thức.
Trước câu hỏi của một sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Kinh tế quốc dân, rằng “Học đại học có thực sự quan trọng không khi sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều tới 80%?”, ông Tớp cho rằng về số đông việc học đại học vẫn cần thiết.
Tuy nhiên, học đại học mới chỉ cung cấp kiến thức ban đầu rất nền tảng để các bạn trẻ lập nghiệp sau này.
“Cũng có nhiều sinh viên của tôi lấy các tấm gương của các tỷ phú rằng tầm bằng đại học không quan trọng và cũng đã có những sinh viên bỏ học ngang chừng và sau này mở nên những công ty lớn. Tuy nhiên, đó là những trường hợp cá biệt, tôi nghĩ đa phần chúng ta làm việc cũng cần phải qua đào tạo. Những người xuất chúng hoặc có đầu óc đặc biệt thì có thể họ không cần những cái đó còn về cơ bản học đại học là cần thiết”.
Ngoài ra, theo ông Tớp, sinh viên cũng cần phải xác định hướng đi tương lai của mình, bởi nếu học xong mà không có việc làm thì rất đáng buồn. Ông Tớp cho rằng các trường đại học cũng phải có trách nhiệm trong chuyện này.
Những điều đừng bỏ phí ở đại học
Theo ông Tớp, để quãng thời gian đại học hiệu quả, thì việc đầu tiên các sinh viên phải xác định mục tiêu là cái đích phải đến và cái đam mê mà mình cần phải có.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông Tớp chia sẻ, trên thực tế, nhiều sinh viên vào được các trường đại học mơ ước với chất lượng đầu vào rất tốt, nhưng sau đó số bị đào thải cũng không ít bởi rất nhiều lý do.
“Môi trường đại học yêu cầu chúng ta phải tự chủ, tự giác trong học tập. Nếu không chủ động lập kế hoạch thì dễ bị lao dốc, đặc biệt với các em có tâm lý "nghỉ ngơi", cho phép mình lơ là sau 12 năm phổ thông”.
Những sinh viên năm nhất tại sự kiện "Chào sinh viên" “Chính sinh viên phải tự vượt qua bản thân mình bởi không có ai giám sát, khác hẳn sự sát sao của thầy cô và cả bố mẹ nữa khi ở nhà”.
Ông Nguyễn Thành Nam thì cho rằng các bạn trẻ không nên đặt nặng chuyện thành công khi còn trên ghế giảng đường. Tuy nhiên, ở môi trường đại học có rất nhiều cái hay, không nên bỏ phí.
“Thứ nhất là kết bạn. Ở đại học là quãng thời gian tốt nhất để xây dựng cộng đồng bạn bè. Bạn ở đây có thể là cả các thầy cô chứ không chỉ gói gọn nghĩa bạn bè cùng khoa, cùng lớp. Thậm chí, các em có thể kết bạn được với đại diện của các công ty khi họ vào trường. Đó chính là các mối quan hệ. Hiện giờ, sinh viên rất ít để ý đến việc xây dựng các mối quan hệ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mà em thường chờ tới khi tốt nghiệp xong, nhưng như vậy là hơi muộn”.
Thứ hai là cần có tiếng Anh và công nghệ thông tin. Cũng nên xem vị thế của công nghệ thông tin như một thứ ngoại ngữ, chứ không phải là một ngành nghề. Đó là chưa kể, mạng internet còn là một kho tư liệu vô cùng to lớn".
Ông Nam đưa ví dụ một lần đi dự hội nghị về khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐH Ngoại thương. "Các em có rất nhiều ý tưởng hay nhưng đến khi thực hiện thì lại không làm được do không nắm được công nghệ thông tin, tức là không có ai để biến các ý tưởng đó thành sản phẩm hiện thực”.
Các bạn trẻ nên yêu để chia sẻ cảm xúc nhiều hơn là một lời khuyên khác của ông Nam.
Ông Nam cũng nhấn mạnh một vấn đề lớn của giáo dục là học sinh hiện nay không biết hỏi và không dám đặt câu hỏi.
Thanh Hùng
">Những điều đừng nên bỏ phí khi học đại học
- Theo nhiều chuyên gia, việc yêu cầu cả lớp, thậm chí cả trường nghỉ học khi vừa phát hiện một vài ca F0 là cách làm cực đoan. Song ngược lại, quyết tâm tổ chức dạy học trực tiếp bằng mọi giá dù số học sinh đủ điều kiện đến lớp chỉ là số rất nhỏ là cứng nhắc.
Thực tế, hiện cũng có nhiều cơ sở giáo dục đang thực hiện theo phương châm dù lớp chỉ còn vài học sinh, thậm chí còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp bình thường.
>>> Giáo viên vất vả vì dạy on - off, phụ huynh hoài nghi về hiệu quả
>>> Trường học căng mình dạy học on - off, áp lực vì nỗi lo F0
Chia sẻ với VietNamNet, bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói nếu tư duy chỉ một hoặc một vài học sinh đến lớp vẫn phải dạy trực tiếp thì quá cứng nhắc. Trường học này đã có 428 em là F0 và 459 học sinh thuộc diện F1, một số giáo viên cũng đang phải cách ly do mắc Covid-19.
Nhiều lớp có trên 22 học sinh vào diện F0 và F1, trong khi sĩ số là 35.
“Ngay khi xây dựng kịch bản học sinh đến trường, chúng tôi đã dự tính những tình huống nếu rất nhiều học sinh trong lớp là F0, F1 thì sẽ xử lý ra sao, cũng như tính đến việc còn bao nhiêu học sinh âm tính một lớp thì có thể dạy học trực tiếp. Nếu một lớp 40 em, nhưng chỉ còn vài em có thể đến lớp thì không khí lớp học cũng bị chùng xuống. Việc tổ chức dạy học trực tiếp nhằm mục đích để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi nhiều hơn với thầy cô, bạn bè, nhưng khi chỉ còn vài em học trực tiếp thì không còn thực sự hiệu quả”, bà Dương cho hay.
Vì vậy, theo bà Dương việc quyết định học trực tiếp hay trực tuyến với từng lớp học cần sự linh hoạt, ứng biến phù hợp của lãnh đạo các nhà trường. Tuy nhiên, dù áp dụng bất cứ hình thức nào, thì chủ thể là học trò cũng cần được quan tâm, chăm sóc đầu tiên.
“Thực tế chỉ vài học sinh đi học thì không khí lớp học cũng chùng xuống. Trên lớp chỉ vài cô trò với nhau qua lớp khẩu trang bịt kín thì cũng bí bách”, bà Dương nói.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ nếu chỉ vài học sinh, thậm chí chỉ 1 học sinh đi học mà vẫn tổ chức dạy học trực tiếp thì sẽ rất khổ cho giáo viên.
“Chưa kể trường nào giờ cũng một loạt giáo viên F0, F1. Nếu quá máy móc duy trì dạy học trực tiếp thì có thể nói các trường như đánh vật, giáo viên vất vả hơn, nhưng khó mang lại hiệu quả như mong muốn”, vị này nói.
Giờ học trực tiếp môn Hoá tại một trường THPT ở Hà Nội. Ảnh: Lê Thống Nhất. Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho hay, hiện trường cũng có hơn 200 học sinh F0, hơn 600 học sinh là F1; 22 lớp có trên 50% học sinh trong diện F0, F1.
Do đó, việc tổ chức dạy học cũng rất vất vả.
“Chúng tôi phải cân đối khả năng phòng chống dịch, quyền đi học của học sinh, lực lượng giáo viên,...
Trường tôi quy định lớp nào có trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến. Bởi giờ còn không đủ giáo viên đứng lớp. Tôi vừa đi kiểm tra, thì hiện có một lớp đang ngồi trống, không có ai dạy thay”, bà Nhiếp nói.
“Cứ thử hình dung như mỗi lớp trường tôi sĩ số 50 em, khi 49 em đã phải học trực tuyến thì tại sao phải cố quá để tổ chức dạy trực tiếp một cách máy móc. Chỉ vài học sinh trên lớp thì cái không khí học nó cũng rệu rã.
Tinh thần quyết tâm đến trường là đúng, tuy nhiên, tôi nghĩ cần căn cứ vào thực tế để phù hợp với từng nhà trường. Để làm được vậy, trường phải dư thừa lực lượng. Nhưng như trường tôi hiện nay, để duy trì việc đủ người dạy đã khó khăn lắm rồi. Hiện giáo viên của chúng tôi là F0, F1 nhưng nếu đến giờ vẫn phải dạy trực tuyến để đảm bảo đủ người”.
Trong trường hợp nhiều học sinh phải học trực tuyến ở nhà, chỉ một vài học trực tiếp trên lớp, bà Nhiếp cho rằng việc linh hoạt chuyển tất cả sang học trực tuyến vẫn hoàn toàn phù hợp, đảm bảo chất lượng. Việc này vẫn hơn là số đông theo diễn tiến lớp học trực tiếp thông qua camera.
“Bởi như thế vừa có không khí chung mà giáo viên cũng tập trung hơn vào chuẩn bị, thiết kế bài dạy theo hình thức trực tuyến.
Còn nếu khi vừa phải dạy trực tiếp trên lớp cho nhóm học sinh, vừa dạy trực tuyến cho phần đa học sinh ở nhà thì giáo viên khi đó phải tính đến cả phương án thiết kế làm sao để không bỏ rơi một trong hai nhóm đối tượng. Vì thế mà sẽ vất vả hơn nhiều. Chưa kể vào lớp còn mất thời gian ổn định trên lớp lẫn kết nối số trực tuyến.
Đã có trường hợp giáo viên vì ngại dạy cả trực tiếp cả trực tuyến đã nâng số lượng học sinh F1 lên khi báo cáo để chuyển sang trực tuyến 100%. Tuy nhiên, nhưng khi phụ huynh phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu giáo viên phải đảm bảo số liệu chính xác”, bà Nhiếp nói.
Một chuyên gia giáo dục cũng trăn trở: “Các quy tắc phục vụ số đông gần như đã không còn hiệu lực trong các trường học trong thời gian gần đây. Khi số ít đến trường, số đông ở nhà, vậy bài giảng nên được thiết kế chính cho số học on hay cho số học off?"
Thanh Hùng
'Cuộc chơi tốn kém' nếu 1 học sinh F0, xét nghiệm cả lớp
Hướng dẫn mới về công tác phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy trực tiếp được đánh giá thuận lợi hơn, song một số hiệu trưởng băn khoăn về quy định khi một học sinh F0 phải xét nghiệm cả lớp, gây tốn kém.
">Còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp, có thực sự hiệu quả?