您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo FCSB vs PAOK, 0h45 ngày 21/2: Quyền tự quyết
NEWS2025-02-22 17:44:14【Thể thao】1人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 20/02/2025 09:52 Cup C2 tỷ giá đô la mỹ ngày hôm naytỷ giá đô la mỹ ngày hôm nay、、
很赞哦!(9439)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
- Lương sếp xổ số TP HCM hơn 800 triệu đồng một năm
- Truy đuổi xe gây tai nạn: Nên hay không nên?
- Mẹ về quê rồi không quay lại, con gái đi tìm suốt 10 năm
- Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
- cách làm các món tôm rang
- Cách là trà sữa Thái thơm ngon cực đơn giản
- 4 điều đặc biệt của lễ hội ẩm thực Pháp Balade En France năm 2024
- Siêu máy tính dự đoán PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2
- ‘Con đường hoa hồng’ đầu tiên tuyệt đẹp giữa Hà Nội
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2
Ảnh minh họa: PX Có lần, chúng tôi chiến tranh lạnh gần nửa tháng. Trong khoảng thời gian này, tôi đã phải lòng một đồng nghiệp ưu tú. Người này làm việc xa nhà, không thường xuyên gần gũi vợ nên mối quan hệ của chúng tôi ngày càng thân mật.
Đúng vào giai đoạn tình cảm với tình nhân đang thăng hoa thì chồng tôi phát hiện. Anh không làm ầm lên, chỉ lạnh lùng yêu cầu tôi đưa ra lựa chọn: Nếu không thể phân rõ giới hạn với người tình, chấm dứt quan hệ ngoài luồng thì anh sẽ ly hôn.
Lúc đó, tôi vẫn đang mơ mộng về viễn cảnh có cuộc sống ngọt ngào bên cạnh người đồng nghiệp ưu tú, bản lĩnh đó nên lập tức chọn ly hôn. Tôi hy vọng sau khi chia tay chồng sẽ có thể nhanh chóng gây dựng một gia đình với nhân tình. Thời điểm ly hôn, tôi từ bỏ quyền nuôi con, con trai 2 tuổi sống cùng bố.
Sau đó, tôi và nhân tình dọn về ở với nhau. Chung sống được một tháng, tôi yêu cầu anh xúc tiến các thủ tục ly hôn để cưới tôi. Thế nhưng, anh luôn tìm cách trì hoãn. Người tình nói hãy cho anh thêm thời gian, bây giờ không phải là thời điểm tốt nhất để bỏ vợ.
Hai tháng nữa trôi qua, tôi lại tiếp tục ép anh ly hôn. Lúc này, anh không còn khất lần khất lữa mà nói thẳng là chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ vợ để đến với tôi. Kể từ khi bắt đầu mối tình ngoài luồng này, anh đã giữ tâm thế chơi đùa, không hề nghiêm túc.
Tôi chết lặng khi biết, hóa ra đối với người đàn ông tài giỏi, điển trai và giàu có này, tôi chỉ là bóng hồng qua đường, và anh chỉ muốn mối quan hệ tạm thời mà thôi.
Biết được bộ mặt thật của nhân tình, tôi trở nên cuồng loạn, đe dọa sẽ làm ầm lên ở công ty và gửi ảnh thân mật của chúng tôi cho vợ anh ấy. Song, thứ tôi nhận được chỉ là câu trả lời: "Em muốn làm gì thì làm nhưng hãy nhớ, nếu tôi mất mặt, em cũng chẳng khá hơn đâu. Nếu còn muốn giữ danh tiếng để làm việc thì đừng có dại dột".
Cân nhắc thiệt hơn trong tình huống này, tôi chỉ có thể cắn răng nghiến lợi nuốt đắng cay vào lòng, gặm nhấm sự đau đớn trong im lặng.
Tới khi bình tĩnh lại, hàng đêm trống trải tôi lại nhớ về chồng cũ, cảm thấy thời gian ở bên chồng cũ là thời gian tôi thoải mái nhất, được nuông chiều nhất. Tôi cũng rất nhớ con trai; càng nghĩ lại càng nhớ, càng nhớ lại càng bồn chồn. Cuối cùng tôi bất chấp thể diện, tìm đến chồng cũ xin nối lại tình xưa.
Tuy nhiên, chồng cũ nói: "Từ lúc ly hôn, em đã trở thành người qua đường trong đời anh. Sau này em có thể đến thăm con, còn về chuyện tái hôn thì đừng mơ tưởng nữa".
Tôi hối hận lắm rồi, hiện tại phải làm thế nào để níu kéo, để anh thôi hận tôi và chấp nhận hàn gắn đây? Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo VTC
Nhà gái không bấm nút, 'chú bảo vệ' vẫn dặn 'gả con gái gọi tôi đến nấu cỗ cho'
Sau chia tay cuộc hôn nhân đầu, "chú bảo vệ" đến chương trình "Bạn muốn hẹn hò" tìm người tri kỷ với những chia sẻ thật thà, chất phác.">Chê chồng vừa nghèo vừa kém, tôi hối hận sau 3 tháng ly hôn
'Anh hùng còn chi' do NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành. Cũng theo Nhã Nam, tên tập di cảo này được lấy từ đoạn thơ trong truyện Chảy đi sông ơicủa chính nhà văn. Sách được chia làm 3 phần:
Phần 1: Những bài thơ chưa công bố của tác giả; các truyện ngắn, tiểu luận, tạp văn, kịch bản phim truyện.
Phần 2: Ký họa trên gốm, gồm có các ký họa chân dung người thân, bạn bè, văn nghệ sĩ và tự họa; các ký họa về tác giả, tác phẩm và sự kiện văn chương.
Phần 3: Tư liệu ảnh về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, bao gồm một số ảnh chụp qua các mốc cuộc đời của ông, ảnh chụp bản thảo và bài đăng trên báo được gia đình, bạn bè lưu giữ.
Những tác phẩm bộc bạch chân tình
Người đọc thường biết tới Nguyễn Huy Thiệp qua các tác phẩm văn xuôi vang danh như Tướng về hưu, Không có vua, Tuổi 20 yêu dấu, Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần... Tuy chưa bao giờ ra mắt tập thơ nào, nhưng ông sáng tác thơ từ khi còn trẻ.
Tập thơ đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách có tựa đề Những vần thơ chua xót được ông hoàn thành lúc 27 tuổi. Dù viết theo kiểu ghi nhật ký, thỏa mãn cảm xúc và suy tư của một giáo viên tỉnh lẻ, nhưng độc giả vẫn thấy được chất giọng, cái nhìn khá riêng của Nguyễn Huy Thiệp.
Đầu năm 2020, sau khi lâm bệnh nặng, người ta vẫn thấy Nguyễn Huy Thiệp cố gắng cầm bút viết để giãi bày cảm xúc, tâm trạng và giữ cho đầu óc tỉnh táo. Và tập thơ thứ hai được lựa chọn từ những vần thơ cuối đời của ông.
Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu tới độc giả ba tập truyện ngắn chưa được ông đưa vào bất kỳ tác phẩm nào. Hai trong số đó là tác phẩm đầu tiên đăng báo vào năm 1986 là Cô My vàVết trượt. Truyện thứ ba Những bài hát được đăng trên Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 24, ngày 18/6/1989. Đây là thời điểm Nguyễn Huy Thiệp đang “cập thời vũ”, trở thành hiện tượng nổi bật nhất trên văn đàn.
Không thể phủ nhận Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn lớn có sức ảnh hưởng nhất của văn đàn Việt Nam hiện đại. Song bên cạnh thành tựu đáng tự hào, nhà văn cũng trải qua nhiều thăng trầm và câu chuyện dở khóc dở cười.
Trong tập di cảo có chọn lọc một số tiểu luận thể hiện sự trăn trở của nhà văn về sáng tác, vai trò của văn chương với luận điểm gai góc. Những bài viết này đều đã gửi nhưng không được báo đăng.
Cụ thể, trong tiểu luận Văn học là cuộc sống, Nguyễn Huy Thiệp viết: "Khi một số truyện ngắn của tôi in ra, tôi đã gặp vô số chuyện rắc rối đau lòng. Đôi ba người thân của tôi nằng nặc cho rằng truyện Tướng về hưuviết bôi xấu họ. Tôi đã bị dọa đánh và cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thoát nguy cơ bị đánh: những người tự xưng là nhân vật trong truyện ấy vẫn thỉnh thoảng lượn lờ ở ngõ nhà tôi chửi rủa…”.
Anh hùng còn chicũng giới thiệu hai kịch bản phim do chính ông viết là Tướng về hưu(đã hoàn thành và được đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi sử dụng làm bộ phim cùng tên năm 1988) và Không còn vua(viết xong năm 2002).
Các bức ký họa đặc biệt trên gốm
Thời điểm được công chúng trao danh hiệu nhà văn, Nguyễn Huy Thiệp thừa hiểu nó “vừa hữu ích lại vừa phù phiếm”. Theo Tiến sĩ Văn học Mai Anh Tuấn, người biên tập cuốn sách, trong khi văn đàn vẫn mơ mộng, đòi hỏi tác phẩm đỉnh cao thì người ta lại thấy Nguyễn Huy Thiệp viết kịch bản phim và tiểu thuyết “ba xu”. Lúc công chúng tưởng như nhà văn đã cạn sức viết, ông vẫn ngồi ký họa gốm hàng ngày.
Nguyễn Huy Thiệp rất chăm chút, cẩn thận và đã vẽ hàng trăm ký họa gốm. Thời trẻ, Nguyễn Huy Thiệp yêu thích và từng học vẽ, minh họa báo nhưng ông chỉ thực sự vẽ nhiều trên gốm theo hình thức ký họa.
Ở phần hai cuốn sách, chúng ta thấy rằng, bên cạnh những văn nhân, bạn hữu thân sơ mà ông vẽ tặng, Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra yêu thích ký họa những cá tính văn chương lớn như Victor Hugo, Balzac, Hemingway, Puskin, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Hoàng Ngọc Hiến, Tô Hoài, Lê Lựu…
Ngoài ra, ông cũng vẽ lại bìa, nhân vật trong tác phẩm của mình nhân các dịp đặc biệt.
Hồi ức được tái hiện qua những bức ảnh
Phần ba tập di cảo tổng hợp một số tư liệu ảnh của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua các chặng đường đời, những sự kiện và bạn hữu văn chương mà ông có dịp gặp gỡ.
Phần lớn các bức ảnh đang được gia đình nhà văn lưu giữ. Người đọc sẽ được thấy hình ảnh Nguyễn Huy Thiệp thủa mới dạy học ở Sơn La, sang tới giai đoạn gây náo động văn đàn, cho đến chuyến về thăm những nơi ông từng dạy…
Ở phần cuối, ngoài bản thảo viết tay, đánh máy các sáng tác của nhà văn cùng một số bút tích… ta bắt gặp những nét bút “hí hoáy” của Nguyễn Huy Thiệp giữa tháng ngày lâm bệnh như lời khẳng định rằng không ngôn từ nào ngoài chữ nghĩa của ông biểu đạt chính xác về nghiệp viết và cuộc đời mình đến thế.
Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpNguyễn Huy Thiệp (1950-2021) là một trong những nhà văn nổi bật nhất của văn đàn Việt Nam hiện đại. Ông viết truyện ngắn, kịch, tiểu luận, thơ… Các truyện ngắn của ông đã được tái bản rất nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước, giúp nhà văn nhận được những giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Phê bình, tiểu luận choGiăng lưới bắt chim của Hội Nhà văn Hà Nội (2006), Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp (2007), Giải Premio Nonino, Italia (2008), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2022).
">Một đời văn Nguyễn Huy Thiệp qua tập di cảo ‘Anh hùng còn chi’
Thành viên công đoàn, nhân sự ngành giáo dục và những người ủng hộ diễu hành về phía trung tâm Westminster của thủ đô London vào ngày 1 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Leon Neal. Dịch vụ vận tải đường sắt ngưng hoạt động, hàng ngàn trường học đã đóng cửa trên khắp nước Anh và xứ Wales vào ngày 01/02/2023.
Công đoàn Giáo dục Quốc gia Anh (NEU) cho biết khoảng 85%, tức 23.000 trường học trên toàn nước Anh, sẽ đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần vào các ngày đình công dự kiến diễn ra trong suốt tháng Hai và tháng Ba năm nay.
"Các trường không còn tìm thấy giáo viên Toán, giáo viên Hóa, giáo viên Tin. Ở trường tiểu học, không còn thấy những trợ lý lớp học nữa. Bởi vì tất cả đang làm việc trong siêu thị- nơi họ được trả lương cao hơn", ông Kevin Courtney, Tổng thư ký của NEU, nói.
Theo giáo sư kinh tế Christian Dustmann tại Đại học College London (Anh), tốc độ tăng tiền lương trung bình ở khu vực công của Anh trong thập kỷ qua bị tụt lại so với các nước châu Âu khác.
Vì vậy, các cuộc đình công liên tục diễn ra với mức độ ngày một nghiêm trọng.
Lương trung bình 1,1 tỷ VNĐ/năm
Theo số liệu thống kê mới nhất, mức lương khởi điểm của giáo viên Anh mới vào nghề được ấn định là 30.000 bảng (khoảng 847 triệu VNĐ)/năm kể từ tháng 9/2023.
Lương của giáo viên Anh đã giảm trong thập kỷ qua. Ảnh: Alamy Trong năm học 2021-2022, lương của một giáo viên Anh là 38.982 bảng Anh (khoàng 1,1 tỷ VNĐ)/năm. Hiệu trưởng trung bình kiếm được 74.095 bảng Anh (khoảng 2 tỷ VNĐ)/năm.
Các vị trí lãnh đạo cấp cao khác trong trường học được trả lương trung bình là 57.117 bảng Anh (khoảng 1,6 tỷ VNĐ).Ở xứ Wales, trong năm học 2021-2022, mức lương trung bình của giáo viên là 39.009 bảng Anh (khoảng 1,1 tỷ VNĐ) và ở Scotland là 40.026 bảng Anh (khoảng 1,1 tỷ VNĐ).
Số liệu về lương của giáo viên ở Bắc Ireland không được ghi nhận.
Yêu cầu tăng 10%
Năm 2022, hầu hết giáo viên trường công lập ở Anh và xứ Wales đều được tăng lương 5%.
Bất chấp điều này, lương giáo viên đã giảm trung bình 11% từ năm 2010 đến năm 2022, theo Viện Nghiên cứu Tài chính Anh (IFS).Còn theo NEU, các giáo viên Anh đã bị cắt giảm 23% lương thực tế kể từ năm 2010.
Do đó, "khi xem xét tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tại thời điểm này thì con số tăng lương gần đây vẫn là sự cắt giảm trên thực tế", theo NEU.
Công đoàn và giáo viên muốn các trường nhận thêm tiền từ chính phủ để đảm bảo việc tăng lương không đến từ ngân sách hiện tại của trường- vốn đã rất eo hẹp và o ép trong thời gian gần đây.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Giáo dục Gillian Keegan cho biết khoản tài trợ 2 tỷ bảng Anh (56,4 tỷ VNĐ) đang được phân bổ đến các trường học trên toàn quốc. Điều này sẽ "khiến chi tiêu thực tế cho các trường học đạt mức cao nhất trong lịch sử của nền giáo dục Anh", theo bà Keengan.
Giáo viên ở Bắc Ireland được đề nghị tăng lương 3,2% vào năm 2021/22 và thêm 3,2% vào năm học tiếp theo.
Trong khi đó, Viện Giáo dục (công đoàn) Scotland (EIS) đòi tăng 10% lương và từ chối mức trung bình 5% (6,85% cho nhân viên được trả lương thấp nhất) của chính phủ.
EIS thông báo các cuộc đình công sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 5 nếu chỉnh phủ không nhượng bộ trong khi Bộ trưởng Giáo dục Scotland kêu gọi "hai bên thỏa hiệp".
Bảo Huy
Lương giáo viên hơn 1 tỷ VNĐ/năm, sinh viên sư phạm vẫn không "mặn mà"
Tại một số trường sư phạm ở Hàn Quốc, cứ 10 sinh viên năm nhất thì có 1 em bỏ học giữa chừng để tìm con đường khác.">Lương bao nhiêu mà 500.000 giáo viên Anh đổ ra đường đình công?
Nhận định, soi kèo Plzen vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 21/2: Ngược dòng đi tiếp
Nội dung của việc xây dựng văn hóa học đường xoay quanh một số vấn đề chính yếu sau: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, xây dựng "văn hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp", “văn hóa trong chất lượng đào tạo”.
Trường Đại học Bạc Liêu cho biết, bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học thì việc xây dựng lối ứng xử, giao tiếp có văn hóa trong sinh viên là một việc vô cùng quan trọng. Cung cách ứng xử, giao tiếp thể hiện khá rõ trình độ, đạo đức, nhân cách… giúp tạo mối quan hệ giữa sinh viên với mọi người trong nhà trường, thái độ sinh viên khi gặp người lớn tuổi, mức độ chia sẻ, trao đổi ngôn ngữ với mọi người, hình thành văn hóa trong chất lượng đào tạo, tạo môi trường “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Sinh viên thanh lịch Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Còn tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải từ lâu, việc phát triển văn hóa học đường cũng được quan tâm. Theo đó, nhà trường yêu cầu người học phải có tư cách lịch sự, tôn trọng mọi người; không có những hành vi, biểu hiện thiếu văn hóa như nói tục, chửi bậy, cãi nhau; không sử dụng điện thoại trong giờ học, dự họp.
Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người khác. Khi tham gia hội họp, sinh hoạt, học tập phải đúng giờ, đúng thành phần; vắng mặt phải báo cáo xin phép trước với người chủ trì; phát biểu phải được sự đồng ý của người chủ trì, giữ thái độ đúng mực, không nói chen ngang khi phát biểu, thảo luận.
Về cách ứng xử với bạn bè, người học trong Trường phải luôn tôn trọng, chân thành và thân thiện; đoàn kết, cởi mở, cảm thông, chia sẻ, xây dựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh, động viên và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Thẳng thắn phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực.
Không ganh ghét, đố kỵ, xích mích, bè phái, mất đoàn kết, phản ánh sai sự thật làm tổn thương đến tinh thần và xâm phạm thân thể lẫn nhau. Không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che khuyết điểm.
Sử dụng ngôn từ trong sáng, không nói tục, chửi bậy; hành vi và cử chỉ đúng mực; Thể hiện đức tính khiêm tốn, cầu thị; biết nhận lỗi và sửa lỗi khi sai sót.
Ứng xử với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường người học cần kính trọng, lễ phép, đúng mực với cán bộ, giảng viên, nhân viên (CB-GV-NV). Thái độ chào hỏi, ngôn ngữ trong xưng hô thể hiện sự "tôn sư, trọng đạo".
Không sử dụng mạng xã hội, trang thông tin điện tử, diễn đàn mạng để đăng tin và bình luận thiếu tính xây dựng về Nhà trường; phán xét, nhận định không đúng sự thật theo chiều hướng tiêu cực đối với CB-GV-NV.
Có thái độ tích cực khi bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình, của tập thể đối với Nhà trường, các đơn vị trong Trường và với từng CB-GV-NV trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, trung thực và mang tính xây dựng.
Dũng cảm đấu tranh, lên án hành vi vụ lợi cá nhân; những cá nhân lợi dụng việc chung để thực hiện những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, làm xấu mối quan hệ thầy - trò trong Trường. Mạnh dạn báo cáo và đề nghị Nhà trường làm sáng tỏ mọi hành vi trù dập, đe dọa, gợi ý tiêu cực của CB-GV-NV với người học...
Trường đại học tuyên truyền, kiểm tra sinh viên thực hiện tốt văn hóa học đường
Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp đã tiến hành tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở sinh viên thực hiện văn hoá học đường tại 3 cơ sở.">Trường đại học chung tay xây dựng nét đẹp văn hóa học đường
Biển số "ngũ quý" 9 được cấp cho một phụ nữ là chủ chiếc xe BMW 330i ở quận 7, TP.HCM Những ngày qua người dân, đặc biệt là giới chơi xe rất quan tâm đến việc một phụ nữ trẻ ở TP.HCM khi đi làm thủ tục xin cấp biển số xe ô tô và được cấp một biển số siêu đẹp: 51G-999.99. Chủ xe chỉ mất phí 20 triệu đồng cho phí đăng ký ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Chuyện không có gì đáng bàn nếu không có việc công an thành phố sau đó đã tất bật làm các thủ tục để khẳng định việc cấp biển số này là ngẫu nhiên. Liệu trong số chúng ta, ai tin biển số này được cấp một cách ngẫu nhiên bằng cách bấm số?
Trên thực tế, vẫn có chủ nhân của những chiếc xe “bình dân” may mắn “bốc” được biển số đẹp, chẳng hạn như chủ nhân xe Mazda ở Bình Dương (biển số 61A 666.66) hay xe Toyota Vios ở Hà Nội (30E 999.99) cách đây vài tháng... Tuy nhiên, phải nói là những trường hợp này rất hiếm.
Bởi, rà lại rất nhiều biển số đẹp ở TP.HCM, nhất là các số “ngũ quý” chủ yếu được cấp cho những xe hạng sang. Cụ thể, như xe Mercedes SL350 BKS 51F-666.66 (trên 5,5 tỉ đồng) do một công ty quận 4 sở hữu; xe Mercedes S450 BKS 51G-666.666 (4,1 tỉ đồng) do người phụ nữ ở quận Bình Thạnh đứng tên; xe Lexus LS600 BKS 51F-222.22 (giá 5,2 tỉ đồng) do người một người ngụ quận 3 sở hữu; xe Lexus LX570 BKS 51F-999.99 (giá 8,3 tỉ đồng)...
Điều đó không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi: sao người giàu toàn gặp hên vậy? Có thấy chiếc xe bình thường nào bấm ngẫu nhiên được số “ngũ quý” đâu? Phải chăng chỉ có nhà giàu, xe sang mới bấm ra được biển số đẹp?
Cứ tưởng rằng việc đưa ra phương án bấm số ngẫu nhiên sẽ tạo ra sự công bằng trong quá trình xin cấp biển số xe. Người dân ai cũng hi vọng mình sẽ được hên như những người giàu. Nhưng không! Bởi theo những người rành về công nghệ thì tất cả đều có thể “can thiệp được”.
Việc bán đấu giá biển số xe đẹp nhiều nước đã thực hiện rất thành công. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc này cứ nâng lên rồi hạ xuống nhiều lần. Hiện nay Dự thảo Đề án thí điểm cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá vẫn đang được Bộ Công an lấy ý kiến, chưa biết khi nào mới chính thức triển khai.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định từng đưa ra một con số: Nếu cho đấu giá biển số đẹp, mỗi năm ngân sách Nhà nước có thể thu về gần 5.000 tỷ đồng. Số tiền này có thể xây một cây cầu Rạch Miễu 2 mà hiện nay không biết tìm nguồn vốn ở đâu.
Theo báo Giao thông
Theo bạn, Nhà nước có nên đấu giá biển số đẹp ở Việt Nam? Mọi tin bài, hình ảnh cộng tác xin gửi về email: otoxemay@vietnamnet.vn! Xin cảm ơn
Số đỏ, 7 chiếc ô tô ở Việt Nam đã trúng biển số ngũ quý 9
Một người phụ nữ ở TP.HCM vừa may mắn trở thành "bàn tay vàng trong làng bấm biển" khi ngẫu nhiên bốc được biển số ngũ quý 9 cho chiếc BMW. Trước đó, 6 chủ xe khác cũng đã bốc trúng biển siêu đẹp này.
">Nhà giàu đi xe sang, liên tục 'bốc' biển đẹp, may mắn hay sắp đặt?
30.000đ cho 2 bữa ăn của một gia đình 5 miệng ăn trong thời buổi này là điều không tưởng. Vậy mà hết ngày này qua ngày khác, cả gia đình ông Nguyễn Văn Hùng vẫn cố sống.
Chiếc xích lô dựng trong con hẻm cụt trước căn nhà trọ. Xe đã cũ, bụi bám đầy. Mui xe xếp lại. Nệm ngồi bị lấy mất. Dường như lâu lắm rồi, chiếc xe chưa hề được lăn bánh...
Những đứa con bệnh tật
Chủ của chiếc xe và cũng là người sử dụng nó là thành viên trong căn nhà trọ cuối con hẻm trên đường Tạ Quang Bửu (P5, Q.8, TPHCM). Ông là Nguyễn Văn Hùng 61 tuổi. Ông có dáng người cao, nước da ngăm đen và khuôn mặt rắn rỏi.
Bước đi của ông khập khiễng. Ông cho biết, ông đã có nhiều năm đạp xích lô nuôi sống cả gia đình. Ông không vợ con nhưng còn mẹ và 3 em. Đứa em út đã mất chỉ còn lại 2.
Chiếc xích lô trước cửa nhà Mấy năm gần đây ông bị viêm khớp. Chân ông sưng vù. Không còn khả năng lao động nhưng gánh nặng mưu sinh đè trên vai buộc ông phải tiếp tục. Hàng ngày ông đạp xe đạp đến các lò bánh mì tìm mua lại những bao đựng bột không còn sử dụng. Cứ 100 bao mua về, ông bán lại được lời 20.000đ. Hôm nào may mắn thì kiếm được 70 - 80.000đ, cũng có lúc về tay không.
Tuổi đã cao, bệnh tật dày vò nhưng ông không dám đi khám bệnh. Thu nhập chỉ có thế thì lấy tiền đâu mua thuốc. Thôi thì, nếu đau quá ra tiệm thuốc mua vài viên giảm đau cho qua cơn bệnh...
Căn nhà trọ không quá chật và có thêm gác gỗ. Trong nhà, đồ đạc ngổn ngang nhưng không có thứ gì có giá trị cao. Chiếc TV đời cũ thật to được đặt cạnh bàn thờ. Một bé trai chừng 6 tuổi đang chơi những món đồ chơi đã cũ.
"Thằng em út tôi có vợ và 3 con gái. Sau khi nó mất, vợ nó dắt 2 đứa đi và để lại một đứa ở với mẹ tôi là bà nội nó. Thằng bé này là con của nó. Nó đi giúp việc cho một gia đình ở khá xa nên chỉ một tháng mới về thăm bà, thăm con một lần". Ông Hùng trải lòng với chúng tôi ...
Cả 5 người trong gia đình bà Liên. Hai người đàn ông bước vào nhà. Người già hơn là Nguyễn Phước Khánh, 51 tuổi, dáng to cao. Người trẻ là Nguyễn Thanh Bình, 43 tuổi, thấp và yếu hơn. Cả hai là đều là em ruột của ông Hùng, họ có chung một gương mặt, ngơ ngác đến mức ngây ngô.
Ông Khánh và ông Bình bị bệnh tâm thần dạng nhẹ. Trước đây cả 2 ông đều bình thường khỏe mạnh nhưng từ 5 năm nay cả 2 người tự dưng đổ bệnh. Hai ông hiện đi bán vé số từ sáng sớm đến 10g. Mỗi ngày cả 2 người chỉ bán 75 tờ. Bà con chung quanh ai cũng cảm thông nên đã nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, cũng có lúc gặp những kẻ bất lương lấy vé số rồi móc cả tiền trong túi của 2 người.
Cũng như anh mình, 2 ông đều không vợ con. Cả 3 mặc dù bệnh tật đau yếu nhưng cũng đã cùng nhau góp sức để tự nuôi sống bản thân và chăm sóc mẹ già.
Nuôi mẹ già, cháu nhỏ
Bà Phạm Thị Liên 78 tuổi cùng các con thuê căn nhà này từ hơn 10 năm nay. Những năm đầu bà đi bán củi dầu (cây ngo để nhóm lửa), giờ rảnh bà nhặt thêm ve chai.
Bà kể lại: "Hồi đó tôi còn làm ăn được, đứa con đầu còn đạp xích lô có đồng ra đồng vào, bữa cơm được tươm tất hơn. Mấy năm gần đây, chân tôi đau quá không lết đi được đành phải ngồi một chỗ. Tất cả mọi việc đều phải nhờ vào 3 đứa con và đứa cháu cố này".
Nhà nhiều đồ đạc nhưng không có món đồ nào đáng giá. Hiện nay, tiền nhà 1,2 triệu/tháng anh Hùng phải gánh vác. Anh Khánh và anh Bình góp vào 30.000đ/ngày để có 2 bữa ăn cho cả nhà. Thêm vào đó, mẹ đứa bé phụ thêm mỗi tháng 500.000 đồng để nuôi cháu.
30.000đ cho 2 bữa ăn của một gia đình 5 miệng ăn trong thời buổi này là điều không tưởng. Vậy mà hết ngày này qua ngày khác, cả gia đình vẫn cố sống. Nhiều người ở gần đó kể lại, bữa ăn của họ chỉ có rau luộc, canh và nước tương. Cứ 2 ngày là hết 1 chai nước tương vì đây là thức ăn chính của cả nhà.
Bà Liên cho biết, trước đây cả nhà bà đều được cấp miễn phí bảo hiểm y tế. Gần đây, chỉ còn lại 2 người bị bệnh tâm thần được cấp. Bà và ông Hùng có bệnh cũng không dám đi khám vì không có tiền. Bà nói: Tuy không còn làm được nhưng tôi vẫn là người phụ nữ duy nhất trong nhà. Mọi việc từ miếng ăn, giấc ngủ của các con đều một tay tôi lo liệu. Con tôi, đứa nào cũng bệnh tật - nhất là 2 đứa tâm thần - lỡ một mai tôi mất đi thì lấy ai lo cho chúng ?".
Hai anh em bị bệnh tâm thần. Trước nỗi lo của bà, chúng tôi đã đến UBND phường 5 để tìm hiểu thêm. Bà Võ Thị Bích Tuyền, cán bộ phụ trách xóa đói giảm nghèo thừa nhận gia đình bà Liên thuộc diện gia đình nghèo, nhiều khó khăn. Bà có hộ khẩu thường trú ở P.9 nhưng về đây tạm trú đã được phường cũng như bà con chung quanh hết sức quan tâm hổ trợ mới có thể tạm ổn qua ngày.
Không tính đến đứa bé, cả 4 người trong gia đình đều sức cùng lực kiệt. Chúng tôi vẫn chưa hình dung ra, nều có một sự cố gì xảy ra, gia đình bà Liên rồi sẽ ra sao?
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Hùng, địa chỉ: 911/38/4 Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ ông Nguyễn Văn Hùng, MS 2018.114
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Tiếng nổ sân khấu trong ký ức hãi hùng của nghệ sĩ Thiên Kim
Tiếng nổ vang lên, khói bao trùm sân khấu. Quả bom đã cướp đi sinh mạng của 3 người. Nghệ sĩ Thiên Kim bị thương và mang những ám ảnh đó đi suốt quãng đời còn lại.
">Bữa cơm 15.000 đồng của gia đình 5 người ở Sài Gòn