Nhận định, soi kèo Uthai Thani vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 10/2: Cửa trên thắng thế

Thời sự 2025-02-15 02:23:51 5469
ậnđịnhsoikèoUthaiThanivsNongbuaPitchayahngàyCửatrênthắngthếlịch mc   Hư Vân - 10/02/2025 04:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://live.tour-time.com/html/9f198880.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Hussein Irbid vs Sharjah, 22h59 ngày 11/2: Khách tự tin nhập cuộc

Sáng 3/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết từ 18h ngày 2/7 đến 6h ngày 3/7 (trong 12 giờ qua), TP.HCM ghi nhận thêm 215 ca Covid-19 được Bộ Y tế công bố bệnh nhận 18146-18360.

Tính riêng số lượng của đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM có tổng cộng 4.936 bệnh nhân Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố.

Trong 215 ca Covid-19 có 33 trường hợp đang điều tra dịch tễ, các trường hợp còn lại là tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa. Hiện thành phố đang hoàn tất hồ sơ chi tiết của các trường hợp này.

{keywords}
TPHCM đang triển khai chiến dịch lấy mẫu tầm soát cộng đồng để truy tìm F0

HCDC thông tin thêm, thành phố đang triển khai chiến dịch lấy mẫu tầm soát cộng đồng trên toàn thành để đánh giá nguy cơ dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng kịch bản 10.000 thậm chí là 15.000 giường phục vụ điều trị khi cần thiết. Việc tiếp nhận điều trị bệnh nhân được phân theo 3 tầng: không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; có triệu chứng; triệu chứng nặng, nguy kịch.

TP cũng tăng cường kiểm soát, siết chặt các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các khu vực trọng yếu như bệnh viện, khu vực sản xuất.

HCDC đề nghị người dân tuân thủ đúng các quy định của Chỉ thị 10 của UBND Thành phố, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K của Bộ Y tế khi ra khỏi nhà. Tuân thủ quy định trong khu vực phong tỏa, khu cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM

TP.HCM phát hiện thêm ba chuỗi lây nhiễm mới

TP.HCM phát hiện thêm ba chuỗi lây nhiễm mới

Ngoài các chuỗi lây nhiễm cũ, TP.HCM vừa phát hiện thêm 3 chuỗi lây nhiễm mới ở công ty và bệnh viện.

">

Thêm 215 ca nhiễm Covid

DIC Corp - DIG vừa công bố biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án hợp tác đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu tại phường 12, TP Vũng Tàu.

Kết quả cho thấy, trong gần 9.000 phiếu phát đi, đơn vị này chỉ thu về 149 phiếu; trong đó có 145 phiếu hợp lệ và chỉ có 33,07% ý kiến đồng ý; 26,57% không đồng ý và 20,31% không có ý kiến.

{keywords}
Cổ đông DIC Corp không đồng ý phương án liên doanh với Him Lam để tiếp tục triển khai dự án khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu

“Căn cứ kết quả trên, Đại hội đồng cổ đông đã không thông qua chủ trương hợp tác đầu tư dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu và các nội dung ủy quyền cho HĐQT theo tờ trình ngày 27/8/2020”, thông báo của DIC Corp nêu rõ.

Trước đó, do khó huy động vốn và lo ngại về tiến độ dự án, cuối tháng 8 vừa qua, DIC Corp đã gửi đến cổ đông tờ trình về việc hợp tác tại dự án. Theo đó, chủ trương công ty là hợp tác với công ty con do Công ty CP Him Lam chỉ định để thực hiện đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu.

Tại văn bản gửi đến cổ đông, DIC cho biết, nếu được cổ đông thông qua, 2 bên sẽ góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên với vốn điều lệ dự kiến là 1.700 tỷ đồng. Ban đầu, vốn điều lệ pháp nhân mới là 700 tỷ đồng, sau đó tăng thêm 1.000 tỷ đồng lên 1.700 tỷ đồng.

Về tỷ trọng, DIC Corp sở hữu 65% vốn điều lệ, công ty con do Him Lam chỉ định sở hữu 35%. Phía Him Lam giao toàn quyền quyết định đầu tư cho DIC Corp và không tham gia vào các vấn đề đầu tư liên quan đến dự án. Tuy nhiên, lợi ích sẽ phải chia theo tỷ lệ vốn góp, dự kiến dự án sẽ mang lại nguồn thu từ 2021-2026; quý II/2021 sẽ bắt đầu bán hàng.

DIC Corp tiếp tục gặp khó?

Dự án khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu có quy mô 90ha nằm ở phường 12, TP Vũng Tàu, được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt chọn DIC Corp làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 đến 2026.

Theo DIC Corp, tính đến hết tháng 7/2020, dự án cơ bản hoàn thành các thủ tục pháp lý, đang thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, đã bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 7/90 ha.

{keywords}
Dự án đã bị đưa vào diện giám sát các dự án chậm triển khai của UBND TP Vũng Tàu, nếu không triển khai sớm sẽ bị tỉnh thu hồi 

Tuy nhiên, dự án cũng đang gặp phải những khó khăn. DIC Corp cho biết đã qua hơn một nửa thời gian cho phép thực hiện mà dự án vẫn chưa thể khởi công chủ yếu do thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng còn gặp vướng mắc. Chủ đầu tư đã bị cơ quan chức năng có thẩm quyền nhắc nhở về việc dự án chậm triển khai.

Tổng mức đầu tư dự án hiện nay khoảng 10.500 tỷ đồng đã tăng gấp 2,6 lần so với con số hơn 4.000 tỷ phê duyệt năm 2017. Trung bình một năm không triển khai, tổng mức đầu tư dự án tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng.

DIC tự đánh giá nguồn lực hiện có rất hạn chế. Do đó, việc tự bố trí nguồn vốn cho dự án trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn và cần có thời gian để thu xếp nhưng tiến độ thực hiện dự án không cho phép. Sau khi rà soát lại toàn bộ các nguồn thu – chi của DIC Corp 5 tháng cuối năm 2020, công ty đang bị hụt khoảng hơn 3.340 tỷ đồng cho việc giải ngân các dự án và chi phí khác.

DIC muốn hợp tác với Him Lam vì đánh giá đây là đơn vị duy nhất thật sự quan tâm đến dự án và có năng lực tài chính, kinh nghiệm, thương hiệu.

Với việc cổ đông bác kế hoạch huy động vốn này, DIC Corp có thể sẽ tiếp tục “gặp khó” tại dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu.

Vào diện giám sát, không sớm triển khai sẽ bị thu hồi  

Được biết, trên địa bàn tỉnh, ngoài dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu, DIC Corp đang thực hiện thủ tục xin đầu tư một số dự án mới như dự án Khu công viên văn hóa – đô thị Bàu Trũng, dự án Tổ hợp du lịch DIC Star Vũng Tàu tại khu vực Nghinh Phong.

Theo đánh giá của doanh nghiệp, việc chậm triển khai dự án sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DIC Corp với các lãnh đạo địa phương trong khi đơn vị đang thực hiện xin đầu tư các dự án khác.

Bên cạnh đó, dự án đã bị đưa vào diện giám sát các dự án chậm triển khai của UBND TP Vũng Tàu, nếu không triển khai sớm sẽ bị tỉnh thu hồi.

Hồng Khanh

Đống tiền chôn trong hàng trăm dự án bỏ hoang ở Hà Nội

Đống tiền chôn trong hàng trăm dự án bỏ hoang ở Hà Nội

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung báo chí phản ánh hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" ở Hà Nội gây lãng phí tài nguyên đất.

">

Cổ đông DIC Corp từ chối hợp tác Him Lam làm KĐT Bắc Vũng Tàu

{keywords}
Doanh số 3 tháng gần đây của các mẫu xe bán tải

Tuy có giảm doanh số đáng kể nhưng Ranger vẫn "chiễm chệ" ở top 1 một cách tuyệt đối, các đối thủ khác dù có doanh số tăng trưởng cao cũng vẫn còn một khoảng cách rất xa mới tiệm cận được vị trí này. Thứ hạng các mẫu xe bán tải trong tháng 11 không có sự thay đổi so với tháng trước.

Dưới đây là doanh số cụ thể của 5 mẫu xe bán tải trong tháng 11/2021:

1. Ford Ranger: 2.102 chiếc

Kết thúc tháng 11, Ford Ranger bán được 2.102 chiếc, giảm gần 19% so với tháng 10 (với 2.583 chiếc). Tuy vậy, doanh số của "vua bán tải" vẫn chiếm hơn 60% tổng doanh số của tất cả các mẫu xe trong phân khúc cộng lại. Cộng dồn 11 tháng đã qua, Ford Ranger bán được 14.461 chiếc và là mẫu xe bán chạy nhất của Ford Việt Nam.

{keywords}
Ford Ranger không dể để bị lật đổ ở phân khúc xe bán tải.

Ford Ranger đã được chuyển về lắp ráp tại Việt Nam từ tháng 6/2021 gồm các phiên bản: XL, XLS, LTD và Wildtrak giá 616-925 triệu đồng.

Riêng bản XLS (cả MT và AT, giá lần lượt 630 triệu và 650 triệu đồng) vẫn duy trì nhập khẩu từ Thái Lan để bán song song với các phiên bản lắp ráp. Thông số các phiên bản lắp ráp không thay đổi so với xe nhập khẩu, nhưng nhà phân phối sẽ chủ động được nguồn cung hơn trước.

2. Toyota Hilux: 712 chiếc

So với doanh số của thán 10 là 607 chiếc, Toyota Hilux bán được đã đạt 712 chiếc trong tháng 11, tăng 17,3%. Doanh số này giúp mẫu bán tải của Toyota tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong phân khúc và bỏ khá xa đối thủ đồng hương là Mitsubishi Triton. Lũy kế từ đầu năm, Hilux bán được 4.118 chiếc. 

Bán tải tháng 10/2021: Ford Ranger vẫn đứng đầu, Isuzu D-Max đội sổ
Toyota Hilux 

Toyota Việt Nam đã giới thiệu mẫu bán tải Hilux phiên bản 2020 ra thị trường từ tháng 8/2020 và duy trì đến nay với 4 phiên bản. Ở phiên bản mới, Hilux đắt nhất ở mức 913-921 triệu và rẻ nhất 628-636 triệu. Mức tăng cao nhất thuộc về bản 2.8 4x4 AT Adventure, thay thế bản 2.8G 4x4 AT, tăng 35-43 triệu. 

3. Mitsubishi Triton: 411 chiếc

Với 411 chiếc bán ra trong tháng 11, doanh số của Triton chỉ tăng khá khiêm tốn là 11 chiếc, tương ứng tăng 2,8%. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, Mitsubishi Triton bán được tổng cộng 2.708 chiếc, cũng xếp thứ 3 phân khúc.

Bán tải tháng 10/2021: Ford Ranger vẫn đứng đầu, Isuzu D-Max đội sổ
Mitsubishi Triton

Mitsubishi Triton 2021 đang được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 7 phiên bản, giá bán dao động từ 555 đến 865 triệu đồng.

4. Mazda BT-50: 125 chiếc

Kết thúc tháng 11 vừa qua, Mazda BT-50 bán được 125 chiếc, tăng vỏn vẹn 5 xe so với tháng 10, tương tứng tăng 4,1%. Cộng dồn 10 tháng đã qua, Mazda BT-50 bán được 1.158 chiếc.

Bán tải tháng 10/2021: Ford Ranger vẫn đứng đầu, Isuzu D-Max đội sổ
Mazda BT-50 thế hệ mới

Cuối tháng 8 vừa qua, thế hệ mới All New Mazda BT-50 đã chính thức ra mắt và tiếp tục có 4 lựa chọn phiên bản là 1.9 Premium (4x4); 1.9 Luxury (4x2); 1.9 AT (4x2) và 1.9 MT (4x2), giá bán từ 659 triệu. 

5. Isuzu D-Max: 53 chiếc

Kết quả bán hàng tháng 11 của Isuzu D-Max được coi là tốt nhất từ đầu năm đến nay với 53 chiếc, tăng 15 chiếc (tương ứng tăng 39,4%) so với tháng 10. Doanh số luỹ kế 11 tháng đầu năm, D-Max bán được 182 chiếc. Tuy vậy, doanh số trên vẫn là quá ít để đưa mẫu xe này thoát khỏi vị trí cuối cùng của phân khúc.

Bán tải tháng 10/2021: Ford Ranger vẫn đứng đầu, Isuzu D-Max đội sổ
Isuzu D-Max thế hệ mới

Isuzu D-Max thế hệ mới được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam với 3 phiên bản thay vì 4 bản như trước từ tháng 4. Giá dao động từ 630-850 triệu đồng. So với thế hệ cũ, Isuzu D-Max bị chê bởi giá bán đắt, tăng cả trăm triệu so với trước đây nên sẽ khó cạnh tranh so với các đối thủ mạnh khác.

Hoàng Hiệp

Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Top 10 xe bán chạy tháng 11: Corolla Cross lên đỉnh, Accent bất ngờ rớt top

Top 10 xe bán chạy tháng 11: Corolla Cross lên đỉnh, Accent bất ngờ rớt top

Top xe bán chạy tháng 11 có sự xáo trộn ở hầu hết các vị trí, trong đó Toyota Corolla Cross bứt phá ngoạn mục để lần đầu trên đỉnh. Ngược lại, "cựu vương" Hyundai Accent lại khá bết bát và lần đầu tiên bật khỏi top 10.

">

Xe bán tải tháng 11/2021: Ranger 'tụt' doanh số nhưng vẫn độc chiếm ngôi đầu

Nhận định, soi kèo Sporting Club Bengaluru vs Rajasthan United, 15h30 ngày 13/2: 3 điểm xa nhà

Ngày 4/9 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Bitexco do ông Vũ Quang Hội – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc làm người đại diện pháp luật.

Quyết định do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn ký nêu rõ: Công ty CP Bitexco đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định. Quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 11, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

{keywords}
Có khoảng 500 căn nhà thấp tầng được Công ty CP Bitexco xây dựng khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo đó, hình thức xử phạt chính là phạt tiền 350 triệu đồng. Quyết định cũng yêu cầu Công ty CP Bitexco buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời gian 9 tháng.

Trước đó, Chi cục Bảo vệ môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty CP Bitexco - chủ đầu tư dự án khu đô thị nam đường vành đai 3 (dự án The Manor Central Park), phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Cũng liên quan tới dự án khu đô thị The Manor Central Park, thời gian qua UBND huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên – môi trường của Công ty CP Bitexco.

Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, công ty này không cung cấp được báo cáo đánh giá tác động môi trường hạng mục nhà thấp tầng. Trong khi đó chủ đầu tư đã triển khai xây dựng hàng trăm căn nhà thấp tầng để bán cho khách hàng.

Ngày 30/6/2020, UBND huyện Thanh Trì có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xem xét, xử lí do hành vi vi phạm của Công ty CP Bitexco đang thi công hạng mục nhà ở thấp tầng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trao đổi với PV VietNamNet, phía truyền thông Công ty CP Bitexco cho biết, ngày 9/9 vừa qua (sau chưa đầy 1 tuần có quyết định xử phạt vi phạm hành chính - PV), pháp lý về đánh giá tác động môi trường cho dự án và hạng mục nhà thấp tầng đã được hoàn thiện.

Tuy nhiên, dư luận không khỏi băn khoăn, trong suốt thời gian dài dù không có báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ đầu tư vẫn thi công, xây dựng xong và rao bán hàng trăm căn nhà ở thấp tầng gồm biệt thự và nhà ở liền kề với giá bán hàng chục tỷ đồng mỗi căn.  

Dự án BT lụt tiến độ liên tục được ‘nới’ hạn

Dự án khu đô thị The Manor Central Park có quy mô 89ha, đây là diện tích đất đối ứng được TP Hà Nội giao cho Công ty CP Bitexco khi thực hiện dự án đầu tư BT (đổi đất lấy hạ tầng) - đầu tư xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (Dự án).

Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 4/2011 với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án dài khoảng 3,76km gồm một tuyến chính dài 2,5km, nền đường rộng 53,5m và một tuyến đường phụ dài 1,1km, nền đường rộng 20,5m.

Công trình thực hiện theo hình thức BT (Xây dựng - Chuyển giao), áp dụng cơ chế chỉ định thầu và Công ty CP Bitexco được TP Hà Nội chọn làm nhà đầu tư.

{keywords}
Đại lộ Chu Văn An bao quanh Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An nối từ Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) - Xa La (Hà Đông, Hà Nội) dù được thông xe vẫn chưa hoàn thiện toàn tuyến (Ảnh chụp từ bản đồ vệ tinh Google maps ngày 21/9)

Dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến tháng 5/2014 mới khởi công xây dựng. Tuy nhiên, đến khi hợp đồng dự án kết thúc vào tháng 4/2017 (sau 36 tháng), nhà đầu tư Bitexco đã không hoàn thành công tác thi công.

Đến ngày 25/6/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 3830 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án. Trong quyết định này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND TP Hà Nội đã chấp thuận bổ sung thêm một số hạng mục: Nút giao, hệ thống thoát nước… và kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng từ 36 tháng theo hợp đồng ban đầu lên thành 54 tháng (tính từ tháng 5/2014), kết thúc vào tháng 11/2018.

Dù vậy nhưng khi kết thúc tháng 11/2018, công tác thi công dự án không hoàn thành tiến độ công trình theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án. Hà Nội tiếp tục “nới” hạn lên tới 67 tháng (thêm 13 tháng, kể từ tháng 5/2014), như vậy, dự án BT của Công ty Bitexco đã có tới 2 lần điều chỉnh mốc thời gian hoàn thành dự án (từ 36 tháng lên 54 tháng rồi lên 67 tháng). Đến đầu năm 2020, sau gần 10 năm phê duyệt, Đại lộ Chu Văn An nối liền đường Nguyễn Xiển với khu vực Xa La được thông xe.

Trong khi dự án BT liên tục “vỡ tiến độ” thì phần đất đối ứng làm khu đô thị The Manor Central Park được Bitexco thi công nhanh chóng, rao bán để thu hồi vốn cho tuyến đường thi công ì ạch trong đó có hàng trăm căn biệt thự, liền kề thấp tầng xây dựng hoàn thành dù không có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Không có vùng cấm với cá nhân, tổ chức vi phạm xây dựng

Mới đây, nêu tại văn bản trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ hợp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tình trạng xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan, công tác quản lý xây dựng tại nhiều địa phương bộc lộ điểm yếu, bất cập dẫn đến nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép gần hoàn thiện mới được phát hiện, Bộ Xây dựng thừa nhận tại một số địa phương tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng còn diễn biến phức tạp, chưa được xử lý nghiêm túc, thiếu kiên quyết, dứt điểm. Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch được duyệt; tiến hành thanh kiểm tra giám sát các công trình ngay từ giai đoạn khởi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Đặc biệt lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định, không có vùng cấm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức có thẩm quyền để xảy ra vi phạm mà không xử lý, xử lý không kịp thời, không triệt để hoặc có hành vi dung túng, bao che cho hành vi vi phạm.

Thuận Phong

Nguy cơ tiếp tục vỡ tiến độ đường BT 1.500 tỷ của Bitexco

Nguy cơ tiếp tục vỡ tiến độ đường BT 1.500 tỷ của Bitexco

- Sau khi gia hạn từ 36 tháng lên 54 tháng, UBND TP Hà Nội tiếp tục điều chỉnh thời gian hoàn thành hợp đồng dự án BT của Công ty Bitexco lên 67 tháng. Trong khi đó, khu tái định cư vẫn đang GPMB chưa đầu tư xây dựng…

">

Bitexco xây hàng trăm nhà thấp tầng không có đánh giá tác động môi trường

{keywords}Hiện tại, 2 trong 3 tuyến cáp gặp sự cố hồi cuối năm ngoái đã được đơn vị quản lý hoàn thành công tác sửa chữa (Ảnh minh họa: Internet)

Cùng với cáp IA, một tuyến cáp biển khác là Asia Pacific Gateway (APG) cũng đã được sửa chữa, khắc phục xong sự cố vào ngày 27/2. Như vậy, sau gần 3 tháng gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc), tuyến cáp biển APG hiện đã khôi phục hoạt động bình thường.

Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, tuyến cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km, với các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Với việc cả 2 tuyến cáp biển quốc tế IA và APG đã sửa chữa xong lỗi, khôi phục dung lượng trên tuyến, áp lực đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng của các nhà mạng đã giảm đáng kể. Bởi lẽ, thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất tuyến cáp Asia America Gateway (AAG) chưa khắc phục xong sự cố, bị gián đoạn dịch vụ.

Là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, AAG được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009. Những năm qua, tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố, hoặc được bảo trì, khiến cho việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng Việt Nam như dịch vụ web, email, video, mạng xã hội… đi quốc tế bị chậm.

Lần gần đây nhất, cáp AAG gặp sự cố vào tối 22/10/2021. Sự cố gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. Khi đó, đơn vị quản lý tuyến cáp dự kiến lỗi cáp sẽ được khắc phục xong vào giữa tháng 12/2021.

Tuy nhiên, sau đó các ISP tại Việt Nam đã liên tục nhận được thông báo lùi thời gian sửa chữa. Đến 15h ngày 29/12/2021, lỗi trên nhánh cáp kết nối hướng Singapore của tuyến AAG đã được khắc phục xong. Trong khi đó, sự cố xảy ra trên nhánh cáp S1I hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) với 3 điểm lỗi hiện vẫn chưa được sửa. Theo lịch mới nhất, thời điểm hoàn thành việc khắc phục các lỗi trên nhánh S1I của tuyến cáp AAG là ngày 13/3/2022.

Vân Anh

Thêm 1 tuyến cáp biển IA gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng

Thêm 1 tuyến cáp biển IA gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng

Ngoài 2 tuyến cáp quang biển quốc tế AAG và APG vẫn đang gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trong năm ngoái, hiện còn có thêm tuyến cáp Liên Á (IA) cũng bị lỗi, phải bảo dưỡng để khắc phục.

">

Sửa xong 2 trong 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố

友情链接