您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Soi kèo góc Brighton vs Leicester City, 21h00 ngày 12/4
NEWS2025-04-29 17:35:22【Ngoại Hạng Anh】4人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 12/04/2025 09:50 Kèo phạt góc xe đạp đắt nhất thế giớixe đạp đắt nhất thế giới、、
很赞哦!(73)
相关文章
- Cơ hội vàng khi mua laptop Fujitsu
- Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, tạo luồng sinh khí mới
- 5 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ vì rất giàu dinh dưỡng
- Đề xuất bổ sung loạt đối tượng thuộc nhóm bắt buộc tham gia BHYT
- Tivi cho trẻ em
- Dịch vụ chăm sóc y tế ngay tại nhà cho cư dân Ocean City
- Kết quả bóng đá Union Saint
- Khi người Việt mua đất, tuyển người bằng công nghệ Blockchain
- Nhận định, soi kèo Dynamo Moscow vs Zenit, 18h00 ngày 26/4: Khó tin cửa trên
- Báo cáo bí ẩn của bác sĩ giúp kẻ sát nhân thoát án tử
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Oman Club, 23h20 ngày 28/4: Phá dớp đối đầu
- Khối u từ xương chậu phát triển lớn dần, phá huỷ toàn bộ ổ cối, xâm lấn cả vào ổ bụng. Chàng trai xứ Nghệ cõng khối u 45kg, phải bò trên đường">
Hiếm gặp: U mọc từ háng xuyên vào ổ bụng chàng trai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế của Bộ TT&TT đã có những thành tựu rất cơ bản. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, trước những nhiệm vụ, trọng trách lớn được giao, Bộ TT&TT đã có bước chuyển mình quan trọng, là một trong những bộ năng động, cả trong bình diện xây dựng thể chế chính sách, phát huy vai trò quản lý nhà nước, cũng như trong thúc đẩy phát triển 3 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia.
Người đứng đầu Quốc hội cũng đánh giá cao Bộ TT&TT trong công tác quản lý báo chí; đảm bảo an toàn thông tin mạng, nỗ lực quét “rác” trên không gian mạng; trong việc tham mưu cho Chính phủ để thay đổi nhận thức, cách làm với công tác truyền thông chính sách của cơ quan nhà nước; và đặc biệt là công tác xây dựng thể chế. “Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của Bộ TT&TT đã có những thành tựu rất cơ bản”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ngành TT&TT có đóng góp rất lớn cho đất nước, đang là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững, với doanh thu 1 năm trên 160 tỷ USD. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, TT&TT là một ngành về công nghệ, công nghiệp và dịch vụ nhưng tất cả đều xoay quanh công nghệ số, là công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngành đang có đóng góp rất lớn cho đất nước, là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Thay mặt Bộ TT& TT báo cáo với đoàn công tác, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành là 3.893.595 tỷ đồng, tăng 12,7%; nộp ngân sách 98.982 tỷ đồng, tăng 24,8%. Lao động toàn ngành là trên 1,5 triệu người, tổng số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp toàn ngành là gần 85.000 đơn vị, trong đó có khoảng trên 70.000 doanh nghiệp công nghệ số.
Thứ trưởng Phạm Đức Long báo cáo với đoàn công tác của Quốc hội về sự phát triển của ngành TT&TT. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Bên cạnh phát triển sản xuất kinh doanh, ngành TT&TT cũng đã tập trung xây dựng, phát triển thể chế. Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, Bộ TT&TT đã và đang xây dựng 4 Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Các Luật dự kiến xây dựng trong thời gian tới là các Luật về bưu chính, báo chí, xuất bản và chính phủ số dự kiến sẽ được xây dựng, sửa đổi trong thời gian tới.
Năm 2023 đã được chọn là năm dữ liệu số, với các định hướng lớn sẽ được tập trung như: năm thực thi các chiến lược đã ký; Cách tiếp cận mới - Có lợi cho người dân, tạo ra giá trị, chất lượng, bền vững; Cải cách hành chính, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến.
Cùng với đó, nâng cao thứ hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Việt Nam; quản lý các nền tảng xuyên biên giới; sử dụng các công nghệ lớn để giải các bài toán nhỏ của Việt Nam; thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài cũng là nội dung sẽ được Bộ tập trung trong năm nay.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng thông tin về các kết quả đạt được của chuyển đổi số Việt Nam. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Cập nhật về kết quả chuyển đổi số quốc gia từ năm 2020 đến nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho hay, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia về chính phủ số, chính phủ điện tử, với chỉ số thuộc nhóm quốc gia ở mức cao. An toàn thông tin mạng đã tăng 75 bậc, hiện xếp thứ 25/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đóng góp của kinh tế số vào GDP Việt Nam theo ước tính của Bộ TT&TT đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% vào năm 2022. Về xã hội số, Việt Nam đang làm tốt việc phổ cập điện thoại thông minh, tài khoản thanh toán số đến người dân và cáp quang băng rộng đến hộ gia đình.
“Liên tục trong 3 năm từ 2020 đến 2022, kết quả đánh giá của Bộ TT&TT cũng khá tương đồng với Liên hợp quốc, chỉ số chuyển đổi số quốc gia và các chỉ số thành phần về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều tăng qua các năm”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng thông tin.
Cam kết nỗ lực góp sức tổ chức hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu
Công tác chuẩn bị cho hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 và chuyến công tác cấp cao của Quốc hội đến một số nước Mỹ Latin cũng là nội dung quan trọng được các đại biểu tập trung trao đổi tại buổi làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì phiên thảo luận tại buổi làm việc với Bộ TT&TT. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Diễn ra vào trung tuần tháng 9/2023, hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Trên cơ sở chủ đề chung, các phiên thảo luận chuyên đề tại hội nghị sẽ tập trung vào 3 chuyên đề: Chuyển đổi số; Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và con người trong phát triển bền vững.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nêu đề xuất của Bộ về 10 nội dung cho các phiên chuyên đề hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Về chuẩn bị cho chuyến thăm của đoàn công tác Quốc hội tới một số nước Mỹ Latin, Bộ TT&TT cũng báo cáo Chủ tịch Quốc hội về các hợp tác trong lĩnh vực TT&TT cũng như đề xuất thông điệp trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội với sinh viên Đại học Quốc gia Uruguay.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà trao đổi tại buổi làm việc. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Các thành viên đoàn công tác của Quốc hội đều đánh giá cao đề xuất nội dung về chuyển đổi số của Bộ TT&TT. Ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhận định, 10 nội dung cho phiên chuyển đổi số của Bộ TT&TT rất phù hợp. Đồng quan điểm, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, trong 10 nội dung Bộ TT&TT đề xuất, có thể chọn từ 4- 6 nội dung để thảo luận tại hội nghị như chuyển đổi số và cơ hội thay đổi thứ hạng quốc gia, chuyển đổi số và nghị sĩ số, Nền tảng số kết nối nghị sĩ thế giới…
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị chọn từ 4- 6 chủ đề Bộ TT&TT đề xuất để thảo luận tại hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Kết luận buổi làm việc, nhấn mạnh đây là cơ hội rất tốt để quảng bá về đất nước, con người Việt Nam với thế giới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tích cực đóng góp cho việc tổ chức hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, cụ thể là về nội dung và tuyên truyền.
Người đứng đầu Quốc hội cũng mong Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp lớn của ngành sẽ tích cực tham gia cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT tổ chức triển lãm thành tựu chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và sản phẩm OCOP.
Đai diện các doanh nghiệp ngành TT&TT, Chủ tịch VNPT Tô Dũng Thái khẳng định, để quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao vị thế quốc gia, các việc được Quốc hội, Bộ TT&TT phân công, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết sức mình, bàn bạc với nhau để có thể làm tốt nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sách tem về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Bộ sẽ lĩnh hội đầy đủ các chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và tổ chức triển khai với tinh thần nghiêm túc nhất, tạo ra kết quả cuối cùng hiệu quả nhất, đặc biệt là việc xây dựng và hoạch định thể chế số mở đường cho chuyển đổi số quốc gia, để chuyển đổi số trở thành 1 phương thức phát triển mới có tính đột phá giúp đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ TT&TT cam kết sẽ chuẩn bị tốt nhất các nội dung liên quan đến chuyển đổi số tại hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung phục vụ chuyến thăm chính thức 1 số nước Mỹ Latin của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; đảm bảo chất lượng, thời gian với các dự án luật do Bộ TT&TT dự thảo tham mưu Chính phủ trình Quốc hội.
Bên cạnh cam kết hỗ trợ xây dựng Quốc hội điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn đề xuất 3 nội dung để Quốc hội Việt Nam đóng góp với IPU, đó là hỗ trợ kết nối hội nghị giữa và với các Quốc hội toàn cầu; xây dựng cơ sở dữ liệu về luật pháp toàn cầu bằng tiếng Anh, đi cùng các công cụ tìm kiếm trợ lý ảo để Quốc hội các nước có thể khai thác tri thức, thể chế toàn cầu; xây dựng một nền tảng số nhắn tin, trao đổi bằng text để các nghị sĩ tương tác trao đổi trong môi trường đa ngôn ngữ.
'Mong xuất bản VN sớm thành ngành công nghiệp trí tuệ, văn hoá'
"Tôi mong có thật nhiều đơn vị xuất bản Việt Nam đến với các hội sách lớn của thế giới, mong xuất bản nước nhà sớm thành ngành công nghiệp trí tuệ, công nghiệp văn hoá", TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.">Việt Nam liên tục tăng hạng chỉ số về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
Ảnh minh họa Cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thông qua các gói giải pháp cụ thể, Sở Công thương xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử hàng năm để cụ thể hóa các nhiệm vụ triển khai thực hiện; đang vận hành sàn thương mại điện tử Đặc sản Bến Tre với gần 73 gian hàng và 240 sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh kinh doanh, quảng bá sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; song song đó, đang phối hợp liên kết sàn thương mại điện tử của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với nhau cùng phát triển các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của vùng…
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 4.498 người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính, đạt tỷ lệ 100%. Tính đến nay tất cả doanh nghiệp hiện có đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi số thành công trong việc khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký số.
Hướng tới, Sở Công thương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Nâng cấp và vận hành sàn TMĐT Đặc sản Bến Tre nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh nhà; đồng thời, kết nối với sàn TMĐT của các tỉnh trong khu vực. Đề xuất và thực hiện xây dựng mô hình thí điểm xã thương mại điện tử theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025. Hiện tại Sở Công thương đã nhận được 07 đề xuất triển khai thí điểm mô hình xã thương mại điện tử của UBND các huyện, thành phố; dự kiến Sở sẽ triển khai bắt đầu từ đầu tháng 8/2023.
Vân Anh và nhóm PV, BTV">Bến Tre hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thông qua các gói giải pháp cụ thể
Soi kèo góc Venezia vs AC Milan, 17h30 ngày 27/4
Bệnh nhi 11 tuổi ở tỉnh Gia Lai được kiểm tra sức khỏe. Ảnh: SGGP Do số lượng ca mắc rất hiếm nên theo Medicalnewstoday, các bác sĩ gặp trở ngại khi tiên lượng hoặc kiểm tra phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất. Tình trạng này có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi cá nhân.
Một nghiên cứu điển hình được công bố trên Ashpublications vào năm 2013 đã thu thập dữ liệu về một cô gái 18 tuổi. Trong 6 tháng, cô bị chảy máu ở trán, mắt, tay, rốn và móng tay. Tất cả xét nghiệm y tế cho thấy sức khỏe bệnh nhân bình thường, mặc dù tần suất chảy máu tăng lên theo thời gian.
Khi nhập viện, cô gái đã trải qua 30 đợt chảy máu khác nhau. Các bác sĩ không chẩn đoán hoặc điều trị được nguyên nhân gây chảy máu, nhưng 20 tháng sau đó, tình trạng chảy máu đã giảm đi rất nhiều.
Nguyên nhân
Chảy máu xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ. Một số mạch máu, bao gồm cả những mạch gần tuyến mồ hôi và niêm mạc, nằm sát bề mặt da hơn. Điều này khiến chúng dễ bị vỡ hơn. Do đó, đổ mồ hôi máu phổ biến hơn ở mũi, trán và các bộ phận khác của cơ thể nằm gần tuyến mồ hôi hoặc niêm mạc.
Những căng thẳng về thể chất và tâm lý bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi máu.
Mặc dù căng thẳng có thể đóng một vai trò nào đó nhưng không thể giải thích đầy đủ hiện tượng này. Tỷ lệ căng thẳng, rối loạn lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác đã tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên hội chứng đổ mồ hôi máu thì không. Điều này cho thấy những bất thường khác có thể đóng một vai trò nào đó.
Những người có tiền sử đổ mồ hôi máu có khả năng có khiếm khuyết ở lớp hạ bì của da, tạo không gian cho máu tích tụ.
Nghiên cứu năm 2013 kể chi tiết câu chuyện về một bé gái 12 tuổi mắc chứng đổ mồ hôi máu. Bệnh nhi không bị rối loạn chảy máu, không có tình trạng bệnh lý rõ ràng nào khác và không có tiền sử bất ổn tâm lý hay căng thẳng. Mỗi đợt chảy máu kéo dài 10-15 phút dường như không làm em khó chịu.
Bệnh nhân được kê đơn atropine, loại thuốc ngăn chặn tình trạng không tự chủ của một số chức năng của hệ thần kinh. Theo thời gian, các triệu chứng của trẻ giảm dần, nguyên nhân các triệu chứng vẫn là bí ẩn.
Bé N. bị đổ mồ hôi trên mặt. Ảnh: Dân Trí Điều trị
Các bác sĩ thường thực hiện nhiều loại đánh giá bao gồm xét nghiệm máu để xem số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu có bình thường không; sinh thiết vùng bị ảnh hưởng để kiểm tra các tế bào bất thường; xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng khác nhau; kiểm tra tâm lý; xét nghiệm thần kinh, bao gồm quét não.
Tất cả phương pháp điều trị khác đều mang tính thử nghiệm, vì số người mắc quá ít để chứng minh tính hiệu quả của bất kỳ cách chữa đơn lẻ nào. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc chẹn beta - nhóm thuốc làm giảm huyết áp có thể làm chậm hoặc ngừng chảy mồ hôi máu.
Đổ mồ hôi máu hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù một số người bị mất nước. Các bác sĩ có thể cho thêm thuốc để điều trị triệu chứng này. Tư vấn tâm lý cũng hữu ích nếu người mắc bệnh bị trầm cảm và lo lắng.
Trong một số trường hợp, chảy mồ hôi máu có thể tự ngừng, không cần điều trị.
Hội chứng mồ hôi máu có gây tử vong không?
Đổ mồ hôi máu khiến quần áo, vật dụng ướt đẫm có thể khiến người mắc lo sợ. Tuy nhiên, hội chứng này thường không nguy hiểm. Máu đến từ các mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt da, không phải tĩnh mạch hoặc động mạch. Điều này khiến cho việc chảy máu đến chết hầu như không thể xảy ra.
Ngay cả những người bị chảy máu ở nhiều vùng trên cơ thể cũng không có nguy cơ trên mặc dù họ có thể bị chóng mặt, lo lắng và mất nước. Vì máu hòa lẫn với mồ hôi nên những người mắc hội chứng trên cảm thấy lượng máu chảy nhiều, nghiêm trọng hơn thực tế.
Người Việt đầu tiên được phát hiện mắc bệnh mồ hôi máu giờ ra sao?
Sau buổi đi ăn trưa cùng đồng nghiệp, anh N.T.A, quê Đông Anh, Hà Nội, phát hiện chiếc khăn ướt của quán anh dùng để lau mặt bỗng chuyển sang màu hồng.">Mồ hôi máu là căn bệnh hiếm gặp, cả thế giới có 200 ca gồm 4 người Việt Nam
Chất lượng của một số DVCTT vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp. (Ảnh minh họa) Báo cáo của Bộ TT&TT về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 về xây dựng Chính phủ điện tử tháng 1/2023 cho hay, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) theo hướng toàn trình cho người dân doanh nghiệp. Riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.377 dịch vụ; có hơn 4,3 triệu tài khoản đăng ký; hơn 1,1 tỷ lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ.
Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT chỉ rõ, một số DVCTT chưa thực sự tiện lợi dẫn đến tỷ lệ người dân tham gia thấp; đặc biệt là các dịch vụ công liên thông chưa hoàn thành, chưa đưa vào sử dụng trên toàn quốc, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Tạo kết quả đột phá về chất lượng dịch vụ công trực tuyến
Trong tham luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 25/2 phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đánh giá kết quả năm 2022 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp năm 2023, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, nhấn mạnh, DVCTT là chỉ số quan trọng nhất trong xếp hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Liên Hợp Quốc.
Vì vậy, Việt Nam muốn nâng hạng quốc gia thì không có cách nào khác là phải có kết quả đột phá hơn nữa với chất lượng DVCTT và số lượng người dân sử dụng, hài lòng với DVCTT. Trọng tâm năm 2023 là cung cấp DVCTT toàn trình có chất lượng, được người dân sử dụng nhiều.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 25/2, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã báo cáo về những nội dung trọng tâm trong kế hoạch của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng thông tin về các chỉ tiêu cần đạt được với nhiệm vụ cung cấp DVCTT trong năm nay như: Trên 80% bộ, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT; 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT; 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%.
Cùng với đó, hơn 50% người dân trưởng thành có tài khoản sử dụng DVCTT. 100% người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Nhấn mạnh Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện chất lượng DVCTT, đại diện Bộ TT&TT đề nghị các địa phương quan tâm triển khai 8 giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ. Các giải pháp được đúc rút từ kinh nghiệm triển khai của những tỉnh, thành phố đang làm tốt như Đà Nẵng, TP.HCM, Hòa Bình, Hải Phòng, Bình Phước…
Cụ thể, những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả DVCTT mà các địa phương được khuyến nghị thực hiện gồm có: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng Sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo chuẩn hóa và nâng cao trải nghiệm người dùng để cải tiến chất lượng DVCTT; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT; Hội đồng nhân dân hoặc UBND tỉnh ban hành chính sách giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT; UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy; chỉ đạo triển khai trợ lý ảo hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT và chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dùng DVCTT.
“Sáng kiến khác mới, đặc thù năm 2023 rất mong được các địa phương giúp chia sẻ để chúng ta cùng tham khảo, học hỏi lẫn nhau”, đại diện Bộ TT&TT đề nghị.
Theo Bộ TT&TT, năm 2022, Liên Hợp Quốc đánh giá xếp hạng DVCTT Việt Nam đứng thứ 76/193, tăng 5 bậc so với năm 2020. Tuy nhiên, chất lượng DVCTT vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp, chưa ngang bằng được với các nước dẫn đầu trong khu vực. Hà Nội đã công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ công nghiệp chủ lực
Theo Sở TT&TT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 12/2022, Thành phố đã triển khai đánh giá, xét chọn và công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ CNTT của 7 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.">8 giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Năm học 2022-2023, có tổng số 21.200 học sinh được vinh danh, trao thưởng tại sân chơi Violympic. Theo Ban tổ chức, năm học 2022 – 2023 cũng ghi dấu ấn với số lượng học sinh đạt giải đông đảo ở 4 môn thi là 21.200 học sinh, gấp 3 lần so với năm học 2021 - 2022. Trong đó, có 1.640 học sinh đạt giải Vàng, 2.680 học sinh đạt giải Bạc, 4.280 học sinh đạt giải Đồng và 12.600 học sinh đạt giải Khuyến khích.
Đáng chú ý, kết quả khảo sát dựa trên 3.000 học sinh đạt giải Vàng Violympic quốc gia trong 3 năm học gần đây cho thấy, có 84% học sinh sở hữu thêm ít nhất 1 giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trở lên tại các môn Toán, Vật lý; 21,5% học sinh đạt giải thưởng kỳ thi quốc tế về Toán học như IKMC, IMO, SASMO, hoặc thủ khoa, học vượt lớp, siêu trí tuệ…
“Điều này cho thấy, Violympic không chỉ dừng lại là một nơi giúp học sinh ứng dụng CNTT và Internet để củng cố, nâng cao kiến thức mà còn là lực đẩy giúp các em tự tin hơn trên những đấu trường lớn”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Theo sát sân chơi từ những ngày đầu tổ chức, ông Phạm Đức Tài, đại diện Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT nhận xét: “Tính cộng đồng của Violympic không chỉ thể hiện ở cách tiếp cận và kết nối học sinh mọi vùng miền, mà còn nằm ở sự tiếp nối. 16 năm qua, nhiều học sinh được vinh danh của ngày hôm nay trở thành nguồn cảm hứng, thắp lửa cho đam mê học tập, nghiên cứu của những thế hệ sau đó”.
Mỗi năm, Ban tổ chức Violympic đều đã có những cải tiến và đầu tư cả về công nghệ, nội dung. Năm học 2022 - 2023 Violympic có thêm nội dung tiếng Việt, tính năng luyện tập, tăng cường về bảo mật và minh bạch trong tổ chức, giám sát các vòng thi.
Trong năm học tiếp theo, Ban tổ chức cho biết thêm, sân chơi công nghệ Violympic dự kiến sẽ có thêm môn thi mới, tập trung xây dựng đề thi theo hướng chú trọng đánh giá năng lực, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông được tiếp cận những phương pháp tư duy, lập luận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Học sinh Quảng Bình, Lạng Sơn đạt giải Nhất cuộc thi kiến thức an toàn thông tinBa giải Nhất cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2023 đã thuộc về các em học sinh các trường trung học cơ sở ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình và Chi Lăng, Lạng Sơn.">Sân chơi công nghệ Violympic giúp học sinh củng cố kiến thức Toán, Vật lý