您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Hàn Quốc, 14h00 ngày 20/2: Khẳng định đẳng cấp
NEWS2025-02-23 20:01:47【Thời sự】6人已围观
简介 Hồng Quân - 19/02/2025 10:42 Nhận định bóng đ lịch thi đấu bóng đá giải tây ban nhalịch thi đấu bóng đá giải tây ban nha、、
很赞哦!(38775)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al
- Bật mí 'công thức' giúp gia đình hạnh phúc
- 72.000 sản phẩm Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh tiếp tục đến với đồng bào, chiến sĩ
- Tờ kết quả ADN làm lộ bí mật của người vợ xinh đẹp
- Nhận định, soi kèo Nữ Mỹ vs Nữ Colombia, 08h00 ngày 21/2: Có cơ hội nào cho khách?
- Con dâu vay tiền mua nhà, mẹ chồng đòi đứng tên sổ đỏ
- MG ZS Hybrid+ ra mắt thế giới, giá từ 29.000 USD
- 10 năm ghẻ lạnh con dâu, mẹ chồng bỗng thay đổi khi thông gia bán đất
- Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli Club vs Al
- Kỳ vọng của SpaceX trong chuyến thử nghiệm Starship thứ sáu
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2: Lật ngược thế cờ
Bà Li Jingzhi đã dành hơn 30 năm để đi tìm cậu con trai Mao Yin bị bắt cóc vào năm 1988. Khi đã gần như từ bỏ mọi hi vọng thì vào tháng 5 mới đây, bà nhận được một cuộc gọi bất ngờ.
Đứa trẻ bị mất tích
Vì chính sách một con của Trung Quốc, vợ chồng Jingzhi chỉ sinh một cậu con trai. Cậu bé Mao Yin rất ngoan ngoãn, thông minh và đáng yêu. Với kỳ vọng con trai sẽ học hành chăm chỉ và thành tài, vợ chồng bà đặt tên ở nhà cho con trai là Jia Jia - nghĩa là “tuyệt vời”.
“Ai nhìn thấy thằng bé cũng đều yêu quý ngay lập tức”, bà nhớ lại.
Ngày đó, bà Jingzhi làm việc cho một công ty xuất khẩu ngũ cốc. Vào mùa thu hoạch, bà thường phải rời thị trấn vài ngày để đến thăm các nhà cung cấp ở nông thôn. Những lần ấy, Jia Jia ở nhà với bố.
Một lần, khi bà đang đi công tác thì nhận tin nhắn của đồng nghiệp báo phải về nhà ngay.
“Thời điểm đó, phương tiện liên lạc chưa được thuận tiện lắm. Vì thế, tất cả những gì tôi nhận được là một bức điện gồm 6 từ ‘Có chuyện gấp, về nhà ngay’. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra”.
Bà vội vã trở về Tây An – nơi mà người quản lý đã báo cho bà một tin kinh khủng. “Anh ấy chỉ nói một câu: ‘Con trai chị mất tích rồi”.
Đó là tháng 10 năm 1988. Năm ấy, Jia Jia 2 tuổi 8 tháng.
Jia Jia ngày còn nhỏ. Ông bố giải thích rằng, ông đã đón con từ trường mầm non, sau đó dừng lại trên đường về nhà để lấy nước cho con uống từ một khách sạn nhỏ do gia đình làm chủ. Ông chỉ lơ đễnh trong khoảng 1-2 phút, và khi quay ra thì Jia Jia đã biến mất.
Bà Jingzhi nghĩ rằng có lẽ con trai mình đi lạc và không tìm được đường về nhà. Ai đó tốt bụng sẽ thấy thằng bé và đưa nó về với bà.
Nhưng 1 tuần trôi qua mà không có ai đưa Jia Jia tới đồn cảnh sát. Lúc này, Jingzhi biết tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bắt đầu đi hỏi xem có ai nhìn thấy Jia Jia ở khu vực quanh khách sạn không. Bà in 100.000 tờ rơi cùng bức ảnh của con trai rồi đi phát khắp khu bến tàu, trạm xe buýt ở Tây An. Bà đặt viết những bản tin mất tích trên các tờ báo địa phương. Tất cả đều không thành công.
“Trái tim tôi tan vỡ… Tôi muốn khóc. Tôi muốn hét lên”.
Bà bật khóc khi nhìn lại những bộ quần áo cũ của con trai, những đôi giày nhỏ và những món đồ chơi của thằng bé.
Quá đau lòng, bà đổ lỗi cho chồng về việc mất tích của con. Nhưng sau đó, bà nhận ra rằng họ nên để dành tâm sức cho việc đi tìm con trai.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nỗi ám ảnh khiến họ hiếm khi trò chuyện với nhau. Sau 4 năm, họ ly hôn.
Hành trình tìm con gian nan
Bà Jingzhi vẫn không ngừng tìm kiếm con. Cứ mỗi chiều thứ Sáu, sau khi hoàn thành công việc, bà lại bắt tàu tới các tỉnh lân cận để tìm Jia Jia. Bà quay về nhà vào tối Chủ nhật để thứ Hai kịp đi làm.
Bất cứ khi nào có chút manh mối về một bé trai nào đó trông giống con trai, bà đều lên đường.
Việc Jia Jia mất tích đã khiến bà Jingzhi suy sụp. Một lần, bà bắt xe tới một thị trấn khác ở Thiểm Tây, rồi đi xe buýt về vùng nông thôn để tìm một cặp vợ chồng vừa nhận nuôi một cậu bé tới từ Tây An trông giống Jia Jia. Nhưng khi ngồi đợi dân làng đi làm ruộng về, bà được tin vợ chồng này đã đưa cậu bé đến Tây An. Bà lại vội vã quay về Tây An vào lúc sáng sớm.
Sau đó, bà dành nhiều ngày để tìm kiếm cặp vợ chồng này. Cuối cùng, bà tìm được người phụ nữ và đứa trẻ, nhưng cậu bé không phải là Jia Jia.
“Tôi đã nghĩ chắc chắn rằng đứa bé là Jia Jia, nên tôi vô cùng thất vọng”.
Con trai là điều đầu tiên bà nghĩ đến vào mỗi sáng thức giấc. Đến đêm, bà lại mơ thấy con trai khóc gọi mẹ.
Nghe lời một người bạn, bà đi khám bác sĩ. “Bác sĩ nói rằng chuyện này đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Ông ấy nói có thể chữa bệnh cho tôi về thể chất nhưng bệnh tinh thần thì chỉ tuỳ thuộc vào tôi”.
Những câu nói của bác sĩ khiến bà suy nghĩ suốt đêm. Bà thấy mình không thể cứ tiếp tục sống như thế này được nữa. “Nếu không cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình, tôi có thể phát điên. Nếu tôi mất trí, tôi sẽ không thể tìm con trai được nữa và một ngày nào đó khi nó quay lại, nó sẽ nhìn thấy một bà mẹ điên”, Jingzhi nói.
Kể từ đó, bà nỗ lực để tránh cảm xúc đau buồn và tập trung toàn bộ sức lực cho việc tìm kiếm.
Khoảng thời gian này, bà cũng nhận ra rằng rất nhiều người có con bị mất tích, không chỉ ở Tây An mà còn nhiều khu vực khác. Bà bắt đầu làm việc cùng họ để xây dựng một mạng lưới trải dài hầu hết các tỉnh thành Trung Quốc. Các thành viên trong nhóm gửi cho nhau những chiếc túi lớn tờ rơi và dán ở khu vực mà mình chịu trách nhiệm.
Khi Jia Jia đã mất tích được 19 năm, bà Jingzhi bắt đầu hợp tác với trang Baby Come Home chuyên giúp các gia đình có con mất tích được đoàn tụ.
Sau đó, vào năm 2009, Chính phủ Trung Quốc thiết lập cơ sở dữ liệu ADN - nơi mà các cặp vợ chồng có con mất tích và những đứa trẻ nghi ngờ rằng mình có thể là con nuôi có thể đăng ký ADN. Đây là một bước tiến lớn giúp giải quyết hàng ngàn trường hợp mất tích.
Hầu hết những đứa trẻ mất tích mà bà Jingzhi biết đều là bé trai. Những cặp vợ chồng mua đứa trẻ thường không có con hoặc chỉ có con gái. Hầu hết họ sống ở nông thôn.
Nhờ phối hợp với Baby Come Home và các tổ chức khác trong hơn 2 thập kỷ qua, bà Jingzhi đã giúp kết nối được 29 đứa trẻ với bố mẹ đẻ. Bà nói, thật khó để miêu tả cảm xúc mà bà trải qua khi chứng kiến những cuộc tái hợp này.
“Tôi tự hỏi ‘Tại sao lại không phải là con trai tôi?’. Nhưng khi tôi nhìn thấy họ ôm nhau, tôi cảm thấy hạnh phúc thay họ. Tôi nghĩ nếu như họ có ngày này, tôi cũng hoàn toàn có thể. Tôi vẫn còn hi vọng một ngày nào đó con mình sẽ quay trở về”.
Cuộc đoàn tụ sau 32 năm
Ngày 15/1/2015, mẹ bà qua đời. Đó cũng là ngày sinh nhật của Jia Jia. “Tôi cảm thấy đó là cách mà Chúa đã nhắc tôi đừng quên người mẹ đã sinh ra mình và đứa con mà mình đã sinh ra”.
Và vào ngày 10/5 năm nay - Ngày của Mẹ, bà Jingzhi đã nhận được một cuộc gọi từ Cục Công an Tây An. Họ thông báo một tin tuyệt vời: “Mao Yin đã được tìm thấy”.
“Tôi không dám tin đó là sự thật”.
Ngày cả gia đình tái hợp. Trước đó, hồi tháng 4, có người đã báo cho bà biết về một đứa bé tới từ Tây An cách đây nhiều năm. Người này cung cấp một bức ảnh của cậu bé khi đã trưởng thành. Bà Jingzhi đưa bức ảnh cho cảnh sát, và họ đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định người đàn ông đang sống ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên cách nơi bà sống khoảng 700km.
Cảnh sát đã thuyết phục người đàn ông đi xét nghiệm ADN. Ngày 10/5, kết quả xét nghiệm cho thấy trùng khớp. Tuần sau, cảnh sát lại lấy mẫu máu để xét nghiệm lại và kết quả chứng minh họ là mẹ con.
“Chỉ khi nhận được kết quả, tôi mới thực sự tin rằng đã tìm thấy con trai”, bà Jingzhi nói.
Sau 32 năm với hơn 300 manh mối giả, cuộc tìm kiếm của bà cuối cùng cũng thành công.
Ngày 18/5, 2 mẹ con bà Jingzhi tái hợp. Bà rất lo lắng vì không biết con trai sẽ cảm thấy như thế nào về mẹ. Bây giờ, Jia Jia đã là một người đàn ông trưởng thành, đã có gia đình riêng và đang điều hành một công ty trang trí nội thất.
“Trước cuộc gặp, tôi rất lo lắng. Có lẽ thằng bé sẽ không nhận ra tôi hoặc không chấp nhận tôi. Tôi rất sợ khi tôi ôm con trai, nó sẽ không chấp nhận cái ôm đó”.
Vì thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để nói về các vấn đề trẻ em mất tích, nên câu chuyện của bà Jingzhi rất nổi tiếng. Giới truyền thông lập tức hào hứng với tin bà đã tìm được con trai.
Vào ngày đoàn tụ, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc đã phát sóng trực tiếp giây phút 2 mẹ con họ gặp nhau. Jia Jia bước vào căn phòng ở Sở Công an Tây An và gọi lớn “Mẹ!”, rồi chạy tới ôm lấy bà. Hai mẹ con oà khóc.
“Đó chính là cách mà thằng bé chạy về phía tôi khi nó còn nhỏ”, bà Jingzhi tâm sự.
"Chúng tôi như chưa hề bị chia cắt", bà Jingzhi nói. Sau đó, bà được biết Jia Jia đã bị bán cho một cặp vợ chồng không có con ở Tứ Xuyên với giá 6.000 tệ (hơn 20 triệu đồng) 1 năm sau ngày bị bắt cóc. Bố mẹ nuôi đổi tên Jia Jia thành Gu Ningning.
Sau cuộc đoàn tụ, Jia Jia đã sống 1 tháng ở Tây An cùng với bố mẹ đẻ của mình.
Họ cùng nhau xem lại những bức ảnh cũ với hi vọng Jia Jia sẽ nhớ một chút về thời thơ ấu khi chưa mất tích. Nhưng anh không nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra trước năm 4 tuổi, khi anh đã sống cùng bố mẹ nuôi.
Hiện Jia Jia tiếp tục sống ở Thành Đô, trong khi bà Jingzhi vẫn sống ở Tây An. Nhiều người cho rằng bà nên thuyết phục con trai trở về Tây An.
Mặc dù rất muốn sống gần con nhưng bà nói rằng không muốn cuộc sống của con thêm phức tạp.
“Thằng bé đã trưởng thành rồi. Nó có cách suy nghĩ của riêng mình. Nó có cuộc sống riêng, đã kết hôn và có gia đình riêng. Vì thế, tôi chỉ có thể chúc phúc cho nó từ xa. Tôi biết con mình ở đâu và tôi biết nó vẫn còn sống. Thế là đủ”.
Sau cuộc đoàn tụ, Jia Jia không muốn tham gia các cuộc phỏng vấn. Cảnh sát cũng không tiết lộ thông tin về bố mẹ nuôi của anh.
Với kẻ đã bắt cóc Jia Jia 32 năm trước, bà Jingzhi hi vọng rằng cảnh sát sẽ tìm ra. Bà muốn thủ phạm phải bị trả giá vì đã khiến bà đau khổ suốt 32 năm qua. Điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà và cuộc đời Jia Jia.
Hiện tại, 2 mẹ con vẫn sống xa nhau, nhưng với bà Jingzhi, chỉ cần biết con trai mình còn sống tốt là đủ. Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm
Một cựu binh người Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã tìm ra cô con gái thất lạc nhờ bài xét nghiệm DNA.
">Hành trình 32 năm tìm con trai bị bắt cóc
Sáng 3/6, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức công bố số hồ sơ đăng ký thi vào lớp 6 của ba trường THCS Hoa Lư, Bình Thọ, Trần Quốc Toản 1.
THCS Trần Quốc Toản 1 có độ cạnh tranh cao nhất. Tính trung bình, cứ ba học sinh đi thi, chỉ một em trúng tuyển.
Xếp sau là THCS Hoa Lư với 1.116 hồ sơ cho 385 suất học, tỷ lệ chọi 1/2,9. Cuối cùng là THCS Bình Thọ. Trường tuyển 280 học sinh, nhận được 696 lượt đăng ký.
">'1 chọi 3' để vào lớp 6 trường hot của TP Thủ Đức
Tôi năm nay ngoài 40 tuổi. Sau một lần đổ vỡ trong hôn nhân, tôi sống cùng mẹ và kiếm tiền chu cấp cho con trai - hiện vợ cũ của tôi đang nuôi.
Nhiều người bảo tôi kỹ tính nên ly hôn 4, 5 năm rồi vẫn chưa tìm được người mới để kết hôn. Tôi không nghĩ thế. Việc kết hôn là do duyên số. Khi duyên chưa đến thì khó mà tìm được người hợp ý mình.
Tôi chỉ công nhận, tôi là người khó tính trong chuyện ăn mặc. Mỗi lần nhìn thấy phụ nữ ăn mặc tuềnh toàng hoặc thiếu vải ra đường, tôi đều lắc đầu ngán ngẩm.
Gần đây nhất, tôi vào một quán cơm bình dân. Quán cơm này gần công ty cơ khí. Buổi trưa, nam công nhân ra ăn rất đông. Tôi ăn ở đây vài lần và thấy hợp khẩu vị nên mỗi lần tiện đường, tôi đều ghé vào.
Hôm đó, sau khi gọi món, tôi ngồi xuống bàn thì một cô gái chừng 25 tuổi xuất hiện. Cô này người đẫy đà nhưng lại mặc áo cúp ngực và một chiếc quần đùi ngắn cũn.
Chính vì chiếc quần quá ngắn nên khi ngồi xuống, cô ấy để hở ra nửa vòng 3 trước mắt tôi.
Thú thật, tôi bị dị ứng với cách ăn mặc như vậy nên nhìn hình ảnh đó, tôi thấy rất phản cảm. Tôi định bê đĩa cơm đi tìm chỗ khác để ngồi nhưng quán ăn đã quá đông và tôi không có lựa chọn nào khác.
Tôi đành cắm mặt vào đĩa cơm nhưng vẫn thấy nuốt không trôi. Cuối cùng, tôi phải bỏ dở bữa ăn, đứng lên ra về.
Trước đó, tôi đưa mẹ đi bệnh viện vì bà mắc bệnh tiểu đường. Đang ngồi ở ghế chờ thì tôi thấy một cô gái xuất hiện.
Cô này cũng chừng 25, 27 tuổi, đi cùng ông một ông lão - có lẽ là bố cô ấy. Tuy nhiên, trái với cách ăn mặc chỉn chu, lịch sự của người cha thì cô gái lại chỉ mặc một chiếc áo phông dài. Sau này tôi mới hiểu, không phải cô ta không mặc quần mà đó là mốt giấu quần của giới trẻ.
Cô ấy ngồi đối diện ghế của mẹ tôi. Nhưng tư thế ngồi lại không hề duyên dáng nên mẹ tôi cứ chép miệng mãi. Về nhà, bà bảo tôi rằng, không hiểu bọn trẻ nghĩ gì mà ăn mặc như thế đến bệnh viện.
Tôi nói, ăn mặc là quyền của người ta, mình không thích thì không nhìn, mẹ để ý làm gì cho bực bội. Thế nhưng, bản thân tôi cũng không thể hiểu nổi, tại sao các cô gái lại chọn trang phục như vậy đến nơi công cộng, vào quán ăn…
Có lẽ, các cô ấy thấy như vậy là đẹp. Nhưng hỡi ôi, muốn biết mình có đẹp hay không, hãy quan sát một cách tinh tế ánh nhìn của người xung quanh.
Hơn nữa, khi lựa chọn trang phục, hãy nghĩ xem mình sẽ đi những đâu, gặp những ai. Nếu đến quán bar, vũ trường bạn có thể mặc sexy tùy thích, nhưng nếu đến bệnh viện, đi ăn cơm bình dân hay đến trường đón con thì việc mặc trang phục hở bạo lại là phản cảm, gây nhức mắt với nhiều người…
Mong cánh chị em phụ nữ chú ý để đẹp hơn trong mắt mọi người, cũng là khiến mọi người tôn trọng mình hơn.
Bạn nghĩ thế nào về chuyện ăn mặc của người Việt? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi bài viết về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn!">Bữa cơm ứ nghẹn vì chiếc quần hở bạo của cô gái ở quán ăn
Nhận định, soi kèo U20 Uzbekistan vs U20 Iran, 18h30 ngày 19/2: Tin vào U20 Iran
Phát hiện nhiều tuyến đường giáp ranh huyện Bình Chánh, Hóc Môn (TP.HCM) và huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) xuất hiện hàng loạt quán cà phê lạ lẫm từ hình thức đến cách phục vụ, chúng tôi quyết định thâm nhập trong vỏ bọc một anh công nhân muốn tìm “của lạ”.
Liên tục tung chiêu chèo kéo khách làng chơi
Chúng tôi ghé quán “Café S.S.” nằm trên đường N2 (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) vào giữa trưa nên quán thưa khách.
Người phụ nữ kinh doanh cà phê trá hình cũng vì thế không mấy khó chịu với vị khách liên tục từ chối sử dụng các dịch vụ “sung sướng” của mình. Tuy nhiên, sau mỗi câu chuyện phiếm, cô gái tự xưng tên D.S. lại buông lời chèo kéo khách “hưởng lạc”.
Quán cà phê cô đơn S.S. nhìn từ bên trong. Ảnh: Nguyễn Sơn Ra vẻ hiểu tâm lý người khách lạ, S. dụ dỗ chúng tôi bằng “triết lý” đi chơi như thế không có lỗi với gia đình, vợ con. “Anh chỉ có lỗi với gia đình, vợ con khi cặp bồ, ngoại tình thôi. Còn đây là anh đi xả stress. Đây là nhu cầu tất yếu của mỗi người đàn ông. Anh “ăn bánh trả tiền” nên không có gì gọi là lỗi với gia đình cả”, D.S. tỉ tê.
Để kéo dài thời gian trò chuyện, chúng tôi tỏ vẻ lo ngại vấn đề an toàn sức khỏe. Nghe khách thắc mắc, S. phá lên cười rồi nói mình đầy đủ sức khỏe và hết sức an toàn.
S. nói, mỗi khi “đi chơi”, khách phải sử dụng các biện pháp bảo vệ.
“Em không phục vụ khách không hợp tác, không sử dụng các biện pháp an toàn, say rượu, phê đá, thuốc kích dục… Quán có sẵn và miễn phí bao cao su. Em cũng xuống viện Pasteur khám hoài, đảm bảo sức khỏe tốt, không bệnh tật. Anh vô thử đi, đảm bảo anh sẽ sung sướng”, S. chèo kéo.
Lấy lý do sức khỏe, chúng tôi rời quán trong sự bực dọc của cô gái. Cùng trên tuyến đường, chúng tôi tiếp tục ghé quán “Café giải khát N.T.” để tìm hiểu. Thấy khách ghé, người phụ nữ đứng tuổi vội vã ngồi dậy, vuốt lại mái tóc, chạy ra đón.
Không như D.S., chủ của quán N.T. đã có tuổi, nhan sắc tàn phai thấy rõ dù khuôn mặt được điểm tô bằng nhiều lớp son phấn. Một cách đầy lịch sự, người phụ nữ mời khách gọi nước uống rồi ngồi bên cạnh tự giới thiệu bản thân.
Biết rõ tuổi đời lớn hơn khách, người này tự động xưng chị, gọi khách bằng em. “Chị tên T., năm nay 47 tuổi rồi. Chắc em mới ghé quán lần đầu. Chỗ chị có massage, "đi chơi". Giá cả cũng như mấy chỗ khác. Em vui thì ủng hộ chị nha”, T. nói.
Để khách yên tâm, T. tiếp tục trấn an: “Ở đây không sợ công an bắt đâu vì mình không gây rối. Quán chỉ có một mình chị bán, không có đào. Nếu có nhiều đào, công an khép mình vô tội chứa chấp, tổ chức mại dâm thì họ mới bắt. Em cứ yên tâm”.
Nhận thấy vị khách vẫn dùng dằng, chưa quyết, T. bồi thêm: “Hay em chê chị già. Nếu vậy là em chưa biết. Lớn tuổi thì chiều khách, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và không giữ kẽ như mấy người trẻ. Còn nếu em muốn trẻ, chị kêu cho em một bé làm ở gần đây. Đảm bảo em muốn gì là có đó”.
Công cụ “rút ruột”, moi tiền khách làng chơi
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đa số các cô gái bán "cà phê cô đơn" đều đã luống tuổi và sinh sống ở những địa phương khác. Nhiều người cho biết, do hoàn cảnh khó khăn, cùng đường nên đành chọn công việc này như một cách kiếm tiền nhanh nhất.
'Cà phê sung sướng' nở rộ ở vùng ven Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Sơn T. cho biết, trước đây, mình từng là tiểu thương tại chợ Tân Bình (TP.HCM). Tuy nhiên, do cờ bạc, chị "tán gia bại sản". Nỗi đau kép vỡ nợ, chồng bỏ khiến chị suy sụp đến nỗi từng tìm đến cái chết. Tuy nhiên, vì thương đứa con gái ngoan hiền, chị liều mình kiếm tiền bằng cách bán cà phê kích dục.
Chị nói, vào nghề không được bao lâu, chị sớm nắm được tâm lý khách và kiếm được tiền trả nợ. Không chút ngại ngần, người này chia sẻ: “Lúc về đây bán, nhiều ông chết vợ đòi chị về sống chung lắm nhưng chị từ chối. Ngu gì mà nhận lời, ở vậy dụ mấy ông già ngon hơn. Có ông đưa chị cả trăm triệu trả nợ rồi đó”.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên, người này đưa dẫn chứng cụ thể: “Mấy ông già ở đây vậy mà ngon vì nhiều tiền, dễ dụ. Mấy ông hay mang đồ ăn lên cho mấy đứa gần quán chị ăn. Mấy “chú Mười”, “hai lúa” (người nông dân - PV), khờ khờ chưa bao giờ ăn chơi, lỡ một lần vào quán là bị tụi nó dụ dỗ, tiêu tốn nhiều tiền”.
“Ở gần đây có một ông bị rồi. Ông bị mấy bé làm nghề này dụ, rút hết tiền trong ngân hàng ra lo cho tụi nó. Mỗi lần, ông rút mấy chục triệu. Ông này mới mất vợ, lại có tật hám gái nên bị dụ hoài”, T. cho biết thêm.
Cũng theo người này, nhiều cô gái lười lao động đã “khéo léo” biến công việc không được xã hội chấp nhận này thành công cụ moi tiền người hám “của lạ”. Trong những lần tiếp khách, các cô gái đều chú ý tâm lý của những người mình phục vụ để rồi tung chiêu dụ dỗ, moi tiền.
T. kể: “Mấy đứa trẻ, sau khi ăn nằm với khách thường tỉ tê, kêu má em ở quê bệnh nặng chưa có tiền thuốc thang hoặc đang xây nhà thì hết tiền, thợ thầy đòi tiền công, tiền vật liệu… Nghe vậy, nhiều ông rút tiền, giấu vợ đưa mỗi lần cả chục triệu”.
Giá của các cô gái phải trả cho những cuộc tình đầy toan tính ấy là phải phục vụ khách tại quán, nhà nghỉ, khách sạn theo yêu cầu. T nói, dẫu vậy, trong cuộc làm ăn này, các cô gái như mình vẫn là những người có lợi nhất.
T. nhận định: “Mấy ông già là dễ bị dụ nhất. Những người như chị thích khách là mấy ông già hơn thay vì trai trẻ bởi dễ phục vụ, dễ dụ dỗ. Làm cái này, mình có đặt nặng vấn đề tình cảm đâu mà cần trai trẻ, trai đẹp, cứ ai có tiền tươi thóc thật, chịu chi là được”.
Bán dâm, kích dục để có tiền “nuôi trai trẻ”
Chủ quán "cà phê cô đơn" N.T. cho biết, nhiều người phụ nữ giấu gia đình, người thân bỏ quê đến nơi khác để kinh doanh cà phê kích dục vì nhiều lý do. Trong số đó, không ít người sử dụng công việc này để có tiền phục vụ cho những cuộc tình đũa lệch với trai trẻ.
T. cho biết: “Có mấy đứa làm việc này để có tiền nuôi trai. Bao nhiêu tiền, chúng nó đều mua xe, điện thoại xịn cho trai. Tụi nó đâu có biết mình bị lợi dụng. Mấy đứa trai trẻ có yêu thương, tình cảm gì với bọn nó đâu, chỉ lợi dụng thôi. Nhưng vì cái mác được trai trẻ chở đi chơi, được cặp bồ trai trẻ, tụi nó cứ đâm đầu”...
(Còn tiếp)
Kỳ 1: 'Cà phê sung sướng', chốn ăn chơi giá bèo ở vùng ven Sài Gòn
Quán bé xíu, chỉ có một đến hai người phụ nữ đứng tuổi, ăn mặc gợi cảm, đậm màu phấn son đứng bán. Trong khoảng tối sâu hút, các cô gái chủ động chèo kéo khách massage kích dục với giá rẻ bèo.
">Bí mật ở 'cà phê sung sướng': Gái trẻ ra chiêu, cụ ông 'rút ruột' chiều người đẹp
Hải, 35 tuổi, làm việc tại một ngân hàng tư nhân ở Hà Nội bị trúng tiếng sét ái tình với Lan (33 tuổi), bà chủ xinh đẹp của chuỗi spa chăm sóc sắc đẹp trong một lần Lan đến giao dịch.
Lúc ấy, Hải đang quen Mai, bạn gái lâu năm từ thời đại học nhưng sau cùng anh đã lựa chọn chia tay để đến với người mới. Không thể níu kéo tình cảm của Hải, Mai lặng lẽ rút lui trong đau khổ.
Hải và Lan nhanh chóng đến với nhau. Đám cưới được tổ chức vô cùng xa hoa trong sự ngưỡng mộ, trầm trồ của nhiều người.
Ấy vậy mà chỉ sau 5 năm, mối quan hệ của hai người từng yêu đương bỏng cháy lại đứng bên bờ vực. Nguồn cơn cũng bởi Hải bị vỡ mộng về Lan sau khi cưới về. Dường như đó là một con người hoàn toàn khác, không có điểm chung, không có sự kết nối. Cô con gái xinh xắn ra đời cũng không thể giúp hàn gắn mối quan hệ vợ chồng họ.
Mâu thuẫn vợ chồng bắt đầu từ việc Lan không dành thời gian cho gia đình. Ngay cả chăm sóc con gái nhỏ cô cũng ủy quyền toàn bộ cho vú em. Kết hôn rồi nhưng Lan vẫn tính ham vui, ham chơi, thích mua sắm chưng diện, tụ tập. Tất cả các cuộc vui với bạn bè hoặc đối tác công việc đều không thiếu Lan.
Lắm hôm, 2,3h sáng Lan mới về đến nhà, người nồng nặc mùi bia ruợu, ầm ĩ gọi cửa đánh thức cả hàng xóm. Bên cạnh đó, Hải ngán ngẩm cả sở thích “sống ảo" của vợ, chuyện gì nhỏ lớn cũng đăng ảnh, chia sẻ lên mạng xã hội.
Khuyên bảo, góp ý mãi không được, vợ chồng Hải thuờng xuyên rơi vào cảnh “cơm không lành canh không ngọt".
Chán nản Hải mặc kệ Lan muốn ra sao thì ra, sau giờ làm việc anh hay đi chén chú chén anh với bạn bè, rồi “tình cũ không rủ cũng đến", một ngày nọ anh vô tình gặp lại Mai trên phố đi bộ.
Sau khi chia tay Hải năm ấy, Mai vẫn chưa có ai khác. Tình cảm chưa dứt, họ nhanh chóng lao vào nhau khỏa lấp nỗi cô đơn, trống trải trong trái tim mỗi người.
Nhưng "giấy không gói được lửa", Lan nhanh chóng phát hiện ra mối quan hệ ngoài luồng của chồng và bạn gái cũ.
Vốn là một người có cái tôi lớn, luôn tự tin về điều kiện của bản thân, Lan không chấp nhận được việc bị chồng phản bội. Cô như con thú dữ bị thương tuyên bố: “Tốn tiền mua mâm thì đâm cho thủng”.
Lan lên mạng xã hội "bóc phốt" chồng nhờ gia thế nhà vợ mới có được vị trí giám đốc chi nhánh ngân hàng như ngày hôm nay, vậy mà Hải lại trở mặt “ăn cháo đá bát”. Lan còn thuê thám tử theo dõi Hải và Mai, tung clip đánh ghen bắt quả tang tại trận chồng ngoại tình...
Lượt thích, chia sẻ tăng chóng mặt với hàng ngàn bình luận. Lan cảm thấy hả hê khi đám đông lao vào xâu xé, chửi bới gã chồng bạc bẽo và nhân tình. Chỉ trong một đêm, Hải, Lan và cả Mai trở thành nhân vật "hot" trên mạng xã hội, đời tư cá nhân bị lôi ra mổ xẻ từ quá khứ đến hiện tại.
Tuy nhiên, Lan đã không lường được những hệ lụy khủng khiếp sau này.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) - người trực tiếp điều trị tâm lý cho Lan sau đó chia sẻ: "Sau màn "bóc phốt" nhau ầm ĩ trên mạng xã hội, uy tín, công việc của Hải và cả Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình cảnh của Mai còn bi đát hơn, cô bị sa thải, mất việc làm. Điều này với Hải như giọt nước tràn ly, anh nhất quyết đưa đơn ly hôn cùng các bằng chứng thuyết phục chứng minh Lan không đủ khả năng chăm sóc con tốt để giành quyền nuôi con gái.
Họ tiếp tục tranh cãi kịch kiệt khi ra toà. Trên mạng xã hội, Lan "chiến thắng" áp đảo nhưng ngoài đời thật gia đình tan vỡ, cô mất luôn cả quyền nuôi con khiến Lan vô cùng đau khổ, suy sụp phải trị liệu tâm lý".
Theo chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân:
Không thể phủ nhận mạng xã hội là công cụ tuyệt vời để kết nối mọi người với nhau và thể hiện giá trị của bản thân nhưng khi bạn đang trải qua khủng hoảng hôn nhân hoặc phải đối diện với việc ly hôn, hãy cẩn trọng với những gì bạn đăng trên mạng xã hội, dù là muốn tìm kiếm sự đồng cảm, chia sẻ hay với mục đích “bóc phốt" bôi nhọ, trả đũa đối phương.Nó có thể thỏa mãn cảm xúc nhất thời nhưng sẽ để lại những hệ lụy khôn lường bạn cần cân nhắc thiệt hơn:
- Cứ có chuyện gì bất như ý là đăng lên mạng xã hội sẽ đẩy cuộc hôn nhân của bạn vào ngõ cụt không thể cứu vãn được nữa. Hoặc nó sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến ly hôn sau đó. Bạn sẽ không thể có một cuộc chia tay trong hoà bình và văn minh.- Bất kể thế nào, bố mẹ ly hôn, con cái cũng luôn là người chịu thiệt thòi nhất. Việc bạn kể lể chuyện nội bộ gia đình trên mạng xã hội sẽ gây thêm tổn thương cho con cái, gia đình bố mẹ hai bên và chính bạn trong thời điểm khó khăn này. Chưa kể những gì bạn chia sẻ, phát tán có thể khiến bạn gặp rắc rối với pháp luật hoặc bị bất lợi trong việc phân chia tài sản, giành quyền nuôi con. Những lượt thích, chia sẻ, ý kiến trái chiều như thổi gió to khiến đám cháy rừng lan rộng, bạn không thể nào kiểm soát được.
- Theo thời gian, chuyện gì rồi cũng sẽ nguôi ngoai. Chỉ có dấu vết của cuộc đấu tố vợ chồng thì còn mãi ở đó. Có thể bạn sẽ không muốn cấp trên, đối tác của mình hoặc người yêu mới chỉ cần vào Google với vài thao tác đơn giản là có thể tìm thấy hồ sơ hoàn chỉnh của bạn, phơi bày cả những góc xấu xí trong cuộc hôn nhân cũ.
"Ngạn ngữ Pháp có câu: "Một cuộc ly hôn tốt còn hơn là một cuộc hôn nhân xấu". Dù vậy, ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chỉ khi hai người vẫn cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu, không cố gắng đẩy nhau vào thế hận thù, bạn mới tìm ra cách để bước ra khỏi những tổn thương, đau đớn với một cái tâm bình an. Từ đó, mở ra cho bạn cơ hội chạm đến những giá trị tình yêu và hạnh phúc chân thật", nữ chuyên gia nhấn mạnh.
Bạn nghĩ sao về vấn đề ngoại tình - đánh ghen? Khi chồng/vợ ngoại tình, theo bạn có nên đánh ghen ầm ĩ hay chọn phương án khác? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn dưới phần bình luận, hoặc gửi bài viết về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn!">'Bóc phốt' chồng, tung clip đánh ghen lên mạng, người phụ nữ nhận kết đắng
Hai đại lý Lexus ở Hà Nội và TP HCM cho biết IS không có bản mới từ đầu 2024. Trên website của hãng, thông tin về Lexus IS không còn.
Đại diện Lexus Việt Nam xác nhận thông tin ngừng bán IS nhưng không nói rõ nguyên nhân cụ thể. Một số nhân viên bán hàng của Lexus cho biết, IS có doanh số thấp. Việc người dùng ưa chuộng các dòng xe gầm cao khiến hãng muốn tập trung đẩy mạnh các mẫu chủ lực như RX, NX.
">Lexus khai tử IS tại Việt Nam