您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Groningen vs Heracles, 01h00 ngày 24/4: Chia điểm
NEWS2025-04-26 11:39:12【Thời sự】3人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 23/04/2025 10:45 Hà Lan artetaarteta、、
很赞哦!(8)
相关文章
- Nhận định, soi kèo BATE Borisov vs Slutsk, 22h45 ngày 25/4: Cải thiện thành tích
- Bỏ công việc 'như mơ' ở thành phố, cô gái lên Đà Lạt làm lại từ đầu
- 'Đám tang con chó già' ở Nhật Bản khiến người Việt ngỡ ngàng
- Kỳ tài thách đấu tập 1: Anh Đức chấp nhận gánh nợ cho Midu cả đời
- Nhận định, soi kèo Suwon FC vs Jeonbuk Hyundai Motors, 12h00 ngày 26/4: Tập trung quốc nội
- Ford Territory giảm giá bán lẻ 40 triệu đồng
- NSƯT Phú Đôn xúc động ngày chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam
- Chị em không tiếc tiền chơi hoa, mua hàng trăm chiếc bình
- Nhận định, soi kèo Gareji Sagarejo vs Dila Gori, 23h00 ngày 24/4: Khó bắt nạt đối thủ
- Đồ bảo hộ được các diễn viên sử dụng khi đóng cảnh nóng trên phim
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Mladost Lucani vs Backa Topola, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa trên
Trưng bày gồm 3 phần: Ký ức mùa khai trường, Biến Nhà tù thành trường học cách mạng và Xây đắp những ước mơ.
Đến với trưng bày Chắp cánh ước mơ, người xem sẽ cảm nhận được ý nghĩa của những lớp học đặc biệt để trân trọng hơn những cơ hội được học tập, được cống hiến; để không ngừng noi theo tấm gương tự học và học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học không biết chán, học không bao giờ ngừng.
Trưng bày "Chắp cánh ước mơ" khai mạc ngày 28/8/2020 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò Tại lễ khai mạc trưng bày, người xem cũng sẽ được gặp gỡ những nhân chứng lịch sử và đại diện gia đình các nhân chứng đã trực tiếp tham gia vào các lớp học đặc biệt năm xưa. Ngoài ra, còn có đại diện của các cơ quan, đơn vị thiện nguyện đã thành lập nên các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa hay trong các bệnh viện.
Trong chương trình khai mạc, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng sẽ phát động chương trình ủng hộ cho các em bệnh nhi của Lớp học hy vọng, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là hoạt động lan tỏa đến cộng đồng những trái tim nhân ái, nối dài nhịp cầu yêu thương đến với tri thức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Những tài liệu, hiện vật của các chiến sĩ cách mạng từng học tập trong tù và trong quá trình đấu tranh cách mạng sau khi được trả tự do cũng được giới thiệu đến đông đảo công chúng, như: Sách - Đồng chí Trần Hữu Thỏa (Nguyễn Tiến Hà) sử dụng để dạy học trong thời gian bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò, năm 1951 - 1952; Bi đông - Đồng chí Nguyễn Văn Chiển, thầy giáo lớp học trên cát tại Trại giam Phú Quốc được cấp sau khi trao trả ở bãi Nhan Biều bên bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, ngày 26/3/1973; Thẻ số tù - Nhà tù Trung ương Hà Nội (Nhà tù Hỏa Lò) cấp cho đồng chí Dương Tự Minh, học sinh kháng chiến bị thực dân Pháp bắt, giam trong Nhà tù Hỏa Lò, năm 1952 - 1953…
Trưng bày Chắp cánh ước mơ khai mạc ngày 28/8/2020 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 Hỏa Lò, Hà Nội.
Tình Lê
Trưng bày 14 công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh
Dựa trên nguồn tư liệu hiện có của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, trưng bày này giới thiệu 14 công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh.
">Trưng bày đặc biệt tại nhà tù Hoả Lò
Kinh tế khó khăn chính là lý do ông bước chân vào con đường sửa chữa điện tử điện lạnh năm 32 tuổi và có được thành công như hiện tại.
Trước khi bắt tay vào nghề sửa chữa điện tử điện lạnh, ông Nhân theo nghề bán kem của bố mẹ. Công việc cho thu nhập không cao lại khá vất vả khiến ông luôn đau đáu nghĩ về một cơ hội mới. Ông kể, ngày đó vốn ít, kinh nghiệm không nhiều, ông không biết phải khởi nghiệp từ đâu. Chỉ biết trong lòng ông lúc nào cũng nuôi dưỡng giấc mơ làm giàu, phải kiếm tiền để bớt khổ.
Ông Nhân tại nơi làm việc. Thế rồi nhân một lần đi sửa máy làm kem, ông đã tìm ra con đường của mình.
"Tôi nhờ thợ sửa máy làm kem. Nhưng người này cứ loay hoay mãi không sửa được. Tôi tỉ mỉ quan sát thì phát hiện lỗi của nó nằm ở đâu. Tôi nảy ra ý định học sửa máy móc hỏng. Lần đó, tôi ra chợ Giời (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mua một cuốn sách về nghề sửa chữa điện tử điện lạnh. Về nhà, tôi đọc thật chú tâm, tỉ mỉ trong vòng một tháng. Và tôi bắt đầu biết được những kiến thức cơ bản. Tôi tự nhủ nhất định phải đi theo con đường này", ông Nhân nói.
Bằng số vốn ít ỏi của mình, ông xin bố mẹ nghỉ làm kem để khởi nghiệp. Năm 1997, ông Nhân quyết định mở một cửa hàng, đặt tên "Vua đồ cũ". Tấm biển giản dị treo trước cửa vẫn còn nguyên vẹn, nét chữ không phai mờ cho đến tận bây giờ.
“Thật ra tôi đến với nghề không chỉ vì đam mê mà còn vì kinh tế. Cuộc sống khó khăn quá bắt buộc tôi phải kiếm nghề nào đó ra tiền chứ không thể sống nghèo mãi được”, ông Nhân chia sẻ.
Nhiều thợ trẻ đến học nghề của ông Nhân. Ông bắt đầu thực hành, sửa chữa các máy móc hỏng hóc. Lâu dần, quen tay, am hiểu hơn, ông biết được các lỗi thông thường, sửa cũng nhanh hơn. Ngoài nhận đồ sửa của khách ông Nhân còn thu mua đồ cũ để sửa rồi bán lại cho người khác. Mỗi ngày ông đều tự mày mò, trau dồi thêm kiến thức để phát triển bản thân mình.
Càng làm ông càng thấy yêu và hứng thú với công việc. Ông nhận ra, chỉ cần mình chú tâm, cẩn thận, chịu khó mày mò, học hỏi thì công việc này không quá khó.
"Ngày đó, việc này hiếm người làm lắm. Ở Hà Nội tôi chắc là người làm đầu tiên nên thu nhập khá, kiếm được nhiều tiền. Dù không học qua trường lớp nào nhưng tôi có thực tế. Tôi thường xuyên mua đồ phế liệu của người bán đồng nát rồi về sửa.
Những chiếc máy được khách hàng mang đến, tôi mày mò sửa từng tí một cho bằng được thì thôi. Có những chiếc không dùng được, tôi lấy lại linh kiện cũ, còn sử dụng được rồi cất đi. Sau này, tôi tận dụng những món đó để chắp ghép vào những chiếc máy khác, rồi lại có được sản phẩm tốt", ông cho hay.
Cứ như thế, công việc của ông Nhân ngày một phát triển, đơn hàng và thu nhập cũng tăng lên từng ngày.
Những món hàng ông Nhân sửa đa số là tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bình nóng lạnh… Vì vậy cửa hàng của ông hoạt động quanh năm, không kể đông hay hè.
“Hơn chục năm về trước, đối tượng khách hàng mua đồ sửa lại của tôi khá đa dạng vì thời đó máy móc còn hiếm. Nhưng hiện tại xã hội phát triển, kinh tế vững, nhiều gia đình có điều kiện nên đồ hỏng là họ thanh lý chứ không sửa.
Sau thanh lý họ lại đi mua đồ mới, ít người mua lại đồ cũ. Tôi tận dụng đồ thanh lý hoặc của người bán đồng nát rồi mang về sửa lại. Những người mua đồ của tôi đa số là sinh viên bởi sinh viên thường ít tiền. Sinh viên cũng không có nhu cầu dùng đồ mới để tránh lãng phí. Có nhiều bạn sinh viên mua của tôi rồi lại mang bán lại cho tôi khi ra trường”, ông Nhân chia sẻ.
Các thiết bị được sửa thường bán ra với giá hơn triệu 1 đồng/chiếc. Theo ông, giá này khá rẻ và cũng hợp lý, nhất là đối với sinh viên. Các thiết bị bán ra, ông Nhân cũng có chế độ bảo hành trong vòng 1-2 năm. Ông cho biết, độ bền của những thiết bị này thường từ 5 đến 10 năm, phù hợp với giá thành.
Hiện nay, mỗi ngày cửa hàng của ông nhận gần chục món. Thợ làm việc từ 8h đến 17h30 chưa hết việc.
Việc tìm nơi để đồ cũ cũng là một thách thức lớn đối với ông Nhân. Ngoài căn nhà hiện tại ở phố Khương Thượng, ông thuê thêm kho lớn ở phía sau để chứa đồ. Một số thiết bị không dùng đến hoặc quá cũ, một thời gian ông lại bán cho người thu mua đồng nát.
Hơn 20 năm làm nghề, ông Nhân cho biết, số thiết bị hỏng hóc mà ông phải “bó tay” rất hiếm. Đa số các máy hỏng ông đều phát hiện ra lỗi và khắc phục sớm. Ông tự tin rằng kinh nghiệm lâu năm trong nghề là điều giúp ông có được con mắt tinh tường và sự nhạy bén hiếm có.
Học nghề phải có cái tâm
26 năm gắn bó với công việc, ông Nhân vẫn yêu tha thiết nghề. Bởi đó không chỉ là công việc giúp ông có kinh tế, nó còn là một chặng đường đầy kỉ niệm để ông nhớ về những ngày khó khăn vất vả.
Ông “vua đồ cũ” hiện đào tạo rất nhiều thế hệ học trò. Ông cho biết, những người học trò của ông chủ yếu ở tỉnh, học hành rất chăm chỉ. Sau khi thành thạo nghề, họ về mở những cửa hàng riêng, làm đa lĩnh vực. Có người theo ông làm sửa chữa điện tử điện lạnh cũ, có người mở cửa hàng bán đồ gia dụng kiêm lắp ráp, sửa chữa… Họ đều bám vào nghề và có cuộc sống khá giả.
Tấm biển "Vua đồ cũ" gắn bó với ông từ những ngày đầu khởi nghiệp. Ông cho rằng công việc này không phải đầu tư quá nhiều vốn liếng nên có nhiều bạn trẻ ở tỉnh đam mê. Ông cổ vũ tinh thần những người muốn khởi nghiệp mà chưa có nhiều tiền trong tay, giúp họ có kế sinh nhai thậm chí là giàu có về sau.
“Hiện nay, nghề sửa chữa này cũng bão hòa nhưng công việc của tôi vẫn thuận buồm xuôi gió. Bởi tôi không chỉ làm lâu năm trong nghề, có nhiều khách quen mà bởi những đồ điện tử điện lạnh ngày một nhiều, nhà nào cũng có vài cái”, ông Nhân nói.
Hiện ông không còn tự tay sửa mà đứng hướng dẫn các học trò làm. Những lỗi khó, học trò cần sẽ gọi ông xử lý giúp.
Ông Nhân cho rằng, học nghề cần học bằng chính cái tâm của mình mới nhanh thành thạo. Ông nói: “Nhiều thợ ở Hà Nội nhận đồ của khách cũng mang đến chỗ tôi sửa. Một là vì họ không phát hiện ra lỗi, hai là họ không có thiết bị, linh kiện như tôi. Khi tôi sửa xong, họ lấy lại rồi mang trả cho khách, nhận thêm một chút thù lao. Thế nên công việc của tôi rất nhiều, không lúc nào ngớt”.
Từ kinh nghiệm bản thân, ông Nhân cho rằng, học nghề phải học bằng tâm, học thật chăm chú, hết lòng mới có thể làm tốt: “Học sách vở là một phần, học thực hành, học từ thực tế theo tôi mới là điều quan trọng. Tôi khuyên các bạn học nghề hãy tìm đến các thợ giỏi, kì cựu, học bằng cách làm thực tế thì mới sớm thành thạo”, ông Nhân nói.
Sau nhiều năm gắn bó với công việc sửa chữa điện tử điện lạnh, nhiều người ưu ái gọi ông là “triệu phú đồ cũ”. Nhắc đến danh hiệu này, ông Nhân cười: “Người ta ưu ái tôi quá. Tôi làm cũng chỉ đủ ăn, trả lương, nuôi thợ. Tôi thừa nhận mình có hai căn liền kề và có một số bất động sản nhưng đó là thành quả nhiều năm tích cóp, vất vả mới có được. Tôi cũng vẫn phải bám vào nghề để mưu sinh và truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ muốn học”.
“Tôi dạy các học trò để mong chúng có cái nghề, kiếm kế sinh nhai. Nghề của tôi phù hợp với những người ít vốn muốn khởi nghiệp. Lắm lúc tôi cũng muốn về nghỉ rồi nhưng vì còn yêu nghề, còn muốn gắn bó nên… còn sức là còn làm”, ông bộc bạch.
Hồi ức lần đầu theo chân người rừng Hồ Văn Lang về lại ngôi nhà trên cây
Lần đầu gặp gỡ, cha con người rừng Hồ Văn Lang chào đón anh Thảo bằng ánh mắt lạnh lẽo. Không bỏ cuộc, nam đạo diễn ở lại, sống chung với họ trong hơn 1 tháng.">Học nghề từ 1 cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng
- Để có tiền phẫu thuật chuyển giới, Ngọc Lan (tên thật là Đức Tuấn) đã chấp nhận làm nghề ''đào' hát trong các quán karaoke và thậm chí qua đêm với khách nếu họ yêu cầu...Lời đề nghị trong đêm của hot girl khiến nhiếp ảnh gia bối rối">
Cô gái chuyển giới và những đêm trắng bên ánh đèn màu karaoke
Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Cerezo Osaka, 17h00 ngày 25/4: Khách ‘tạch’
Người trẻ mặc nhiều lớp quần áo lên người để giảm trọng lượng vali hành lý. Ảnh: SCMP Nhằm mục đích tối ưu lợi nhuận, các hãng hàng không giá rẻ Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp cắt giảm chi phí trên mỗi chuyến bay. Ví dụ như họ cắt giảm suất ăn, hạn chế tối đa về trọng lượng hành lý xách tay...
Để không phải trả thêm phí hành lý, giới trẻ Trung Quốc đã truyền tai nhau một số mẹo độc lạ. Thay vì xếp vào vali, họ 'chất' lên người nhiều lớp quần áo. Điều đó làm họ trông giống như những chiếc "tủ quần áo di động".
Có bạn trẻ mặc 6 bộ quần áo thu đông lên người, từ áo vest, áo sơ mi cho đến áo khoác dày. Một bạn trẻ khác mặc tới 8 bộ trang phục truyền thống khi ngồi máy bay tới Australia.
Nhiều người còn chia sẻ trên mạng xã hội nhiều cách đóng hàng sáng tạo, độc đáo. Ví dụ như họ nhét quần áo vào những chiếc gối hình chữ U, vừa có tác dụng làm gối trên chuyến bay, lại vừa giúp giảm cân nặng hành lý.
Các cô gái mặc nhiều lớp quần áo, thậm chí đeo cả kính bơi khi đi máy bay. Ảnh: SCMP Với những món đồ điện tử, nhiều người đưa ra giải pháp mặc "áo câu cá". Đây là loại áo có nhiều túi, đựng được nhiều tài liệu, dây cáp và sạc dự phòng.
Những chiếc túi của áo câu cá đủ chỗ chứa được toàn bộ sản phẩm chăm sóc da và đồ trang điểm, túi sau lớn có thể đựng 2 cuốn sách và 1 chiếc iPad. Với chiếc áo câu cá rộng hơn, bạn có thể mang theo cả chiếc máy tính xách tay 16 inch.
Mặc nhiều lớp quần áo khi đi máy bay đang trở thành xu hướng mới, được rất nhiều người trẻ hưởng ứng và trải nghiệm.
"Lần sau, tôi sẽ mặc áo câu cá khi đi du lịch, nó còn tiện hơn cả ba lô"; "Trước đây tôi từng nhét được 5kg đồ dùng vào trong một chiếc áo câu cá, nó cực kỳ thiết thực"... người dùng mạng bình luận.
Cặp vợ chồng cùng làm phi công, hạnh phúc khi được lái máy bay cùng nhau
MỸ - Cặp vợ chồng cho biết làm việc cùng nhau thật tuyệt vời. Họ coi thời gian quá cảnh khi bay như những buổi tối hẹn hò.">Người trẻ Trung Quốc mặc 'núi quần áo' khi đi máy bay
Chuyện đỗ xe ô tô thiếu ý thức, không đúng chỗ đã không còn là chuyện hiếm ở Việt Nam. Tình trạng dừng, đỗ xe ô tô không đúng chỗ, gây cản trở đến sinh hoạt chung của người dân từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối trong dư luận.
Đã có rất nhiều trường hợp đỗ xe chặn cửa nhà người khác, đỗ xe ngay đầu ngõ hẹp, đỗ xe chắn lối đi... gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt của người khác. Cách đỗ xe như vậy khiến nhiều người không khỏi bức xúc và ác cảm với chủ sở hữu xe ô tô.
Và đã có rất nhiều chủ xe vì đỗ xe vô duyên mà phải nhận "bài học nhớ đời" từ người dân, người xung quanh.Chiếc ô tô đỗ chắn cửa một căn nhà bên đường. Mới đây, chuyện một chiếc ô tô vì đỗ chắn cửa một căn nhà bên đường nên đã bị xịt sơn đen 2 chữ để trừng phạt gây xôn xao mạng xã hội.
Vì chủ xe đỗ vô ý thức mà chiếc xe ô tô đã bị "trừng phạt" bằng hai chữ to tướng, đen thui và choán hết một bên sườn xe. Nhìn chiếc xe ô tô màu trắng tinh, sang trọng bị xịt sơn đen thui mà nhiều người không khỏi cảm thấy xót xa. Chắc chắn, chủ nhân của chiếc xe sẽ phải mất một món tiền kha khá để đi tân trang, sơn sửa lại.
Chủ xe đã phải nhận hậu quả về việc đỗ xe thiếu ý thức. Dù sở hữu những chiếc xe sang trọng, đắt đỏ nhưng nhiều tài xế lại chọn cách đỗ xe thiếu ý thức, văn minh, thậm chí, tự cho mình quyền được đỗ ở ngõ chung hay đường đi công cộng.
Chuyện chủ một chiếc ô tô đỗ xe ở ngay đầu một con ngõ nhỏ hẹp, chắn gần hết lối đi lại của mọi người khiến cả ngõ xôn xao, tức tốc đi tìm xảy ra mới đây cũng gây bất bình trong dư luận.
Chiếc xe ô tô đỗ trước ngõ nhỏ, chiếm hết cả đường đi lại. (Ảnh: Nhịp Sống Việt) Những bức ảnh chụp một chiếc ô tô màu đen, kèm lời nhắn nhủ tìm tài xế: "Cụ 30E **** đâu hiện hồn đánh xe ra cho bà con trong ngõ còn đi lại. Vỉa hè thì rộng cụ đỗ bít nguyên cái ngõ, không ai ra không ai vào thì cũng ạ" được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội mấy ngày nay khiến dư luận xôn xao.
Nhìn cách đỗ xe này, mọi người chỉ biết lắc đầu ngao ngán (Ảnh: Nhịp Sống Việt) Nhìn cách đỗ xe này, mọi người chỉ biết lắc đầu ngao ngán cho ý thức của vị chủ xe này. Bởi, với cách đỗ xe trên, người từ ngoài vào hay người từ trong ngõ ra chỉ còn biết cách đi bộ, leo ra ngoài. Nhiều người không hiểu vì sao tài xế lại đỗ xe ở vị trí quá hiểm như vậy.
Trước đó, câu chuyện về văn hóa đỗ xe được nói tới rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh những chủ xe có ý thức trong việc đỗ xe thì không ít những chủ xe thiếu ý thức, đỗ xe che mất cửa hàng, bịt lối ra vào của nhà ai đó. Cách đỗ xe này thể hiện sự vô ý thức và ích kỉ của những người sở hữu ô tô, khiến những người xung quanh thực sự 'nóng mắt'.
Nhiều "nạn nhân" tỏ ra "không phải dạng vừa" khi trả đũa các tài xế đỗ xe thiếu ý thức bằng nhiều cách. Có người lựa chọn cách thức nhẹ nhàng bằng cách cài tờ giấy lên kính lái xe, nhằm nhắc nhở tài xế lần sau đỗ xe có ý thức hơn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người khác. Nhưng nhiều người khác lại chọn cách cực đoan hơn như tự ý đổ sơn, vẽ bẩn lên thân xe, đè gạch lên kính lái, hắt nước, dán băng vệ sinh lên xe... nhằm mục đích dằn mặt chủ xe.Taxi bị hắt dầu luyn khi đỗ trước ngôi nhà trên đường Nam, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) vào sáng 7/2/2018. (Ảnh: Zing) Đầu tháng 3/2017, một chiếc Ford 4 đỗ trước cửa hàng bán ốp điện thoại ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã bị phun dòng chữ "Đậu ngu" bằng sơn đen trên nắp capo. (Ảnh: Thời đại) Những hình ảnh người dân dùng những hình phạt để trừng trị các quái xế đỗ xe không đúng chỗ được đăng tải trên mạng xã hội và truyền thông gây nhiều tranh cãi.
Nhiều ý kiến cho rằng những "hình phạt" đó là thích đáng vì chủ xe đã đỗ ô tô không đúng nơi quy định. Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với những cách trả đũa cực đoạn của những "nạn nhân" với các chủ xe.
Nhiều người cho rằng người dân không nên tự ý bôi bẩn, viết bẩn lên xe ô tô, vì thực ra, người vi phạm đang dừng đỗ xe sai quy định tại đất công cộng, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu tự ý bôi bẩn, vẽ bẩn lên tài sản của họ nhẹ thì bồi thường, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chủ tài sản có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản.Chiều 25/5/2017, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một chiếc xe ô tô đậu trước lối vào nhà dân ở TP Huế đã bị đổ rác đầy nắp ca pô. (Ảnh: Dân trí) Trên mạng xã hội hồi tháng 3/2017 cũng xuất hiện hình ảnh một chiếc ô tô Audi Q7 đỗ chắn cửa nhà bị rạch xước sơn xe. (Ảnh: Thời đại) Trong những vụ việc như vậy, người nhận "quả đắng" là những chủ xe. Dù có được bồi thường thì những chiếc xe cũng đã bị phá hoại, có khi hậu quả rất nặng nề.
Mặc dù đã có rất nhiều câu chuyện, hình ảnh về việc dằn mặt ô tô đỗ vô duyên, sai chỗ... nhưng nhiều chủ xe vẫn không từ bỏ thói quen xấu xí là đỗ xe một cách thiếu văn hóa khiến mọi người phải lắc đầu ngán ngẩm.
Vì thế, trên mạng xã hội và truyền thông vẫn còn xuất hiện những câu chuyện về việc đỗ xe thiếu ý thức, không đúng nơi quy định. Và 2 câu chuyện đỗ xe trên đây là ví dụ điển hình.
Không biết những hành vi thiếu văn hóa như thế này đến bao giờ mới kết thúc?Điều 18 và 19 Luật Giao thông đường bộ quy định việc đỗ xe trên đường bộ phải tuân thủ các quy định sau:
Không được dừng, đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều, trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất, trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau, nơi dừng xe buýt. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe. Trong phạm vi an toàn của đường sắt. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải cách xa không quá 0,25 mét. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng, đỗ xe ở vị trí cách ôtô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 m. Không được dừng, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.Tuấn Dũng
Xe cổ hàng hiếm của Mercedes-Benz rao giá tiền tỷ
Hai chiếc coupe cổ thuộc hàng siêu hiếm của hãng Mercedes-Benz là SL Mille Miglia và SLS AMG GT Final Edition đang được rao bán với giá lên tới hàng tỷ đồng.
">Chuyện đỗ xe thiếu ý thức của người Việt bao giờ mới kết thúc?
Những khoảnh khắc sinh - tử trong bệnh viện được ê-kíp tái hiện trên màn ảnh.
Tái sinhmang đến một thông điệp truyền cảm hứng về những người trẻ với những suy nghĩ, hành động lạc quan ngay cả khi đang đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm. Họ chẳng ngại khó khăn lao vào tâm dịch nhưng vẫn giữ được tinh thần tích cực. Điều này mang đến cho người xem cảm giác nhẹ nhàng hơn giữa một không khí nặng nề của những ngày dịch bệnh.
Đạo diễn Trần Bửu Lộc cho biết phim không phải thể loại tài liệu về Covid-19. Anh cùng ê-kíp muốn thực hiện dự án để nhìn lại những ký ức đau thương đã qua, cũng như tri ân các y bác sĩ - những người trong tuyến đầu chống dịch.
“Đôi khi có những nỗi đau sẽ trở thành kỷ niệm, mà kỷ niệm thì không bao giờ quên. Bộ phim mang đến cho người xem một góc nhìn tích cực lạc quan hơn. Sẽ có người thích, có người không thích nhưng tôi hy vọng mọi người sẽ cảm nhận được năng lượng tích cực khi đối diện với dịch bệnh thông qua bộ phim này”, anh nói.
Thuận Nguyễn có trải nghiệm để đời khi đóng vai bác sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch.
Thuận Nguyễn bộc bạch, nhờ đảm nhận vai diễn bác sĩ Việt anh mới có sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn mà các lực lượng tuyến đầu trải qua. Nam diễn viên cho biết dù không phải lần đầu đóng vai bác sĩ nhưng tính cách, hoàn cảnh của nhân vật khiến anh gặp áp lực.
Trước khi bấm máy, nam diễn viên chỉ xem qua vài phân đoạn để nắm bắt tâm lý. Anh lấy thêm chất liệu từ đời sống, những hình ảnh trong mùa dịch mình quan sát được để đưa vào vai diễn.
“Quá trình đóng phim tôi hiểu cũng như đồng cảm hơn với những y bác sĩ khi cảm nhận được sự khó khăn, vướng víu khi mặc đồ bảo hộ mà tuyến đầu có thể mặc và làm việc cả mùa dịch. Ngoài ra, tôi còn cảm nhận được sự mất mát, đau thương, sự ray rứt, áy náy vì không thể cứu sống được những bệnh nhân không qua khỏi…”. Bộ phim Tái sinh được công chiếu trên nền tảng online từ ngày 25/8.
Trailer phim 'Tái sinh'
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên làm phim tài liệu chữa lành hậu Covid-19'Không sợ hãi' - dự án phim tài liệu của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên kể những câu chuyện tích cực, truyền cảm hứng qua những câu chuyện có thật trong thời điểm xã hội gồng mình vì Covid-19.">
Thuận Nguyễn áp lực khi lần đầu đóng vai bác sĩ tuyến đầu chống dịch