您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Nữ Club Leon vs Nữ Tigres UANL, 06h00 ngày 21/01: Sức mạnh Á quân
NEWS2025-01-23 10:35:55【Công nghệ】4人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 20/01/2025 08:24 Nhận định lịch c2lịch c2、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Damac, 21h55 ngày 22/1: Tương lai mù mịt
- Nhặt được tiền trong đống rác, hai lao động tại Nhật bị khiển trách
- Bí thư Bình Định: 5 sẵn sàng đón nhà đầu tư Thái Lan
- Nhật Bản phát hiện "kho báu" trị giá 26 tỷ USD dưới đáy biển
- Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al Jubail, 21h50 ngày 22/1: Bắt nạt đối thủ
- Đoàn cứu trợ ở Yên Bái bị lật thuyền, một người tử vong
- Chiến sự Ukraine 24/11: Nga sắp đóng sập "cửa tử" ở Kurakhove
- Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài học
- Siêu máy tính dự đoán AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, không thể thực hiện đơn lẻ
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Trọng Quỳnh).
"Không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ thấy nhà giáo lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống. Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thứ hai về các chính sách ưu đãi khác phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, loại hình giáo dục, vị trưởng ngành nêu điển hình về chính sách với giáo dục trong đại học. Ở đây, điều cần quan tâm nhất là việc tự chủ thực sự, tự chủ tài chính, quyền hạn trong công tác cán bộ.
Bởi, tự chủ đại học là khâu đột phá trong giáo dục, cũng là điểm nổi bật mà dự Luật nêu ra.
Cùng với đó, chính sách về nhà ở, nhà công vụ cũng được Bộ trưởng lưu ý, đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa. "Nhà công vụ cần được sử dụng đúng nghĩa. Khi hết thời gian công tác cần trả lại, không thể biến nhà công vụ thành nhà riêng", ông Dung nêu quan điểm.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay, nước ta đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng trường học, nhưng tình trạng trường học chưa đáp ứng yêu cầu, nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều.
Để giải quyết được thực tế trên, Bộ trưởng nhấn mạnh cần quy định rõ nhà nước có trách nhiệm đầu tư ngân sách xây dựng kiên cố trường học, cùng với đó là huy động hỗ trợ từ xã hội.
Đánh giá chung, Bộ trưởng cho rằng cần xây dựng các nguyên tắc về chính sách ưu đãi thực sự với lĩnh vực giáo dục, nhà giáo dục, nhà quản lý, chứ không phải chính sách "ban ơn" đặc thù riêng.
Bộ trưởng nhắc lại khi dự thảo mới được lấy ý kiến, có những chính sách đặc thù mà bản thân nhà giáo không thích. Vì vậy, cần lựa chọn những chính sách ưu tiên thực chất.
Đánh giá kỹ tác động giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non
Liên quan đến quy định nghỉ hưu sớm trong ngành giáo dục, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhắc lại, Bộ luật Lao động quy định về lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ hưởng.
Hiện nay, cả nước đã có 1.840 công việc, lĩnh vực đặc thù được nghỉ hưu sớm, trong đó có một số lĩnh vực, công việc của ngành giáo dục.
Bộ trưởng nêu quan điểm về việc ủng hộ những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Song, vị trưởng ngành phân tích sự khác nhau giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu. Khi hết tuổi nghề ở một số lĩnh vực, công việc đặc thù thì cần có phương án, chính sách chuyển đổi nghề, công việc. Bên cạnh kế hoạch của bản thân họ, nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ.
Liên quan đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm mà không giảm trừ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ dự Luật còn quy định chung chung và chưa đánh giá hết những tác động liên quan.
Bộ trưởng kiến nghị, trong số 300.000 giáo viên mầm non, người quản lý, phục vụ... cần phân loại cụ thể những người mong muốn nghỉ hưu sớm và đánh giá tác động của đề xuất này.
Bộ trưởng tái khẳng định hoàn toàn ủng hộ những nhóm ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu sớm nhưng cần đánh giá tác động thật kỹ. Việc đánh giá vừa cần thiết với quá trình xây dựng pháp luật vừa phù hợp hơn với thực tiễn.
Về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự Luật được tiếp thu, chỉnh lý với tinh thần cầu thị cao nhất.
Hiện nay, vấn đề việc làm rất đa dạng, linh hoạt, năng động. Bên cạnh đó, một người có nhiều giao kết hợp đồng khác nhau.
Ngoài vấn đề tập trung trước đây, dự Luật hướng đến lượng hóa những vấn đề nguyên tắc.
Trong đó, quy định về bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm. Trước đây, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cứng...
Sửa đổi Luật lần này, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ thực hiện nguyên tắc là "bà đỡ" của thị trường, tăng loại hình hỗ trợ, mức hỗ trợ, tính liên kết, chia sẻ của bảo hiểm thất nghiệp.
">"Lương giáo viên cần đặc biệt quan tâm để nhà giáo không phải lo dạy thêm"
- sáng 24/11, ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), phản ánh thời gian qua, một số địa phương ở Hà Nội (huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Mê Linh) tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở và tạo lên cơn sốt rất cao, có những nơi giá trúng trên 100 triệu đồng/m2.
"Chủ trương đấu giá đất là đúng, nhưng cũng có ý kiến lo ngại, nhiều đối tượng lợi dụng cơ hội để thổi giá đất lên cao. Nhà nước sẽ có công cụ và chính sách nào để kiểm soát việc đẩy giá đất ảo lên quá cao, nhưng vẫn tiếp tục áp dụng hình thức đấu giá để đảm bảo hài hòa lợi ích, tăng thu cho ngân sách nhà nước?", ông Hiếu đặt vấn đề.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên cũng đề nghị giải đáp thắc mắc về cơ chế để chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất đáp ứng như cầu của người dân.
Trả lời việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nói đã có kiến nghị Chính phủ, các địa phương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính khả thi, cứng rắn.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị địa phương thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, Luật Đất đai; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị tại các khu vực có đất đấu giá.
"Các địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất để làm cơ sở tính giá khởi điểm. Thực tế đã xảy ra tình trạng những khu đất đầu tư đồng bộ về hạ tầng nhưng địa phương vẫn lấy giá đất khi chưa đầu tư để làm giá khởi điểm, khiến nhiều đối tượng muốn trúng đấu giá để bán lại kiếm lời", ông Duy nói..
Ngoài ra, theo ông Duy, cần có chính sách đảm bảo nguồn cung về đất ở, nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân và phù hợp với nhu cầu chi trả.
Khi cung - cầu không gặp nhau, đương nhiên giá sẽ bị đẩy lên cao, theo lời Bộ trưởng.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quy chế đấu giá đất có thể phải rút ngắn thời gian nộp đủ tiền trúng đấu giá, công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc để hạn chế việc lợi dụng đấu giá trục lợi.
Đi liền với những giải pháp đó, ông Duy đề nghị tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất.
"Tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ được các giải pháp nêu trên sẽ khắc phục được tình trạng đấu giá đất như ở vùng ven Hà Nội thời gian qua", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ.
Giải đáp thêm thắc mắc về cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng "đừng nên lo ngại quá".
Ông Chính dẫn Luật Đất đai năm 2024 có những quy định "rất mới và mở". Nếu theo Luật Đất đai năm 2013, người dân có nhu cầu đất ở phải tham gia đấu giá thì tại Điều 124 Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
"Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không qua đấu giá trong các trường hợp như giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; giao đất ở cho cá nhân là giáo viên, nhân viên y tế đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo; giao đất ở cho cá nhân thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở...", ông Chính dẫn chứng.
">Bộ trưởng nêu giải pháp chặn trục lợi trong đấu giá đất
Từ đó có thể hiểu, đất quy hoạch là diện tích đất thuộc quy hoạch, kế hoạch để thực hiện dự án, đường giao thông, công trình công cộng khác hoặc thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh. Thửa đất khi thuộc trường hợp này chủ yếu sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có 4 cách để biết đất có nằm trong quy hoạch hay không.
Thứ nhất là kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ. Theo Điều 11 Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại phần Ghi chú trong sổ đỏ, trong đó thể hiện rõ phần đất (diện tích bao nhiêu m2) thuộc diện quy hoạch gì, khi bị thu hồi có được đền bù không cũng như tên công trình theo quy hoạch.
Thứ 2 là liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch. Người dân có thể đến trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện nơi có đất để hỏi cụ thể về thông tin quy hoạch. Dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp, cán bộ chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp cho họ biết mảnh đất đó có nằm trong khu quy hoạch nào hay không.
Đây là cách kiểm tra quy hoạch đất an toàn và có độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ tốn thời gian và công sức cũng như phải chờ đợi khi nhu cầu kiểm tra đất quy hoạch tăng cao.
Thứ 3 là xin thông tin quy hoạch đất ở Văn phòng đăng ký đất đai. Người dân có thể khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp bằng các phiếu yêu cầu và thực hiện trả phí. Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ 4 là tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến. Nếu đang không biết xem bản đồ quy hoạch ở đâu, người dân chỉ cần truy cập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất và xem hướng dẫn được đăng tải.
Ví dụ, muốn tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội, người dân có thể truy cập vào Cổng thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tại cổng thông tin này, quy hoạch sử dụng đất sẽ được cập nhật chi tiết theo từng quận, kèm theo đó là bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch để người dân tiện theo dõi. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, hiện nay nhiều đơn vị đã cung cấp các ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến phù hợp với những người biết sử dụng công nghệ. Một cách làm truyền thống khác là trực tiếp khảo sát, hỏi người dân sinh sống tại khu vực có mảnh đất đó.
">4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay không
Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã
Phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức vào ngày 4 và 11/11 vừa qua đã ít người tham gia hơn (Ảnh: Dương Tâm).
Đáng chú ý, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí,cả 2 phiên đấu giá tại huyện Hoài Đức vừa qua, số lượng người tham gia đã sụt giảm mạnh. Đơn cử, phiên đấu giá 32 lô đất tại huyện này vào ngày 11/11 có 700 hồ sơ tham gia của hơn 100 khách hàng. Trong khi đó, phiên đấu giá 19 lô đất tại Hoài Đức ngày 19/8 có tới 400 khách hàng tham gia, giá trúng cao nhất tới 133,3 triệu đồng/m2.
Hay phiên đấu giá 25 lô đất tại huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) vừa diễn ra vào ngày 16/11, giá trúng cao nhất đạt 90,3 triệu đồng/m2. Số lượng hồ sơ tham gia phiên đấu giá này chỉ còn 400 hồ sơ của 111 khách hàng. Trong khi đó, phiên đấu giá ngày 10/8 tại huyện này có tới 4.600 hồ sơ của 1.545 người tham dự, mức giá trúng cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2.
Chuyên gia: Đất đấu giá chưa hạ nhiệt, vì giá trúng vẫn cao hơn thị trường
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Chung - chuyên gia bất động sản - cho rằng, hiện thị trường bất động sản Hà Nội đa phần tập trung vào phân khúc chung cư cao cấp, sản phẩm nhà thấp tầng cũng rất ít. Còn đất nền nguồn cung chỉ còn số lượng ít ỏi từ đấu giá và của người dân phân lô bán. Trong khi đó, khẩu vị của nhà đầu tư bất động sản hiện vẫn rất chuộng đất nền.
Giá khởi điểm của đất đấu giá hiện vẫn dựa theo bảng giá đất cũ nên rất thấp, kéo theo tiền cọc ít. Do đó, các nhà đầu tư vẫn khá quan tâm tới đất nền đấu giá và sẵn sàng bỏ ra số tiền đặt cọc ít để tham dự.
Tuy nhiên, ông Chung cho rằng, dù giá trúng và lượng hồ sơ tham dự các phiên đấu giá tại vùng ven Hà Nội gần đây có giảm, nhưng giá trúng vẫn cao hơn thị trường trong khu vực. Do đó, ông đánh giá, đất đấu giá vẫn chưa hạ nhiệt.
"Các phiên đấu giá ngoài những người tham dự với nhu cầu thực thì vẫn có những đội đầu cơ tham gia làm giá, trục lợi kiếm tiền từ lướt sóng. Tuy nhiên, phiên đấu giá tại huyện Thanh Oai hồi tháng 8 có tới 80% bỏ cọc. Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng đã giúp giảm bớt những đội nhóm đầu cơ tham gia để tạo sốt ảo. Do đó, những phiên đấu giá gần đây được thanh lọc bớt các đội nhóm nên hồ sơ và giá trúng đã dịu đi", ông Chung nêu quan điểm.
Ông Phạm Đức Toản, chuyên gia bất động sản, cho rằng, mức giá trúng đất đấu giá tại vùng ven hồi tháng 8-9 đã bị thổi lên quá cao, sau đó bỏ cọc. Đến các phiên đấu giá gần đây, nhiều người có nhu cầu thực hoặc đầu tư đều nhìn ra việc tham gia đấu giá không có hiệu quả. Những người tham gia với mục đích sang tay nhanh không bán được.
Từ đó, dẫn tới việc các phiên đấu giá gần đây số lượng người tham gia ít hơn và mức giá trúng dịu đi. Tuy nhiên, mức giá trúng vẫn cao hơn thị trường xung quanh.
"Một số nhà đầu tư họ không còn mặn mà với việc trả giá quá cao để mua bằng được lô đất rồi sang tay kiếm tiền chênh. Họ đều thấy rằng, mức giá hiện nay đã quá ảo, nếu trong thời gian một tháng không tìm được người mua, sẽ phải bỏ cọc. Bài học của phiên đấu giá đất huyện Thanh Oai hồi tháng 8 trước đó đã tác động tới tâm lý của nhà đầu tư. Nên họ đã cẩn trọng hơn", ông chia sẻ.
">Ít người quan tâm hơn, đất nền đấu giá tại Hà Nội đã hạ nhiệt?
Ở tuổi 75 nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn miệt mài với vườn tược (Ảnh: Minh Hậu).
"Sau khi mua đất, vợ chồng tôi bắt tay vào phát cỏ, cây bụi, cải tạo đất để trồng cây. Lúc đó tôi cũng chặt tre, nứa, gỗ dựng chòi ngay trên vườn để làm nơi ở cho cả nhà", ông Nguyễn Thanh Sơn kể lại.
Năm 1995, sau khi cải tạo khu vườn rộng 1ha, gia đình ông Sơn mua hạt giống sầu riêng về ươm và trồng. Để có nguồn thu trong giai đoạn chờ sầu riêng ra quả, ông Sơn tiến hành đào ao thả cá, chăn nuôi thêm gà và các loại gia súc khác.
Sau 5 năm, những gốc sầu riêng trên vườn cho thu hoạch và cuộc sống của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn chuyển qua giai đoạn mới. Năm 2001, sau khi thu hoạch sầu riêng bán cho thương lái, gia đình có khoản tiền khá lớn nên đã xây được căn nhà cấp 4 khang trang.
Những năm sau đó, mô hình kinh tế sầu riêng kết hợp chăn nuôi giúp gia đình ông Sơn gia tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Thanh Sơn nói: "Số tiền thu được từ mô hình sản xuất nông nghiệp thì tôi sử dụng vào tái đầu tư và mở rộng vườn. Đến nay, gia đình tôi có tổng cộng 2,7ha vườn trồng sầu riêng".
Cũng theo ông Sơn, mùa vụ năm 2024, vườn sầu riêng của gia đình cho thu về gần 40 tấn trái và toàn bộ nông sản được đối tác bao tiêu với giá 70.000 đồng/kg.
Được biết, vào năm 2017, để việc sản xuất sầu riêng đúng quy chuẩn, hiệu quả và có điều kiện vươn ra thị trường, ông Sơn đứng ra thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri với 17 thành viên và đảm nhận vị trí giám đốc.
Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri có 70 thành viên chính thức, 55 thành viên liên kết với tổng diện tích sản xuất sầu riêng gần 400ha.
Mùa vụ năm 2024, sầu riêng của Hợp tác xã nông nghiệp Đạ M'ri được đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu về mã số vùng trồng nên đạt được hợp đồng xuất khẩu qua Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, mùa vụ sầu riêng vừa qua, hợp tác xã đạt sản lượng gần 6.000 tấn.
"Hiện nay, các thành viên hợp tác xã đều có nguồn thu nhập trung bình 250-300 triệu đồng/ha/năm. Một số hộ có tổng thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm", ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ.
Ông Nguyễn Công Hà, Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng nhận xét: "Ông Nguyễn Thanh Sơn là người nhiệt tình, luôn vận động bà con làm ăn và Hợp tác xã Nông nghiệp Đạ M'ri là đơn vị làm ăn tốt của địa phương.
Huyện Đạ Huoai đang xây dựng thương hiệu "sầu riêng Đạ Huoai" và ông Sơn phối hợp với lực lượng chức năng rất nhiệt tình trong việc này".
">Trồng "cây tỷ đô", cụ ông 75 tuổi có thu nhập khiến người trẻ nể phục
Một khu đất đấu giá tại vùng ven Hà Nội (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Trước đó, ngày 13/10, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.
Các thửa đất có diện tích 92,5-121,4m2, giá khởi điểm gần 12,5 triệu đồng/m2. UBND huyện Quốc Oai cho biết, tham gia phiên đấu giá lần này có gần 300 khách hàng, đăng ký hơn 1.000 hồ sơ đấu giá.
Kết quả, trong số 54 thửa đất được đưa ra đấu có giá trúng cao nhất gần 54,5 triệu đồng/m2, gấp 4,3 lần so với khởi điểm. Lô thấp nhất có giá trúng gần 44,5 triệu đồng/m2, gấp gần 3,6 lần khởi điểm. Số tiền huyện Quốc Oai thu được từ phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đợt này là 242,6 tỷ đồng, chênh với giá khởi điểm 179,6 tỷ đồng.
Huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) vừa qua cũng đã tổ chức đấu giá 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động (đợt 1).
Các thửa này có diện tích từ 83 đến 157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Từng thửa đất được đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên, bước giá 5 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá thu hút hơn 400 hồ sơ của 111 khách hàng tham dự, kéo dài gần 9 tiếng và ngã ngũ sau 10 vòng trả giá.
Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về 2 thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114m2 và 129m2, với tổng giá trị lần lượt là 10,3 tỷ đồng và 11,7 tỷ đồng, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm.
Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu đồng/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157m2, tức hơn 7,1 tỷ đồng, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
">Đấu giá đất huyện Quốc Oai: Cao nhất gần 95 triệu/m2, gấp 20 lần khởi điểm