您现在的位置是:NEWS > Thời sự

Bao giờ Telehealth trở thành ‘cánh tay thứ 3’ của bác sĩ?

NEWS2025-01-23 10:42:27【Thời sự】6人已围观

简介Với Telehealth,ờTelehealthtrởthànhcánhtaythứcủabácsĩlịch thi đấu vòng loại world cup hôm nay các báclịch thi đấu vòng loại world cup hôm naylịch thi đấu vòng loại world cup hôm nay、、

{ keywords}
Với Telehealth,ờTelehealthtrởthànhcánhtaythứcủabácsĩlịch thi đấu vòng loại world cup hôm nay các bác sĩ chuyên môn giỏi ở Hà Nội có thể hỗ trợ các ca bệnh ở vùng sâu, vùng xa, giúp tăng cường khả năng khám chữa bệnh cho người dân.

“Một bác sĩ đang có hai tay, sẽ có thêm cánh tay thứ ba là Telehealth. Nó không thể thay thế tuyệt đối, nhưng sẽ hỗ trợ cho hệ thống y tế” - PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - chia sẻ trong một bài phỏng vấn tại buổi hội chẩn trực tuyến đầu tiên tại đây.

Hơn một tháng kể từ khai trương Telehealth do Tập đoàn Viettel phát triển tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội, ngày 29/5, hệ thống này tiếp tục được ra mắt tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sự tiến bộ của công nghệ đã giúp tạo nên ê-kíp phẫu thuật tim đặc biệt cho bệnh nhi 23 ngày tuổi với một bác sĩ ở Hà Nội và một người ở Quảng Ninh. Hay bác sĩ ở Hà Nội thăm khám cho một bệnh nhân tại Hà Tĩnh, trở về từ Nhật, nghi ngờ mắc Covid-19.

Telehealth - ước mơ sau hàng chục năm đã trở thành hiện thực

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết từ thực tế công việc, các bác sĩ đều nhận thấy rằng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Ở những nơi này, việc vận chuyển được bệnh nhân đến tuyến trung ương hết sức khó khăn.

Nhiều trường hợp bệnh nhân trở nặng trong quá trình di chuyển, thậm chí tử vong trên đường chuyển tuyến. Nắm bắt được tình hình này, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã triển khai các chuyến công tác đến khám chữa bệnh cho người dân vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, hạn chế về khoảng cách địa lý khiến bác sĩ không thể đi thường xuyên.

Vì vậy, vào những năm 2000, khi phương tiện thông tin liên lạc còn hết sức thô sơ đơn giản, các bác sĩ tại đây đã nghĩ đến việc xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa. Ngày đó, khám chữa bệnh từ xa chỉ là những cuộc điện thoại. Sau đó, khi mạng di động và smartphone ra đời, các bác sĩ có thể chia sẻ hình ảnh, thông tin cho nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, điều bất cập là họ chỉ có thể trao đổi gián tiếp và chỉ với một người ở một nơi.

Sự ra đời của Telehealth do Tập đoàn Viettel phát triển - đã giúp các bác sĩ hiện thực hóa những mong muốn của mình: Tư vấn, khám bệnh từ xa (nghe tim phổi, siêu âm, khám lâm sàng), thậm chí can thiệp vào các cuộc mổ.

Không những thế, bác sĩ tuyến trung ương có thể hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho nhiều đơn vị trong cùng một thời điểm. Trong buổi hội chẩn trực tuyến đầu tiên tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác cùng lúc kết nối với 3 bệnh viện tuyến tỉnh và 1 bệnh viện tuyến huyện. Nơi xa nhất là Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp (Sơn La) - địa phương giáp ranh biên giới với Lào.

Trước kia, Bệnh viện Nhi Trung ương từng triển khai hệ thống ban đầu nhưng đường truyền ngày đó quá đắt, không có chi phí để duy trì. “Thời điểm đó, chúng tôi chỉ có tính chất làm chơi. Mỗi lần hội chẩn trực tuyến như thế này thời đó chi phí rất cao. Với hỗ trợ của Viettel, đường truyền, âm thanh, hình ảnh đều tốt lên. Từ tháng 1/2020 đến nay, bệnh viện đã tiến hành hơn 20 cuộc hội chẩn từ xa, khoảng 20 lớp đào tạo”, bác sĩ Lê Thanh Hải cho biết.

Ở Việt Nam, Telehealth đã xuất hiện trên dưới 10 năm, chủ yếu là từ các dự án mua sắm trang thiết bị, phần mềm để xây dựng trung tâm nhưng chưa đủ hành lang pháp lý và cơ chế vận hành các dịch vụ này.

{ keywords}
GS.TS Lê Thanh Hải: “Hy vọng, trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế sẽ đưa khám chữa bệnh từ xa trở thành hoạt động thường quy và có chi phí. Như thế, các bệnh viện sẽ đầu tư để phát triển hệ thống rất có ý nghĩa này”.

Tại thời điểm này, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ Telehealth. Về điều cơ sở hạ tầng, viễn thông ở Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước tốt nhất Đông Nam Á. Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa, cho phép hoạt động một số dịch vụ Khám chữa bệnh từ xa. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương đã thử nghiệm dịch vụ Telehealth và khẳng định sự hiệu quả.

Khám bệnh từ xa có được bảo hiểm chi trả?

Tại Việt Nam, dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống khám chữa bệnh từ xa, nhưng để dịch vụ này phát triển trên diện rộng tại các bệnh viện thì vẫn cần thêm nhiều điều kiện.

Về giải pháp công nghệ, Tập đoàn Viettel đã nghiên cứu và chuẩn bị trong vài năm gần đây, để xây dựng được một nền  tảng Telehealth phục vụ tốt cho các yêu cầu chuyên môn của bệnh viện. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố để đưa Telehealth vào thực tế. Bên cạnh giải pháp công nghệ của Viettel còn cần đến việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị ở các bệnh viện và điều này khi thực hiện trên quy mô lớn sẽ không đơn giản.

Về pháp lý, Bộ Y tế đã có thông tư số 49/2017/TT-BYT quy định về hoạt động y tế. Tuy nhiên, thông tư này còn rất sơ khởi và chỉ cho 6 nhóm dịch vụ có thể triển khai Telehealth. Như vậy, khi tiến hành thử nghiệm khám chữa bệnh từ xa đối với các dịch vụ chưa có trong thông tư sẽ cần thêm hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc có các quy định mở, giúp các bệnh viên yên tâm thực hiện. “Chế độ chính sách liên quan đến việc khám chữa bệnh từ xa phải được văn bản hóa”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhận xét.

Đối với cơ chế tài chính vận hành, GS.TS Lê Thanh Hải băn khoăn: Chi phí phát sinh khi thực hiện khám chữa bệnh từ xa sẽ được tính toán thế nào, có được bảo hiểm chi trả?

Hiện tại, Điều 12 của thông tư 49/2017/TT-BYT về Chi phí hoạt động y tế từ xa cũng chỉ nêu: “Chi phí vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các chi phí gia tăng để thực hiện hoạt động y tế từ xa được chi trả theo quy định của pháp luật”. Nhưng quy định ra sao thì vẫn chưa có.

Bên cạnh đó, với người bệnh, việc thực hiện chi trả cho y tế từ xa với Bảo hiểm y tế (nguồn từ Bảo hiểm Xã hội) sẽ là một nhân tố quan trọng giúp dịch vụ này phổ biến. Thế nhưng, y tế từ xa hiện chưa có trong danh mục được chi trả của bảo hiểm y tế và bệnh nhân sẽ phải tự chi trả 100% nếu bệnh viện thu.

Hiện tại, dù đã khai trương tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương, nhưng các trường hợp áp dụng y tế từ xa mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân hoặc tuyến dưới, hoàn toàn không thu phí (vì không có cơ chế). Với việc chỉ có thể làm dịch vụ miễn phí, y tế từ xa sẽ khó có thể phát triển.

“Hy vọng, trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế sẽ đưa khám chữa bệnh từ xa trở thành hoạt động thường quy và có chi phí. Như thế, các bệnh viện sẽ đầu tư để phát triển hệ thống rất có ý nghĩa này”, GS.TS Lê Thanh Hải chia sẻ.

Ông cũng nhận định các bệnh viện tuyến dưới gặp khó khăn về mặt tài chính. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống thiết bị phục vụ khám chữa bệnh từ xa tại trung tâm y tế, bệnh viện ở vùng sâu vùng xa, cần có chế độ chính sách tác động để hỗ trợ.

Yếu tố cuối cùng cần tháo gỡ để hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) phát triển đó là thay đổi thói quen của người bệnh. Theo nhiều chuyên gia, đây là bài toán quan trọng và khó khăn nhất. Thói quen của người Việt Nam trong việc khám chữa bệnh vẫn là “chọn mặt gửi vàng”. Bởi vậy, các bệnh viện tuyến trung ương luôn trong tình trạng quá tải, phải nằm ghép, trong khi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thì không có bệnh nhân để điều trị.

Bởi vậy, việc tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nguồn lực. Thông qua các hoạt động đào tạo từ chuyên gia đầu ngành của trung ương thông qua các buổi hội chẩn trực tuyến, bệnh viện, bác sĩ tại địa phương phải chủ động nâng cao tay nghề, đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng phục vụ. Đó là yếu tố quan trọng để giữ chân người bệnh ở lại tuyến dưới. Làm được điều này, việc khám chữa bệnh từ xa mới có thể phát huy hiệu quả.

TH

Thủ tướng: Khám chữa bệnh từ xa là khởi đầu cho câu chuyện lớn hơn

Thủ tướng: Khám chữa bệnh từ xa là khởi đầu cho câu chuyện lớn hơn

Thủ tướng đánh giá, thực hiện khám chữa bệnh trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa sẽ là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, hướng tới chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số, quốc gia thông minh.

很赞哦!(47567)

站长推荐