您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Abha vs Al
NEWS2025-02-25 07:17:13【Bóng đá】1人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 04/11/2023 08:34 Nhận định lịch đá nhalịch đá nha、、
很赞哦!(42514)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
- Vu Văn Văn của 'Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng' diện váy 300 triệu đồng của NTK Việt
- Tập 8 'Sao nhập ngũ' 2024: Em gái Trấn Thành hô 'Quyết tâm' trong nước mắt
- 'Hà Nội là điểm đến số một cho kỳ nghỉ ngắn'
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- Ở tuổi 50, người vợ khiến cả nhà ngỡ ngàng khi nộp đơn xin ly hôn
- Công an xác minh vụ nam sinh bị đánh hội đồng ngay cửa lớp học ở Đắk Lắk
- Ông Lê Trường Sơn làm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM
- Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2
- Giáo sư giành giải thưởng Fields trẻ nhất nước Đức
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
- “Trong khi sinh viên phải đi làm hàng ngày, chuẩn đến từng giờ, từng phút, áp lực vì bị chủ cằn nhằn nhưng chỉ nhận lại mức lương 12–15 nghìn đồng, điều đó liệu có đáng?”.
“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”
Chí Hoàng là cậu sinh viên trường Báo. Ngày lên Hà Nội nhập học, tài sản của Hoàng chỉ có một chiếc xe máy cũ mua lại với giá 2,5 triệu đồng, một cái túi to đựng vài ba bộ quần áo, sách vở và 4,3 triệu đồng tiền mặt. Sau khi nhập học, còn chưa đầy 2 triệu đồng, Hoàng phải nghĩ cách kiếm việc làm thêm.
Buổi chiều hôm đó cậu đi lang thang khắp nơi tìm việc. “Vị trí nhân viên bán hàng họ chỉ tuyển nữ”, Hoàng nói.
Cậu đi đến mạn Long Biên. Tại đây người ta giới thiệu cho cậu công việc bốc vác đêm. “200 nghìn đồng có lẽ đủ chi tiêu 5 ngày”. Thế là Hoàng đồng ý.
Hoàng kể về những ngày đi làm thuê bốc vác. Dáng người nhỏ, sức cậu không cân nổi việc. Mỗi lần trở về phòng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Không chịu được, Hoàng quyết định nghỉ việc sau 3 ngày.
Cậu lại tiếp tục đi tìm công việc mới. Lần này, cậu tìm được công việc ngay sát trường. Đó là việc bưng bê tại một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc. Những khi vãn người, cậu kiêm luôn dọn bàn ghế và lau sàn nhà. Công việc này với Hoàng là vừa sức. Làm việc 5 tiếng một ngày, cậu được nhận mức lương 2 triệu đồng.
Nhưng công việc này cũng chỉ kéo dài khoảng hơn một tháng. “Chủ quán lấy đủ lý do o ép để giữ lại nửa lương”. Không chấp nhận, Hoàng lại xin nghỉ việc.
Cuối cùng, cậu chọn một công việc an toàn hơn: làm xe ôm.
“Nghề xe ôm có nhiều cái thuận lợi là tiền hôm nào biết hôm đó. Cứ chạy một cuốc là có tiền ngay”. Những ngày nghỉ, Hoàng đi làm được khoảng 300.000 đồng. “Còn những ngày phải đi học hay mưa gió cũng chẳng được mấy”, Hoàng kể.
Bố Hoàng mất sớm. Từ những năm cấp 2, cậu quen với việc phụ mẹ bán hoa ngoài chợ. Mọi chi phí khi lên đại học, cậu hoàn toàn phải tự lo.
Hoàng hài lòng với công việc đang làm dù nó không đem lại cho bản thân những kỹ năng gần với ngành học. Điều Hoàng cần bây giờ là tiền để trang trải cuộc sống.
Theo một báo cáo mới đây của Tập đoàn HSBC với nhan đề "Giá trị của Giáo dục – Cái giá của thành công", sinh viên đại học trên khắp thế giới dành phần lớn thời gian để kiếm thêm thu nhập – trung bình là 3,4 giờ mỗi ngày, nhiều hơn thời gian họ lên giảng đường và học nhóm (2,7 giờ), học ở nhà (2,5 giờ) hoặc ở thư viện (1,6 giờ).
Cứ 5 sinh viên lại có 4 người (83%) vừa học vừa làm, hầu hết là do họ cần kiếm thêm tiền (53%).
Tại Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn sinh viên đều lựa chọn công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Trong đó, xu hướng phổ biến là đi bán hàng, bưng bê, đi gia sư hay chạy xe ôm…
Những công việc này mặc dù không đem về những giá trị mặt tri thức nhưng lại đem đến thu nhập – điều mà mọi sinh viên đều quan tâm khi bước chân vào giảng đường.
Tỷ lệ sinh viên vừa học vừa làm trên thế giới (Đồ họa: Thúy Nga)
Cho rằng số tiền 12 nghìn đồng/ giờ là quá rẻ mạt, Hà Giang (sinh viên năm 3, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) lựa chọn công việc làm PG. Công việc này giúp cô có một khoản thu nhập khá hơn so với nhiều công việc hiện tại.
“PG có nhiều loại: PG tiệc, PG sự kiện, PG tiếp thị sản phẩm, trong đó PG tiệc có mức lương cao nhất, không dưới 1 triệu đồng/ buổi. Tuy nhiên, PG tiệc yêu cầu khá cao về vóc dáng và khả năng giao tiếp”, Giang nói.
Giang không chọn làm PG tiệc. Cô lý giải: “PG tiệc không hợp lắm với em. Làm cái này phải biết uống rượu và ăn nói khéo léo. Nhưng chỉ uống thôi chứ không phải làm mấy chuyện linh tinh gì đâu”.
Cô lựa chọn PG nước mắm. Công việc dù không yêu cầu khắt khe nhưng lại mệt vì phải đứng nhiều. Thù lao PG tiếp thị sản phẩm cũng thấp hơn so với các loại PG khác.
Làm 8 tiếng/ 2 ca/ ngày, Giang được nhận 500 nghìn đồng.
“Nếu chẳng may rơi vào lịch học thì buộc phải nghỉ nếu muốn làm lâu dài. Đó đều là mối quen nên mình không thể từ chối. Họ cũng không thích việc mình xin nghỉ liên tục như thế”.
Vì thế, nếu hôm nào trùng lịch, Giang phải thuê người học hộ với giá 50 nghìn đồng một buổi.
“Thực ra trên lớp cũng chỉ học lý thuyết. Nếu nghỉ cũng không ảnh hưởng gì mấy”, Giang phân trần.
Quen nghề, Giang không muốn thay đổi nữa. Làm PG dễ kiếm ra tiền. Giang có thể mua cho mình những món đồ yêu thích mà không phải xin bố mẹ thêm bất cứ khoản nào.
“Làm những công việc như bán quần áo hay bưng bê giá vài chục nghìn một giờ em nghĩ không đáng”, Giang nói.
Còn đối với Minh Hiếu, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, cậu không chấp nhận đi làm những công việc bán sức lao động. Trong câu chuyện của mình, Hiếu kể về những người bạn cùng lớp bị chủ bóc lột, quỵt tiền, những cô bạn gái làm mẫu ảnh thường xuyên bỏ tiết. Hiếu cho điều đó không đáng để đánh đổi.
“Các bạn ấy có thể bị lừa, thậm chí là gặp nguy hiểm tới thân thể”.
Hiếu vẫn đang kiên trì làm ở vị trí nhân viên sale tại một trung tâm tiếng Anh. Mức lương cậu thu được từ công việc này khoảng 1,5-2,5 triệu đồng.
“Mặc dù mức lương không phù hợp lắm với công sức bỏ ra nhưng em lại học được nhiều kỹ năng liên quan đến lĩnh vực mình theo đuổi. Em nghĩ nó giá trị hơn so với việc nhận về vài triệu đồng”.
Hiếu cho rằng, hiệu quả công việc được tính bởi công thức “kết quả : công sức bỏ ra”. Trong khi sinh viên phải đi làm hàng ngày, chuẩn đến từng giờ, từng phút, áp lực vì bị chủ cằn nhằn nhưng chỉ nhận lại mức lương 12–15 nghìn đồng. Điều đó là không đáng.
“Ví dụ khi đi bưng bê, các bạn chỉ nhận về nhưng kỹ năng thông thường lặp lại theo mô–típ “Anh chị muốn mua gì ạ” chứ không cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm hay mở rộng các mối quan hệ.
Theo em, sinh viên không nên đi làm thêm trái chuyên ngành, bởi nếu đi rất dễ bị bóc lột và bị lừa. Em nghĩ tiềm năng của sinh viên còn hơn thế rất nhiều nếu chịu khó nhẫn nại học tập. Khi ra trường chắc chắn bạn sẽ mạnh hơn và là hạt giống tốt hơn”.
Thúy Nga
“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”
2 triệu đồng là mức tiền mà 7 năm trước anh trai Huyền vẫn thường được bố mẹ cho để trang trải chi phí trên thành phố. Nhưng với Huyền bây giờ, mức tiền đó “chỉ còn là ký ức xa xôi của thế hệ 8x, 9x đời đầu”.
">Một giờ của sinh viên có đáng giá hơn 10.000 đồng?
Tên trộm viết email xin lỗi "khổ chủ"
Thậm chí, sau khi xem xét chiếc laptop và nhận ra khổ chủ là một sinh viên đại học, tên trộm còn tốt bụng gửi thêm một bức email hỏi chủ nhân có cần tài liệu học tập quan trọng nào trong máy không hắn sẽ gửi lại.
“Nếu có những tài liệu học tập nào ở trường mà bạn cần đến, hãy nói cho tôi biết và tôi sẽ gửi lại cho bạn qua email. Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi”, tên trộm viết.
Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện bi hài này đã thu hút hàng chục nghìn lượt thích và phản hồi. Một số người cảm thông cho tên trộm, bởi có lẽ do thực sự cần tiền hắn mới phải làm như vậy. Việc gửi bức thư xin lỗi cho thấy bản chất tên trộm không phải là người xấu và biết hồi lỗi.
“Đây là tên trộm lịch sự nhất mà tôi từng biết. Tôi thực sự thích tên trộm này”, một cư dân mạng bình luận.
Trong khi số khác chỉ trích tên trộm và cho rằng, nghèo không phải là lý do biện minh cho việc phạm tội.
“Ăn trộm là một hành vi sai trái dù với bất kỳ lý do nào. Thật khó hiểu khi nhiều người lại chấp nhận với hành vi của tên trộm này, thậm chí còn cảm thông và muốn giúp đỡ hắn”, một cư dân mạng nhận xét.
Thúy Nga (Theo Odditycentral)
"Né" đề TOEIC mới, sinh viên sài Gòn rồng rắn đăng ký thi từ 3h sáng
Trên mạng xã hội những giờ qua lan truyền chóng mặt hình ảnh về việc sinh viên ở TP.HCM rồng rắn xếp hàng từ nửa đêm để lấy số thứ tự đăng ký thi chứng chỉ TOEIC.
">Lấy cắp laptop, tên trộm nhắn tin hỏi “Có cần gửi lại tài liệu học không”
- Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, sinh viên các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học.
>> Tự sự của "gái gọi" sinh viên
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy. Dự thảo đang trong thời hạn lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 26/11.
Thông tư khi được ban hành sẽ kèm theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.
Theo đó, sinh viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư (tính trong cả khóa học) sẽ bị buộc thôi học. Nếu vi phạm lần đầu tiên sẽ bị khiển trách, lần thứ 2 sẽ bị cảnh cáo, lần thứ 3 sẽ bị đình chỉ có thời hạn.
Còn nếu hoạt động chứa chấp, môi giới mại dâm sẽ chịu hình thức bị buộc thôi học ngay lần đầu tiên bị phát hiện vi phạm. Cùng đó bị giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự thảo khung xử lý kỷ luật học sinh, sinh viên cũng cụ thể nhiều nội dung vi phạm với những hình thức xử lý tương xứng, căn cứ trên mức độ vi phạm và số lần tái phạm.
Việc uống rượu bia trong giờ học, say rượu bia khi đến lớp cũng chịu các mức xử lý tương tự như hoạt động mại dâm, tức vi phạm từ lần 1 đến lần thứ 4 sẽ chịu lần lượt các mức bị khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ có thời hạn, buộc thôi học.
Mức xử phạt tương tự cũng được áp dụng với các hành vi khác như: Đánh bạc dưới mọi hình thức; Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép; Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật…
Bộ GD-ĐT cũng đưa ra hướng xử lý đối với hành vi đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.
Theo đó, tùy theo mức độ sẽ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng sẽ giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
Những hành vi kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật, lần thứ nhất bị phát hiện sẽ bị đình chỉ có thời hạn, lần thứ 2 tái phạm sẽ bị buộc thôi học.
Cá nhân và tập thể học sinh sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên hiệu trưởng.
Nếu nhà trường đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Được biết, những quy định tại dự thảo này đã xuất hiện tại quy chế công tác sinh viên chương trình đào tạo đại học chính quy, ban hành ngày 5/4/2016. Tại quy chế này, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu phạm các lỗi như: thi, kiểm tra thay, nhờ thi, kiểm tra thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án tốt nghiệp (lần thứ 2); tổ chức học, thi, kiểm tra thay, tổ chức làm thay khoá luận, đồ án tốt nghiệp (lần 1); uống rượu, bia trong giờ học, say rượu bia trong giờ học (lần 4); đánh bạc dưới mọi hình thức (lần 4); chứa chấp môi giới mại dâm (lần 1); hoạt động mại dâm (lần 4),v.v..
Theo tìm hiểu của VietNamNet, vào ngày 13/8/2007, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi đó đã ký thông tư ban hành quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hệ chính quy. Quy chế này có kèm phụ lục, thống kê 23 nội dung vi phạm và xử lý kỷ luật. Trong đó, học sinh sinh viên có hoạt động mại dâm lần thứ nhất sẽ bị đình chỉ 1 năm học, hoạt động lần thứ 2 thì bị đuổi học.
Đến ngày 5/4/2016, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ban hành thông tư 10/2016, quy định quy chế công tác sinh viên các trường đại học hệ chính quy với 27 nội dung vi phạm. Trong đó với hành vi "hoạt động mai dâm" đến lần thứ 4 thì sinh viên mới bị đuổi học.
Đến dịp này, Bộ GD-ĐT mới soạn dự thảo quy chế công tác sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp khối ngành sư phạm (vì các trường cao đẳng, trung cấp khối ngành khác đã được chuyển về Bộ LĐ, TB và XH quản lý). Văn bản dự thảo có nhiều nội dung được xây dựng theo Thông tư 10/2016, chẳng hạn phụ lục cũng gồm 27 nội dung vi phạm.
Tối 29/10, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, thực hiện kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch soạn thảo Thông tư ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy thay thế Quy chế Công tác HSSV theo QĐ số 42/2007/QĐ-BGDĐT.
Theo kế hoạch, Bộ cũng sẽ rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số nội dung quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT cho phù hợp với thực tiễn.
Quá trình soạn thảoThông tư này, Ban soạn thảo đã nhận thấy một số nội dung liên quan đến phụ lục quy định khung xử lý kỷ luật đối với một số hành vi vi phạm của HSSV, trong đó có hành vi vi phạm về hoạt động Mại dâm không còn phù hợp cần phải điều chỉnh khi ban hành Quy chế mới.
Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, Ban soạn thảo đã sơ xuất, chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất.
"Bộ GD-ĐT trân trọng cám ơn các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo một cách tốt nhất. Bộ cũng sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của Ban soạn thảo và cá nhân có liên quan".
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Hà Nội) theo quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm hiện hành thì “Hoạt động mại dâm” bao gồm các hành vi sau đây: Mua dâm; Bán dâm; Chứa mại dâm; Tổ chức hoạt động mại dâm; Cưỡng bức bán dâm; Môi giới mại dâm; Bảo kê mại dâm; Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong dự thảo đã sử dụng cụm từ “Hoạt động mại dâm” theo từng lần với từng mức kỷ luật lại còn một mục quy định về “Chứa chấp, môi giới mại dâm” để xác định lần 1 bị phát hiện là buộc thôi học. Còn các hành vi thuộc hoạt động mại dâm khác như: Cưỡng bức bán dâm; Bảo kê mại dâm; Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm cũng rất nguy hiểm cho xã hội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải vi phạm tới lần thứ 4 mới bị buộc thôi học. Cách mô tả và ấn định mức xử lý kỷ luật như vậy chưa khoa học, chưa phù hợp với các văn bản pháp luật quy định về mức chế tài với các hành vi này.
Đỗ Thị Thu (sinh viên Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) cho rằng: “Đuổi đi thì đảm bảo tên tuổi của nhà trường nhưng lại không giải quyết được vấn đề. Em nghĩ nhà trường không nên đuổi học. Bởi có đuổi thì vẫn hoạt động thôi và bản chất xã hội tránh nào được người này người kia. Là sinh viên sư phạm, là nhà giáo dục em nghĩ phải có trách nhiệm với những người đó. Giờ thấy thế mà hắt hủi, xóa đi cơ hội làm lại của họ thì còn gọi gì là giáo dục. Em nghĩ vẫn nên cho các bạn ấy cơ hội được đi học tiếp cùng với những hình thức giáo dục, hỗ trợ để thay đổi. Đó mới là giáo dục”.
Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật dự kiến của thông tư dành cho sinh viên ngành sư phạm như sau:
Nguồn: Bộ GD-ĐT Thanh Hùng
Sinh viên nói gì về giải quyết hậu quả khi "yêu"?
Các sinh viên đã phân tích tình huống giả định nếu không may "lỡ" có thai khi còn đang trên ghế giảng đường đại học.
">Sinh viên sư phạm hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học
Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục
Buổi làm việc giữa Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc và Apple tại Bắc Kinh ngày 23/10. Ảnh: MIIT Ngày 23/10, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã có buổi tiếp đoàn làm việc Apple do CEO Tim Cook dẫn đầu.
Hai bên trao đổi về các chủ đề như hoạt động kinh doanh của Apple tại Trung Quốc, quản trị an toàn dữ liệu mạng, dịch vụ đám mây.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Jin Zhuanglong chia sẻ, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng tạo cơ hội mới cho các công ty nước ngoài đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.
Ông hy vọng Apple tiếp tục gắn bó sâu sắc với thị trường Trung Quốc, tăng cường đầu tư cho đổi mới sáng tạo, cùng doanh nghiệp trong nước chia sẻ lợi ích.
Ông Cook cho biết Apple sẵn sàng nắm bắt cơ hội từ sự cởi mở của Trung Quốc, tiếp tục mở rộng đầu tư và đóng góp cho sự phát triển chất lượng cao của chuỗi cung ứng công nghiệp.
Theo các nhà phân tích, chuyến công tác lần thứ hai trong năm 2024 nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Apple. Quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong nước đại diện cho cơ hội khổng lồ. Tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp là hợp tác đôi bên có lợi.
Trên mạng xã hội Weibo, CEO Apple đăng tải lịch trình tại đại lục. Ông đến thăm Apple Store ở Wangfujing, gặp gỡ sinh viên Đại học Nông nghiệp và Đại học Chiết Giang, tìm hiểu cách họ dùng iPhone, iPad để giúp đỡ nông dân.
Vào tháng 3, ông đến Trung Quốc để khai trương Apple Store mới ở Thượng Hải - cửa hàng bán lẻ lớn thứ hai của Apple trên toàn cầu, cũng như tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh.
(Theo China Daily)
">Tim Cook: Apple cam kết tăng cường đầu tư vào Trung Quốc
Như VietNamNetđã đưa tin, mới đây UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT kiểm tra, rà soát, báo cáo về tình hình các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các cơ sở giáo dục đang dạy chương trình giáo dục tích hợp (đã được bộ GD-ĐT cho phép thí điểm) chuyển đổi mô hình quản lý, hoạt động theo Nghị định số 86/2018 của Chính phủ trong quý 2 năm 2021.
Theo UBND TP HCM, hiện có 4 trường quốc tế được Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm giảng dạy chương trình nước ngoài hoặc chương trình tích hợp gồm: THCS-THPT Quốc tế APU, TH-THCS-THPT Quốc tế Sài Gòn Pearl, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ. Bốn trường này phải chấm dứt hoạt động thí điểm, khẩn trương chuyển đổi mô hình hoạt động dứt điểm trong năm 2020-2021.
Liên quan tới việc này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết, Sở sẽ tham mưu với UBND TP để không dừng đột ngột chương trình đang thí điểm mà sẽ thực hiện việc ngưng dạy chương trình nước ngoài theo lộ trình, thực hiện cuốn chiếu theo lộ trình từng năm.
Cụ thể, theo ông Hiếu, với học sinh đã học ổn định chương trình thí điểm thì vẫn tiếp tục học bình thường. Việc dừng các chương trình thí điểm sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm học 2021-2022 dành cho đối tượng học sinh tuyển sinh mới ở các lớp đầu cấp (lớp 1, 6, 10).
Theo ông Hiếu, việc thí điểm chương trình nước ngoài tại 4 trường trên căn cứ theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/8/2018) của Chính phủ. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được phép thực hiện hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo nhiều loại hình như chương trình có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết đào tạo, chương trình tích hợp.
Nghị định 86 cho phép các trường tư thục thực hiện chương trình nước ngoài (mà trường đang giảng dạy) tích hợp chương trình Việt Nam để đảm bảo 2 mục tiêu là học sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp của Việt Nam nhưng vẫn đủ điều kiện nhận các chứng chỉ quốc tế theo nguyện vọng du học của học sinh và gia đình.
Minh Anh
TP.HCM thu học phí chương trình Tiếng Anh tích hợp cao nhất gần 116.000 đồng/tiết
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ nay đến ngày 20/11 chỉ thu học phí chương trình Tiếng Anh tích hợp đối với những tiết học với giáo viên nước ngoài, mức thu từ 106-116 nghìn đồng/tiết tùy cấp học.
">Không dừng đột ngột chương trình nước ngoài ở 4 trường quốc tế
Lọ Lem sẽ theo học tại Đại học Mỹ thuật Luân Đôn tại Anh.
Theo tìm hiểu, đây là trường đại học chuyên ngành nghệ thuật và thiết kế lớn nhất ở Châu Âu và dẫn đầu thế giới trong việc giảng dạy và nghiên cứu với hơn 18.000 sinh viên, gần 4000 trong số đó là sinh viên quốc tế, đến từ 130 nước trên thế giới.
Theo thông tin đăng tải trên website trường, học phí cho sinh viên quốc tế nhập học bậc đại học năm học 2024-2025 là 28.570 bảng Anh/năm (hơn 915 triệu đồng).
Lọ Lem vừa tròn 18 tuổi rất xinh đẹp và giỏi giang. Cách đây không lâu, Lọ Lem cũng nhận được giải thưởng Thành tích cao môn Mỹ thuật và Thiết kế từ Tổ chức Giáo dục Cambridge Assessment International Education (CAIE).
Lọ Lem từng chia sẻ cô có tình yêu với hội hoạ. Cô cũng có niềm đam mê lớn đối với văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trang phục. Lọ Lem mong muốn truyền đạt được điều đó thông qua những bức tranh của mình.
Con gái Quyền Linh nhận nhiều giải thưởng, sở hữu thành tích học tập ấn tượng.
Không chỉ hội hoạ, Lọ Lem còn học tốt đều các môn. Ngoài ra, cô còn có nhiều tài lẻ như chơi đàn, hát...
Mặc dù cha mẹ là người nổi tiếng nhưng Lọ Lem sống giản dị, hòa đồng. Nhiều người khuyên vợ chồng Quyền Linh nên cho con gái theo học ngành điện ảnh hoặc thi nhan sắc. Tuy nhiên, nam diễn viên muốn con gái phát triển tự nhiên, theo đuổi ước mơ của mình.
Nam MC tiết lộ con gái không có định hướng theo đuổi showbiz. Chia sẻ về cách giáo dục con cái, Quyền Linh từng nói: “Tôi luôn dạy bé phải nhìn tôi mà noi gương, tự lập và không nhờ vả vào bất kỳ ai, tự vươn lên bằng chính sức của mình".
Nam MC tiết lộ con gái không có định hướng theo đuổi showbiz mà muốn tập trung học tập. Vì thế cô bé chỉ tham gia hoạt động thiện nguyện và ủng hộ các chương trình hỗ trợ người nghèo do bố làm MC.
Quyền Linh là MC quen thuộc trong các chương trình truyền hình. Anh cũng từng tham gia nhiều phim ăn khách như: Khi đàn ông có bầu, Ngũ quái Sài Gòn, Đồng tiền xương máu, Giao thời, Khi người ta yêu...và thường xuyên xuất hiện trên các chương trình giải trí, tìm kiếm tài năng với vai trò giám khảo. Quyền Linh kết hôn với doanh nhân Dạ Thảo năm 2005, có 2 con gái là Mai Thảo Linh (Lọ Lem) và Mai Thảo Ngọc (Hạt Dẻ).
Thiên Di
(Ảnh: FBNV)
">Con gái MC Quyền Linh trúng tuyển trường đại học nghệ thuật top 2 thế giới