Chị Lê Thị Kiều (Thái Thịnh,Đồănvặtkhôngrõnguồngốcbủavâycổngtrườkết qua bóng đá Hà Nội) cho biết các con của chị đều thích ăn vặt nhưng mình luôn nghiêm cấm các con ăn vặt ở cổng trường vì cho rằng các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều lần, chị phát hiện trong balo của con có những gói kẹo, bim bim lạ. Khi được hỏi, các con chỉ trả lời bạn cho hoặc lấy lý do đói quá nên mua ở cổng trường. Những gói bánh này giá rất rẻ từ 3.000-10.000 đồng.
Phụ huynh này cho rằng các con ăn bán trú ở trường nên lúc tan học trẻ hay đói. Trong lúc chờ cha mẹ tới đón, nhiều trẻ lại tìm tới các cửa hàng tạp hóa hoặc xe bán hàng tự động quanh cổng trường.
Theo khảo sát của phóng viên, nhiều cổng trường tại Hà Nội đều xuất hiện người bán hàng rong với các loại đồ ăn như bánh kẹo, bim bim, bỏng ngô… đều trong tình trạng ba không: "Không nhãn mác, không bao bì, không nhà sản xuất".
Chị N., một người bán hàng tại cổng trường Tiểu học Nguyễn Tuân, Hà Nội, cho biết những mặt hàng được nhiều học sinh ưa thích là "thịt hổ, kẹo nổ, kẹo cầu vồng". Người phụ nữ này nhập hàng từ mối ở chợ đầu mối.
Cổng trường Tiểu học Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội, cũng có 4-5 xe đẩy bán hàng cho học sinh từ đồ ăn chín tới bánh kẹo. Người bán hàng cho biết các món này đều được học sinh tiểu học rất ưa thích. Nếu học sinh cấp 2, cấp 3 người bán sẽ chọn mặt hàng khác như trà sữa, kem, xúc xích, khoai tây chiên… Các loại đồ ăn vặt này còn kèm nhiều hình ảnh các nhân vật hoạt hình quen thuộc để thu hút sự chú ý của trẻ.
Các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn kẹo, ăn bánh mua ở cổng trường. Ví dụ, tháng 4/2023, 8 học sinh ở Bình Phước vào viện cấp cứu sau khi chia nhau ăn một gói kẹo mua ở cổng trường.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bện viện Nhi đồng 1, TP.HCM, thực phẩm kém an toàn ở cổng trường được báo động thường xuyên nhưng vẫn không quản lý được.
Nếu các sản phẩm này chứa phẩm màu nhân tạo (không được phép sử dụng) có thể gây ngộ độc nôn ói, đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc mạn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, não bộ thậm chí ung thư, độc tính cho thần kinh.
Bác sĩ Khanh cho biết các cơ quan chức năng cần siết chặt cấm bán sản phẩm không rõ nguồn gốc cho học sinh tránh ngộ độc thực phẩm.Ngoài ra, phụ huynh cần giáo dục con không ăn vặt ở cổng trường. Gia đình có thể chuẩn bị sữa bánh từ nhà để tránh trẻ bị đói.
Đối với nhà trường, theo bác sĩ Khanh, các cơ sở giáo dục cần tăng cường tuyên truyền cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe, nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ nguồn hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh.
Nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, sở y tế, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương hướng dẫn, chỉ đạo các các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
Loại ngộ độc thực phẩm đáng sợ nhấtNgộ độc nấm thường xảy ra cả gia đình, nguy cơ tử vong rất cao nhất là ăn phải loại chứa độc tố Amatoxin.