您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Soi kèo góc Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1
NEWS2025-01-23 10:43:30【Nhận định】6人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 21/01/2025 05:10 Kèo phạt góc bongbong、、
很赞哦!(67)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã
- Ngày mai iPhone 14 xách tay về Việt Nam, giá sẽ cao hơn trước
- Nghệ sĩ Trà My, Quang Tèo tổ chức lễ cúng Tổ nghề
- Người phụ nữ nghiện tro của chồng
- Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Sepahan, 18h30 ngày 21/1: Khó cho khách
- Ca sĩ Dư Uyển Ỷ qua đời tuổi 39 vì ung thư trực tràng
- Bảo mẫu dùng dao đâm 8 em nhỏ ở Thượng Hải
- Làm sao để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư CNTT, chuyển đổi số?
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1: Phong độ sa sút
- NSƯT Thanh Quý: Người mẹ giàu tình cảm từ trên phim đến đời thực
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1: Không dễ cho chủ nhà
- Lý Nhã Kỳ nhút nhát, hay xỉu
- Cô còn nhớ sinh chị Lý Nhã Kỳ trong hoàn cảnh nào không? Chú là thương binh, một mình cô nuôi 3 con thế nào?
Tôi sống ở Vũng Tàu từ nhỏ. Tháng 2/1976, tôi tổ chức đám cưới cũng ngay ở Vũng Tàu. Tôi nhớ rất rõ vì tôi lấy chồng không lâu sau giải phóng ngày 30/4/1975. Năm 1982, tôi sinh Kỳ. Thời ấy Việt Nam chưa xóa bỏ bao cấp nên mọi thứ còn khó khăn. Tôi cũng như mọi người thôi, phải lao động, mưu sinh cho mình và gia đình.
Chồng tôi bệnh tật nhiều, các con còn nhỏ, dĩ nhiên vất vả sẽ nhiều hơn những người phụ nữ khác. Tôi vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chủ gia đình. Hồi xưa tôi buôn bán nhỏ, làm thêm các việc lặt vặt, sau này các em lớn phụ giúp ngược lại tôi.
Suốt năm tháng ấy, tôi chỉ nhìn gia đình mình mà sống, ai bên ngoài thế nào tôi không để ý. Tôi không bao giờ thấy tủi thân, tủi phận, trái lại lúc nào cũng thấy đầm ấm, hạnh phúc khi con cái ngoan ngoãn. Chính vì không buồn cho thân phận mình, tôi mới vững tay chèo lo cho cả một gia đình.
Các con tôi không cần ba mẹ dạy bảo nhiều, tự thấy hoàn cảnh gia đình mà phấn đấu, tự rèn luyện bản thân vươn lên. Vì thế, tôi chưa từng nặng lòng hay buồn bực chuyện dạy dỗ con cái. Nhờ các con ngoan, tôi yên tâm làm tốt trọng trách của mình. Các con tôi lớn lên trong tình thương của ba mẹ, tự biết chăm sóc lẫn nhau. Các con trưởng thành và thành đạt, trước tiên là kết quả tự thân phấn đấu của các con.
- Lý Nhã Kỳ lúc nhỏ thế nào, thưa bà?
Trong 3 người con, cô nào cũng là người con tôi tự hào. Riêng Kỳ - cô con gái út để lại rất nhiều ấn tượng trong tôi. Kỳ rất ngoan, bé nhất nhưng rất thấu hiểu và có một tinh thần trách nhiệm với ba mẹ, gia đình.
Hồi bé xíu Kỳ rất nhát, hay xỉu. Kỳ đi học mà bị bạn hù một cái từ đằng sau là xỉu ngay. Nhiều lần đang làm việc, tôi phải chạy đến trường chở con đi cấp cứu. Về sau tôi nói với cô giáo chủ nhiệm và các bạn Kỳ rằng: Nếu em nó đã vậy, nhờ cô và các bạn đưa em vào thẳng bệnh viện giúp mình. Chứ để tôi đến trường mới đưa em vô viện thì lâu quá, sợ cơ tim của em nó không co bóp được thì nguy hiểm.
Kỳ nhút nhát vậy đó nhưng tinh thần cũng rất mạnh mẽ, làm gì cũng có trách nhiệm với chính mình. Kỳ muốn làm gì là đặt mục tiêu, quyết làm cho bằng được, không lùi bước trước khó khăn. Kỳ luôn muốn trở thành một người tốt, có ích cho xã hội.
- Cuộc sống của bà hiện nay ra sao?
Tôi hiện sống ở Quận 7 (TP.HCM), cứ lúc nào tôi rảnh thì chạy sang con, khi nào Kỳ rảnh lại chạy sang tôi. Hai mẹ con tôi thường qua lại thăm nhau. Tôi năm nay đã gần 70 tuổi dĩ nhiên có bệnh nọ bệnh kia, huyết áp tim mạch như mọi người thôi. Tôi từng trải qua mấy lần bệnh thập tử nhất sinh rất nguy hiểm rồi đấy.
Nhờ ơn trên, tổ tiên ông bà, nhờ sự hiếu thảo của các con, tôi vượt qua tất cả. Lần gần nhất là 4 năm trước, tôi tưởng không qua khỏi, các con bằng mọi giá đã giành giật lại sự sống, sức khỏe cho mẹ. Các con đứa nào cũng quan tâm, chăm sóc mẹ nhưng đứa chịu trách nhiệm và lo lắng cho mẹ nhất là Kỳ.
Tôi gắn bó với Vũng Tàu gần một đời người. Sau này ba mẹ tôi mất, ba của Kỳ cũng không còn. Người ta nói xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (Lấy chồng theo chồng, chồng mất theo con – PV), chồng mất rồi tôi đi theo các con vậy. Thật ra, tôi ưa đi lại lắm, nếu không có dịch bệnh tôi đi đi lại lại hoài thôi. Tôi thường về Vũng Tàu đốt nén nhang cho ba mẹ, thăm các em, thăm mộ ba Kỳ rồi quay lại Sài Gòn.
Tôi ở với con gái thứ 2, con rể tôi là PGS.BS từng làm trưởng khoa ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) giờ đang giảng dạy bên ĐH Y Dược. Tuổi già mà được sống gần bác sĩ là quý không gì bằng!
Trong 3 người con, cô nào cũng là người con tôi tự hào! Chồng mất, tôi mất đi một nửa
- Có con gái nổi tiếng, bà ra đường có bị người ta nhìn ngó?
Tôi vẫn thường ra đường ăn sáng, đi chợ, siêu thị… Hồi xưa, không ai biết tôi là mẹ Kỳ đâu. Tính tôi khiêm nhường, hòa đồng, không bao giờ nói mình là mẹ của Kỳ. Trong những sự kiện quan trọng của các con, tôi mới xuất hiện chứ ngại lắm! Thỉnh thoảng, Kỳ có đăng hình tôi lên mạng. Thế là hai mẹ con được lên báo, mọi người mới biết tôi là mẹ của Kỳ. Chuyện đó cũng không ảnh hưởng gì nhiều, mọi người chỉ quý tôi hơn trước thôi.
- Bà tự hào về sự thành đạt của các con chứ?
Bất cứ người mẹ nào cũng mong con mình chào đời được đầy đủ tứ chi cơ thể, đầy đủ trí tuệ, là những em bé khỏe mạnh. Khi ấy, tôi hoàn toàn không hình dung tương lai các con ra sao. Các con đến tuổi đi học, tôi mong con mình là học trò ngoan, đứa con ngoan. Tôi chưa từng ép các em phải học giỏi phi thường, chỉ cần đủ để bước lên từng bậc thang học vấn là được. Các con trưởng thành, tôi mới thực sự cảm nhận được niềm hạnh phúc không gì bằng của người làm ba mẹ là nhìn thấy các con thành đạt. Chỉ tiếc một điề chồng tôi không còn nữa để hai ông bà cùng nhau nhìn ngắm các con gái thành đạt như vậy!
Cô Hòa mặc giản dị trong buổi khai trương dự án triệu USD của con gái. - Trò chuyện với bà mới biết sự nhẹ nhàng, nền nã của Lý Nhã Kỳ ảnh hưởng từ mẹ. Bà đã dạy các con những gì để khắc cốt ghi tâm, lớn lên không đi chệch hướng?
Tôi luôn dạy các con ở nhà là người hiếu thuận, sống kính trên nhường dưới, quan tâm đến mọi người. Khi ra đường, các con phải sống kín đáo, khiêm nhường, học nữa học mãi để ngày càng tốt hơn. Chính cách sống của tôi và ông nhà với nhau, với ba mẹ của chúng tôi là cái gương cho các con nhìn. Tôi không bao giờ la hét, mắng mỏ các con cả.
Ngày xưa, bác trai là người rất tốt, nghiêm túc và đứng đắn. Tôi mang ơn chồng rất nhiều, chính cái tâm cái đức của ông là tấm gương tuyệt vời cho các con học theo nên người như bây giờ. Tôi làm vợ mà học ở chồng rất nhiều điều chưa từng thấy ở người khác.
Hạnh phúc của người vợ là sống bên chồng, hưởng sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương từ chồng. Ông xã ra đi sớm, tôi mất hết một nửa con người mình. Tôi buồn lắm nhưng chính nhờ 3 đứa con giúp tôi phần nào sớm nguôi ngoai. Bây giờ, các con lớn cả rồi, tôi không dùng từ “dạy bảo” nữa, chỉ dùng từ “nhắc nhở” rằng các con hãy sống xứng đáng là người con trong gia đình, người công dân của xã hội.
Lý Nhã Kỳ bên mẹ ruột. - Điều bà mong mỏi nhất bây giờ là gì?
Sau lần bệnh thập tử nhất sinh, tôi quý nhất sức khỏe. Tài sản lớn nhất đời người là sức khỏe và trí tuệ. Hạnh phúc lớn nhất đời người là sự bình an. Trong bình an, chúng ta mới thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tôi mong cho gia đình mình bình an, mong mau hết dịch đi để mọi người còn trở lại với cuộc sống bình thường.
Bài 1: Mẹ Hồ Ngọc Hà: Kim Lý là người hiền lành, chịu khó
Đón đọc bài ngày mai:Bà Lan: Chồng quên mang cơm vào viện khi tôi sinh đôi Hằng - Hạnh
Gia Bảo
Lý Nhã Kỳ: Nhiều đàn ông yêu nhưng tôi không đáp lại
"Có rất nhiều người đàn ông yêu, chinh phục tôi nhưng tôi không đáp trả. Không phải vì họ tệ, trái lại họ quá hoàn hảo, giỏi giang nên không hợp với tôi", Lý Nhã Kỳ tiết lộ.
">Mẹ Lý Nhã Kỳ từng nhiều lần phải chở con gái đi cấp cứu
Bí ẩn trong những bộ tóc độc đáo của phụ nữ châu Phi
- - Theo phản ánh của phụ huynh Trường THCS Đồng Thắng, ngày 3/2 (tức thứ 6) là ngày đi học thứ hai sau kỳ nghỉ Tết, nhưng nhà trường lại cho học sinh nghỉ học để các giáo viên đi lễ chùa.
Cũng như Trường THCS, tại Trường Mầm non Đồng Thắng, nhà trường đã cho các cháu học sinh nghỉ học.
Nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc vì không hiểu lý do gì mà nhà trường lại cho học sinh nghỉ học như vậy.
Lý giải về việc cho học sinh nghỉ học, bà Lê Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Mầm non cho biết, sở dĩ nhà trường cho các cháu nghỉ học vì ngày hôm thứ 6 đó nhiều học sinh không được cha mẹ đưa đến trường. Cả buổi chỉ có 5 -7 cháu nên nhà trường quyết định cho nghỉ toàn trường.
Ông Lê Thanh Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Thắng, thừa nhận đã cho học sinh nghỉ vào thứ sáu không báo cáo với phòng Giáo dục là sai.
Tuy nhiên ông Hùng cho biết, không phải nhà trường tự ý cho học sinh nghỉ học để cho các giáo viên đi lễ chùa mà để nhà trường họp hội đồng về việc mới vận động thành công nguồn đóng góp xã hội hóa mua sắm trang thiết bị cho phòng máy tính, do vậy họp để triển khai lắp máy và đánh giá tình hình trước và sau tết.
“Hôm đó một số giáo viên trong trường có đến nhà cô giáo Yến (giáo viên nhà trường – PV) để chơi tết. Do nhà cô Yến ở gần đền Nưa – am Tiên nên mọi người hiểu nhầm là giáo viên đi lễ chùa”, ông Hùng nói.
Bà Lê Thị Lê, Trưởng phòng Giáo dục huyện Triệu Sơn cho biết, bà cũng mới nghe được thông tin, hiện phòng Giáo dục đang yêu cầu hai trường nói trên làm văn bản giải trình, kiểm điểm về vụ việc.
Trước đó, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ra văn bản nghiêm cấm, xử lý nghiêm trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, tập thể cơ quan, đơn vị sử dụng xe công đi lễ hội, đền chùa; tổ chức đi lễ hội, đền, chùa trong giờ làm việc sau dịp Tết.
- Lê Anh
Nhà trường cho học sinh nghỉ học để đi lễ chùa?
Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà
Dòng người đạp xe xuyên đêm để tới Khai Phong ăn bánh bao súp (Ảnh: News). Bất ngờ câu chuyện lại truyền cảm hứng và tạo thành trào lưu theo cách không ai ngờ. Chính quyền thành phố Khai Phong ghi nhận hôm 8/11 có hơn 100.000 người đã tham gia trào lưu này.
Xuất phát từ thành phố Trịnh Châu, Liu LuLu, một sinh viên tại địa phương hào hứng cho biết mọi người cùng nhau hát và cổ vũ khi leo dốc.
"Tôi có thể cảm nhận được niềm đam mê của những du khách trẻ đầy nhiệt huyết. Đó không chỉ là chuyến đạp xe để đi ăn đêm", Liu nói.
Món bánh bao súp được nhắc tới ở trên vốn là món ăn truyền thống của thành phố Khai Phong. Đây vốn là một loại sủi cảo hấp có lớp vỏ mỏng tang. Bên trong nhân có thịt lợn trộn với gia vị và nước súp nóng hổi. Khi ăn, thực khách phải cắn thật khéo để húp trọn phần nước súp rồi mới thưởng thức nhân và vỏ bánh.
Ban đầu, xu hướng được chính quyền thành phố ủng hộ. Giống như nhiều đô thị khác của Trung Quốc, Khai Phong đang cố thu hút thêm nhiều khách nội địa bằng cách đưa ra những ưu đãi như miễn phí các điểm tham quan.
Tờ China Dailyđã ca ngợi đây là trào lưu mang tới nhiều hoạt động lành mạnh với "làn sóng du khách trẻ". Tới Khai Phong, nhiều sinh viên tận dụng cơ hội khám phá các điểm tham quan văn hóa lịch sử tại thành phố cổ kính này, mang lại chiều hướng mới cho ngành du lịch.
Tuy nhiên vào dịp cuối tuần qua, số lượng người tăng vọt ngoài dự kiến. Địa phương này ước tính khoảng 100.000-200.000 người chen chúc đạp xe trên đường.
Lượng khách khổng lồ ngoài dự kiến gây ra những lời phàn nàn từ phía người dân. Đó là cảnh tượng đường phố tràn ngập xe đạp cùng lượng rác thải lớn bị bỏ lại.
Đoạn video chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh tượng hàng chục nghìn người chen nhau di chuyển trên đại lộ 6 làn đường. Cảnh sát địa phương được huy động và dùng loa phóng thanh đề nghị du khách trẻ sớm rời đi.
Sau cảnh tượng vỡ trận hôm 8/11, hôm sau, đại diện của 3 ứng dụng cho thuê xe đạp công cộng cho biết, họ sẽ áp đặt hạn chế địa lý mới. Ngoài ra, nếu người đi xe vẫn di chuyển vào các khu vực bị cấm, phương tiện sẽ tự động bị khóa.
Bên cạnh đó, một số trường đại học ở Trịnh Châu đã ban hành biện pháp mới, trong đó, nếu sinh viên rời khỏi ký túc xá ban đêm phải có giấy xin phép.
Bất chấp lệnh cấm, một số sinh viên cho biết vẫn quyết tâm khám phá hành trình về đêm. Thay vì đạp xe, họ sẵn lòng lên đường bằng cách đi bộ dù quãng đường di chuyển lên tới hàng chục km.
Vài năm trở lại đây, một số điểm đến ở Trung Quốc bất ngờ hút khách nhờ các xu hướng mới lạ trên mạng xã hội.
Trước đó, thành phố Truy Bác thuộc tỉnh Sơn Đông vốn được biết tới là thành phố công nghiệp quy mô nhỏ, bỗng tháng 3/2023, nơi này gần như vỡ trận bởi lượng khách tới dồn dập quá nhiều chỉ vì món thịt nướng.
Tương tự món lẩu cay ở tỉnh Cam Túc cũng từng có thời gian thịnh hành, hút lượng khách tăng đột biến.
">100.000 khách đạp xe 50km đi xuyên đêm ăn bánh bao, điểm đến... vỡ trận
Hình ảnh đầu tiên trong lễ tang nhạc sĩ Phó Đức Phương Lễ viếng nhạc sĩ Phó Đức Phương bắt đầu lúc 11h30 phút nhưng trước đó một tiếng, nhiều bạn bè, người thân của ông có mặt tại Nhà tang lễ bộ Quốc phòng. Đặc biệt khách đến viếng được gia đình gửi tặng CD Nhớ Anhcủa nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và NSND Trung Đức đến viếng từ sớm
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân viết trong sổ tang: "Hội Nhạc sĩ Việt Nam với hơn 1500 hội viên vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Phó Đức Phương, một nhạc sĩ tài năng của đất nước, một cán bộ nghệ thuật đầy tâm huyết và trách nhiệm, một người bạn tốt với anh em đồng nghiệp. Sự nghiệp âm nhạc của ông mãi còn cùng âm nhạc Đất nước, với công chúng yêu nhạc. Cầu mong hương hồn ông thanh thản nơi vĩnh hằng. Xin vĩnh biệt ông, nhạc sĩ Phó Đức Phương, người nghệ sĩ của nhân dân".
Ca sĩ Ngọc Khuê xúc động viết: "Bố ơi, con Ngọc Khuê của bố đây ạ. Con mong bố nơi chín suối luôn an vui. Con yêu bố".
Con trai nhạc sĩ Phó Đức Phương trong đám tang bố. Gia đình vào viếng nhạc sĩ Phó Đức Phương đầu tiên.
NSND Quang Thọ, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Trí Dũng, ca sĩ Trung Đức và nhạc sĩ Đỗ Hồng QuânNSND Trần Hiếu, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, nhạc sĩ Giáng Son và ca sĩ Dương Hoàng Yến.
Nhạc sĩ Dương Thụ viết lời tạm biệt người bạn thân: "Phương thua trong trận chiến cuối cùng nhưng thắng trong trận chiến cả đời để trở thành Phó Đức Phương. Yêu quý bạn vô cùng".
Nhạc sĩ Dương Thụ và Nguyễn Cường viết lời tạm biệt bạn thân - nhạc sĩ Phó Đức Phương.
NSND Tự Long, ca sĩ Tấn Minh, đại diện ban nhạc Bức Tường, diễn viên Ngọc Quỳnh, NSND Trung Hiếu viếng nhạc sĩ Phó Đức PhươngNhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đọc điếu văn tiễn biệt nhạc sĩ Phó Đức Phương. "Trong công việc và âm nhạc, ông cầu toàn kỹ tính bao nhiêu thì trong cuộc sống, nhạc sĩ Phó Đức Phương lại là người dung dị xuề xòa, dễ gần bấy nhiêu. Ông sống giản dị hòa đồng với mọi người. Trong ông là cả một kho tư liệu sống về văn hóa, về triết lý nhân sinh quan, thấm đẫm tình người, hồn quê.
Trong gia đình, nhạc sĩ Phó Đức Phương là một người chồng, người cha mẫu mực. Những tháng cuối đời, vợ, các con cùng những người thân trong gia đình ông luôn kề cận sớm hôm, hết lòng thuốc thang chăm sóc" - trích điếu văn.Đức Hoàng - con trai nhạc sĩ thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn và tiễn biệt bố. "Bố đã luôn lạc quan chiến đấu với căn bệnh nan y. Những giọt nước mắt chúng ta khóc hôm nay không phải vì nỗi buồn mà là niềm tự hào về sự nghiệp vẻ vang của ông".
Lễ truy điệu nhạc sĩ Phó Đức Phương diễn ra lúc 12h50. 13h50 phút, xe chở thi hài ông về an táng ở Công viên Thiên Đức, Phú Thọ. Các con chọn nơi có nhiều cây xanh để ông có thể giao hòa với thiên nhiên khi trở về đất mẹ.
Sinh năm 1944 - nhạc sĩ Phó Đức Phương là một trong những bộ tứ Sông Hồng của nền âm nhạc Việt Nam hiện nay. Ông từng là học sinh giỏi Toán của mảnh đất Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương là tác giả của những ca khúc nổi tiếng: Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Không thể và có thể, Một thoáng Tây Hồ, Huyền thoại hồ núi Cốc, Về quê, Vũ khúc con cò...
Ban Văn hóa
Ảnh:Phạm Hải
Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời vì ung thư tuỵ
Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến vừa xác nhận với VietNamNet thông tin nhạc sĩ Phó Đức Phương đã qua đời trưa 19/9 vì ung thư tuỵ, hưởng thọ 76 tuổi.
">Lễ tang nhạc sĩ Phó Đức Phương
- - Sau khi đăng tải các ý kiến góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, VietNamNet nhận được ý kiến của GS Đào Trọng Thi góp thêm một góc nhìn về các vấn đề được đặt ra. Dưới đây là ý kiến của GS Đào Trọng Thi (nguyên chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội.>> Chương trình giáo dục phổ thông: "Một triệu giáo viên chưa hề nghĩ tới"">
GS Đào Trọng Thi góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể