您现在的位置是:NEWS > Nhận định

Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới

NEWS2025-01-26 21:51:39【Nhận định】2人已围观

简介LTS:Sau khi VietNamNet đăng bài viết "Học lái xe xong,ằngláicấttủXemcáchngườiNhậtứngxửvớiláimớarsenaarsenal vs chelseaarsenal vs chelsea、、

LTS:Sau khi VietNamNet đăng bài viết "Học lái xe xong,ằngláicấttủXemcáchngườiNhậtứngxửvớiláimớarsenal vs chelsea bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?", tòa soạn nhận được ý kiến chia sẻ của độc giả Vũ Quang Luân, Hiệu trưởng trường Nhật ngữ JVPF MURAYAMA tại TP.HCM về vấn đề này. 

Bài báo "Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?" đã đặt vấn đề rất thực tế. Theo tôi giải quyết vấn đề này rất đơn giản. Tôi có thời gian dài ở Nhật Bản và cũng lái xe tại Nhật Bản. Mặc dù trước đó, tôi vẫn lái xe hàng ngày ở Việt Nam đi làm nhưng khi sang Nhật công tác, khi lái tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Lý do lớn là không quen đường xá, không quen xe và người Nhật đi bên trái đường...

Người Nhật dường như đã quá kinh nghiệm về việc không an toàn đối với những người mới nhận bằng lái, những người ít lái xe như là "bằng lái cất tủ".

Vì vậy, họ đã nghĩ ra phù hiệu nhỏ dành riêng cho những người mới lái hoặc có bằng nhưng ít lái. Phù hiệu này có tên là Shoshinsha Maaku (shoshin là bắt đầu, shalà người, maakulà phù hiệu, ký hiệu). Phù hiệu đó còn có tên Wakaba (waka là non, trẻ, balà chiếc lá). 

{ keywords}
Phù hiệu Shoshinsha (còn gọi là Wakaba) cho lái mới, lái ít của Nhật Bản. Phù hiệu dùng hình ảnh chiếc lá non hàm ý "người bắt đầu".
{ keywords}
Một chiếc xe tại Nhật Bản dán phù hiệu lái mới Shoshinsha

Luật Giao thông của Nhật Bản quy định rõ, những người nhận bằng lái xe trong năm đầu tiên bắt buộc phải dán phù hiệu này vào trước hay sau xe. Lái xe có thể dán phù hiệu ở phần kính hay phần kim loại của xe tùy ý.

Nếu là xe chính chủ, phù hiệu này có thể được làm bằng đề- can để dán thẳng vào trước hoặc sau xe, hoặc cả trước cả sau. Nếu là xe đi mượn, bằng lái cất tủ, lâu lâu mới chạy một lần, người lái có thể sử dụng phù hiệu cảnh báo làm bằng miếng nhựa gắn nam châm để "dính" vào đuôi xe một cách tiện lợi. 

Nhờ có chiếc phù hiệu này, những người tham gia giao thông tại Nhật Bản có thể nhận biết được "lái mới", "lái non" để chủ động giữ khoảng cách an toàn, thậm chí là sẽ kiên nhẫn, cảm thông và hỗ trợ khi cần thiết, đảm bảo tránh những va chạm có thể xảy ra.

Ở Việt Nam, tôi thấy có rất nhiều người hoan nghênh việc các lái xe mới nhận bằng thì khi ra đường, dán một tờ giấy A4 lên xe với dòng chữ "Tôi mới lấy bằng lái, xin thông cảm". Nhưng so với việc đeo chiếc phù hiệu của Nhật thì việc dàn này còn rườm rà và chỉ là nhất thời, phụ thuộc từng lái xe.

Người Nhật đã dùng hình ảnh "chiếc lá non" để thiết kế ra chiếc phù hiệu mang hàm ý tượng trưng "đây là người mới bắt đầu". Vì thế, có một sự thú vị khác là tại nhiều công ty, ngay cả các nhân viên mới cũng có thể đeo một chiếc huy hiệu có biểu tượng này để hàm ý, mình là người mới. Nhờ thế, các khách hàng, đối tác sẽ có sự cảm thông hơn nếu nhân viên mới có khiếm khuyết, sai sót vô ý.

Thiết nghĩ, ở Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải hay Bộ Công an nên có quy định bắt buộc dán tem lái mới giống như Nhật Bản. Các Bộ có thể lấy ngay mẫu phù hiệu này để tham khảo, sử dụng.

Tôi nghĩ, nếu mọi người đọc bài viết này ủng hộ thì chúng ta tự quy ước với nhau và dùng thử phù hiệu trên cũng được. Cái gì có lợi cho chính chúng ta thì việc làm đó có ý nghĩa.

Biết đâu từ phù hiệu nhỏ bé đó làm giảm được tai nạn giao thông do việc thông cảm, nhường nhịn các lái mới. Người tham gia giao thông cũng chủ động né các bác tài mới một cách vui vẻ.

Một số hình ảnh về chiếc phù hiệu Shoshinsha thông dụng tại Nhật: 

{ keywords}
Các chủ xe có thể dán phù hiệu lái mới Shoshinsha thành hình bông hoa như một cách trang trí xe thú vị (ảnh: độc giả cung cấp)
{ keywords}
Lái mới người Nhật có thể dán thành một dãy phù hiệu Shoshinsha ở mui xe để trang trí (ảnh: độc giả cung cấp)
{ keywords}
Chiếc xe mui trần này dán phù hiệu Shoshinsha ngay hông mui xe
{ keywords}
Đây là cách dán phù hiệu Shoshinsha  đơn giản nhất

Độc giả Vũ Quang Luân 

Bạn có đồng tình với đề xuất áp dụng phù hiệu cho lái mới như trên? Vì an toàn giao thông, theo bạn, cần có giải pháp khả thi nào? Hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?

Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.

很赞哦!(5)