您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Rukh Lviv vs Polissya, 23h00 ngày 4/12: Chia điểm?
NEWS2025-02-16 00:48:40【Thời sự】7人已围观
简介 Hư Vân - 04/12/2024 04:30 Nhận định bóng đá g bang xep hang bong da anhbang xep hang bong da anh、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Erbil SC vs Newroz SC, 18h00 ngày 10/2: Tiếp tục thăng hoa
- Hà Nội: Thêm bệnh viện 1.500 tỷ đồng đi vào hoạt động
- Hành trình vươn tầm quốc tế của Vinasoy
- Mắc ung thư vú có nên uống sữa, sữa đậu nành?
- Soi kèo góc Club Brugge vs Atalanta, 00h45 ngày 13/2
- Uống cà phê mỗi ngày có hại không?
- Cơ sở làm chân mày phong thủy cho "nghệ sĩ ưu tú" bị đình chỉ 18 tháng
- Việt Nam thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới
- Nhận định, soi kèo Atromitos vs Athens Kallithea, 22h59 ngày 10/2: Bảo đảm vị thế
- Vietlife khởi công xây dựng Bệnh viện 5 sao, tập trung 5 mũi nhọn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Feyenoord vs AC Milan, 03h00 ngày 13/2: Ca khúc khải hoàn
Các dịch bệnh mới nổi và tái nổi là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại hội nghị (Ảnh: Ban tổ chức).
"Các bệnh mới nổi là những bệnh chúng ta không dự đoán được. Nó có thể là những bệnh không có gì đặc biệt nhưng cũng có thể là bệnh gây đại dịch. Do đó phải giám sát sớm để xem nó có nguy cơ gây ra đại dịch lớn hay không.
Nếu có nguy cơ đó phải nỗ lực kiểm soát để tránh gây ra thiệt hại vô cùng to lớn", BS Cấp nhấn mạnh.
Một nguy cơ khác, theo chuyên gia này, là các bệnh lý trước đây đã tồn tại chúng ta kiểm soát tốt nhưng sau đó lại buông lơi thì có thể bùng phát lên gọi là bệnh tái nổi.
"Ví dụ như bạch hầu, ho gà, uốn ván trước đây tiêm chủng tốt thì số người bị bệnh ít. Khi tiêm chủng không đảm bảo thì bùng phát ở các địa phương.
Ở vụ dịch vừa qua một số địa phương ghi nhận sự bùng phát ho gà, bạch hầu, uốn ván sơ sinh. Nếu kiểm soát tiêm vaccine không tốt có thể đe dọa bùng phát các bệnh nguy hiểm hơn như bại liệt", BS Cấp thông tin.
Ngoài ra, một số bệnh trước đây chưa có, mà sau đó đã phát hiện ở Việt Nam cũng rất đáng lưu tâm. Ví dụ các bệnh lý do nấm, ký sinh trùng. Khi có nguồn lực tốt hơn, ta phải nghiên cứu để kiểm soát nó.
Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng
Sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây truyền từ thú cưng sang con người gần đây đã gia tăng lên nhiều.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Ban tổ chức).
Theo BS Cấp, chó mèo mang nhiều loại ký sinh trùng. Nếu khi nuôi không được tẩy giun thường xuyên, trứng của ký sinh trùng có thể vương vãi gây ô nhiễm môi trường. Trứng khi bám vào lông vật nuôi sau đó chúng ta vuốt ve và không vệ sinh tốt thì rất dễ lây nhiễm.
Bên cạnh đó, các loại ký sinh trùng như rận, bọ, ve trên vật nuôi bản chất cũng đã mang nhiều mầm bệnh có thể lây nhiễm lên con người.
Một hành vi khác của người dân làm tăng nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng, được BS Cấp cảnh báo, là thói quen ăn các món không được nấu chín (nộm, tái, gỏi). Nếu được chế biến từ các loại thịt, rau mang ký sinh trùng thì nguy cơ lây nhiễm vào người là rất cao.
Ngoài ra, việc quản lý chất thải không tốt (duy trì nhà vệ sinh thải xuống nước, đất hoang) cũng làm tăng nguy cơ phát tán các loại ký sinh trùng.
Trong phiên toàn thể của hội nghị ngày 1/11, đã có 6 bài trình bày của các báo cáo viên khách mời từ Tổ chức Y tế Thế giới, Đại học Sydney Việt Nam, Đại học Sydney của Úc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS được tổ chức 2 năm một lần, là sự kiện quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm và triển khai ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS.
Hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác (Ảnh: Ban tổ chức).
Hội nghị là nơi gặp gỡ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật mới trong các lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các bệnh như virus, vi khuẩn, viêm gan, kháng kháng sinh, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, truyền nhiễm, tiêu hóa và thăm dò chức năng, các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS khác.
Đặc biệt, hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác.
Tham gia Hội nghị có gần 700 đại biểu trong nước và quốc tế là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ từ nhiều bệnh viện trong và ngoài nước, các tổ chức nghiên cứu y học và các trường Đại học y dược.
Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS lần này được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 31/10 đến ngày 2/11, với 136 bài báo cáo, trong đó có 113 báo cáo được trình bày tại hội nghị và 13 báo cáo dán bảng.
">Thách thức dịch bệnh mới nổi, làm sao để không có một Covid
Bệnh nhân được làm mát cơ thể, truyền dịch, theo dõi chức năng các tạng khi nhập viện (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành làm mát cơ thể người bệnh, truyền dịch, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, chức năng tạng.
Sau đó, cả 6 bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc và khoa Nội thận lọc máu để tiếp tục điều trị. Hiện tại, tình trạng cả 6 bệnh nhân tạm thời ổn định, huyết động trong giới hạn, chức năng thận dần hồi phục.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Cường, Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mấy năm trở lại đây, khi phong trào chạy bộ tăng lên, tình trạng tình trạng người sốc nhiệt khi tham gia các giải chạy marathon và thể thao đường dài gia tăng.
Bác sĩ Cường cho biết, sốc nhiệt do gắng sức hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh, xảy ra sau phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục hay gắng sức và đặc biệt là những vận động viên không chuyên khi tham gia các giải chạy marathon.
TS.BS Phạm Đăng Hải, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cảnh báo, sốc nhiệt làm tăng nguy cơ tổn thương đa cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, hô hấp, tuần hoàn, gan, thận và huyết học, gây ra tình trạng suy đa tạng nhanh chóng nếu không được xử trí y tế kịp thời, thậm chí tử vong.
Nhận biết dấu hiệu sốc nhiệt như thế nào?
Theo TS Hải, hiểu về sốc nhiệt, dấu hiệu nhận biết sớm, cấp cứu kịp thời cũng như dự phòng sốc nhiệt khi chơi thể thao rất quan trọng để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số dấu hiệu giúp mọi người nhận biết sớm tình trạng sốc nhiệt bao gồm rối loạn ý thức như hôn mê, cơn động kinh; rối loạn hô hấp: khó thở, suy hô hấp; rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, thiểu niệu, kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đỏ mặt, có thể nôn mửa, ỉa chảy.
Đặc biệt, nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng và khô.
Để phòng nguy cơ sốc nhiệt, TS Hải khuyến cáo, mỗi người cần luôn quan tâm tới môi trường khi luyện tập. Hãy cố gắng chọn thời gian mát mẻ trong ngày để luyện tập khi thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, tránh luyện tập trong thời gian dài liên tục và nên có nhiều lượt nghỉ đan xen (ít nhất nên nghỉ sau mỗi 30 phút luyện tập.
Bên cạnh đó, mỗi người cần tập luyện để thích nghi với nhiệt độ. Nếu không tập luyện mà tham gia chạy dài nắng nóng, mất nước... rất có nguy cơ xảy ra sốc nhiệt.
Theo đó, để thích nghi với thời tiết nắng nóng, bạn sẽ cần thời gian khoảng một tuần. Hơn nữa, cường độ tập luyện càng cao, cơ thể bạn càng sinh nhiệt, khiến nguy cơ sốc nhiệt gia tăng.
Vì thế, cần tránh các bài tập nặng khi cơ thể chưa quen với nhiệt độ và thích nghi từ từ thông qua việc bắt đầu với những bài tập nhẹ trong thời gian ngắn.
Khi đi chạy, nên mặc trang phục nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi, đội mũ để bảo vệ đầu khỏi nắng nóng.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo cơ thể được bù nước đủ. Người chạy dài không nên chỉ uống mỗi nước lọc. Bởi khi chạy, cơ thể đổ mồ hôi nhiều khiến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải gia tăng.
Vì thế, hãy đảm bảo cơ thể được bổ sung muối (natri) ngoài nước lọc. Thông thường, oresol được khuyến nghị uống trong trường hợp cơ thể ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, các thức uống thể thao có muối, đường cũng được khuyến nghị.
Những thức uống giúp bù nước hiệu quả thường có chứa đường và 0.1 - 0.2% muối ăn. Thức uống có chứa 4% - 8% đường nên được uống sau khi luyện tập từ 1 giờ trở lên. Lý tưởng nhất là khi bạn có thể thay thế lượng nước trong cơ thể (dịch cơ thể) mất đi khi đổ mồ hôi.
Bạn có thể đo ước tính lượng mồ hôi mất đi bằng thiết bị điện tử đồng hồ đeo tay, hoặc đo cân nặng của bạn trước và sau luyện tập, bạn có thể thấy được lượng nước mất đi khi bạn đổ mồ hôi.
Đặc biệt, việc lắng nghe cơ thể khi tập luyện thể thao là rất quan trọng. Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe dù chỉ là một chút, hãy dừng chạy, dừng luyện tập. Việc tập luyện, thi đấu là cả quá trình, không đến đích lần này, bạn vẫn có cơ hội lần sau. Không nên gắng sức dễ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
">6 người sốc nhiệt khi chạy bộ
Bạn hoàn toàn có thể đưa vào món sinh tố của mình nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau (Đồ họa: Minh Nhật).
Ưu điểm
Sinh tố, về cơ bản, là một tổ hợp xay nhuyễn thực phẩm. Bạn có thể làm những cốc sinh tố hết sức đơn giản như xoài hay dưa hấu, hoặc có thể thử với những món phức tạp hơn như sinh tố dừa kết hợp với dâu tây và sữa chua Hy Lạp.
Lợi ích đầu tiên của sinh tố, đó chính là vì nó ở dạng xay nhuyễn nên vẫn giữ được những chất dinh dưỡng từ trái cây và rau quả mà bạn đưa vào.
Quan trọng hơn, bạn hoàn toàn có thể đưa vào món sinh tố của mình nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau.
Ví dụ như, bạn có thể nâng cao hàm lượng protein bằng cách thêm vào sữa chua hay một loại bột.
Bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại chất béo lành mạnh như: quả bơ, hạt chia hay xay thêm các thực phẩm để tăng hàm lượng dinh dưỡng như: gừng, bột trà xanh, bột cacao, lá bạc hà và quế.
Sinh tố là một loại đồ uống cân bằng dinh dưỡng rất tốt và hoàn toàn có thể thay thế một bữa ăn hằng ngày của bạn.
Nhược điểm
Một trong những nhược điểm lớn nhất của sinh tố là rất có thể bạn sẽ hấp thụ một lượng trái cây lớn hơn lượng mà bạn thường ăn.
Mọi người thường nghĩ rằng ăn nhiều hoa quả là tốt, nhưng thực ra, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ đưa vào cơ thể nhiều calo hơn lượng có thể đốt cháy.
Một trong những trường hợp điển hình mà việc này có thể xảy ra là khi ta uống sinh tố cùng với bữa ăn, chứ không phải thay cho một bữa ăn. Tức là một lúc bạn đã ăn đến hai bữa.
Nước ép có hàm lượng dinh dưỡng cao, chỉ một cốc nhỏ cũng đủ để cung cấp một lượng dưỡng chất tương đương với vài phần hoa quả và rau củ (Đồ họa: Minh Nhật).
Ưu điểm
Nước ép hoa quả là một lựa chọn tuyệt vời cho những người không có điều kiện hay thời gian để ăn đủ rau xanh hay trái cây để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Đây cũng là một giải pháp thay thế tốt cho những người không thích ăn rau quả trực tiếp.
Nước ép có hàm lượng dinh dưỡng cao, chỉ một cốc nhỏ cũng đủ để cung cấp một lượng dưỡng chất tương đương với vài phần hoa quả và rau củ, vừa tiết kiệm thời gian, lại vừa dễ dàng.
Nhược điểm
Nước ép hoa quả thường chỉ lấy các chất dinh dưỡng quan trọng và bỏ đi chất xơ.
Cần biết rằng, chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu; hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.
Hơn thế, đường huyết của bạn có thể tăng đột ngột nếu bạn uống nước ép được làm từ các loại rau hoặc trái cây nhiều đường (như củ cải đường hoặc cà rốt) và không ăn thêm thức ăn gì khác.
Khi nước ép của bạn chứa nhiều hoa quả hơn rau củ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đưa vào cơ thể mình nhiều tinh bột hơn là bạn nghĩ.
Tinh bột từ trái cây, dù tốt hơn tinh bột từ ngũ cốc đã qua xử lí, vẫn sẽ gây hại cho cơ thể bạn nếu bị hấp thụ quá nhiều và đặc biệt dễ khiến bạn tăng cân.
Vậy nên, nếu bạn uống nước ép để bù lại phần rau quả mà bạn thiếu, bạn cần phải lưu ý về những chất có trong đồ uống của bạn và bạn đang uống bao nhiêu.
">Sinh tố hay nước ép tốt cho cơ thể hơn?
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Faisaly, 22h10 ngày 12/2: Chủ nhà thắng thế
Việc phá thai có thể gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý, những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái, cũng như những hệ quả sâu sắc cho xã hội.
Tại châu Á, một trong những vấn đề phổ quát là phụ nữ thường ngại chia sẻ, im lặng hoặc bỏ qua những lo lắng về sức khỏe sản phụ khoa. Trong khi đó, nếu chủ động chia sẻ và tìm kiếm hỗ trợ chăm sóc y tế kịp thời, nhất là áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đúng cách, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ sẽ được cải thiện đáng kể, mang lại nhiều tác động tích cực cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Sáng kiến giúp thúc đẩy đối thoại, chủ động chia sẻ và tiếp cận thông tin khoa học về chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ
Sáng kiến "Science for Her" được công ty Bayer triển khai tại Việt Nam nhằm thúc đẩy phụ nữ tự tin chia sẻ và chủ động tìm hiểu thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế trong việc quản lý các vấn đề sức khỏe đa dạng trong từng giai đoạn cuộc đời, đặc biệt là sức khỏe sản phụ khoa.
Theo đó, Bayer Việt Nam đã đồng hành cùng bệnh viện Hùng Vương thực hiện chuỗi chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến cho cộng đồng với sự tham gia của PGS.TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, nhằm cung cấp thông tin bổ ích, hướng dẫn sử dụng các biện pháp ngừa thai hiện đại hiệu quả cho phụ nữ.
Đồng thời, chương trình nâng cao hiểu biết về bệnh lý lạc nội mạc tử cung, một bệnh phụ khoa phổ biến có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống người phụ nữ. Chuỗi chương trình đã thu hút hơn 268 nghìn lượt xem và tương tác trên các kênh fanpage "Phụ nữ sống chủ động" và Bệnh viện Hùng Vương, cũng như Alobacsi và Web trẻ thơ.
Tháng 8/2023, Bayer Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức tập huấn chăm sóc sức khỏe cho gần 500 nữ nhà nông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với các chuyên đề về phương pháp chủ động kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng thai kỳ, chăm sóc các vấn đề da liễu thường gặp...
Hoạt động này là sự kết hợp giữa hai sáng kiến "Science for Her" và "ForwardFarming - canh tác bền vững hướng đến tương lai" nhằm tận dụng thế mạnh và mạng lưới đối tác ở hai lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp để mở rộng phạm vi và hỗ trợ được thêm nhiều phụ nữ tiếp cận thông tin, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Tìm hiểu và sử dụng các biện pháp ngừa thai phù hợp giúp phụ nữ chủ động bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Trong chương trình tư vấn ngừa thai trực tuyến, bác sĩ Tuyết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích, giải đáp nhiều thắc mắc và lầm tưởng liên quan đến sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp, một giải pháp tránh thai đang được nhiều phụ nữ lựa chọn vì tính hiệu quả và tiện lợi.
Theo BS Tuyết, viên thuốc tránh thai kết hợp là giải pháp được ra đời từ rất lâu và đã trải qua nhiều cải tiến để nâng cao tính an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
Trong số đó phải kể đến viên thuốc tránh thai kết hợp thế hệ mới liệu trình 24/4, được chứng minh về hiệu quả ngừa thai cao, có dữ liệu về tính an toàn cao, đồng thời mang đến các lợi ích cộng thêm như cải thiện mụn trứng cá và rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt, không gây giữ muối nước nên hạn chế tăng cân.
Chương trình tư vấn ngừa thai trực tuyến có sự tham gia của PGS.TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết (Ảnh: Thanh Bình). Trước nhiều lo ngại rằng việc sử dụng viên thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ dẫn đến vô sinh, bác sĩ cũng chia sẻ rằng cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy điều này. Đối với các loại thuốc tránh thai kết hợp, khả năng có thai của người phụ nữ sẽ phục hồi sau khi ngưng dùng, chỉ cần ngưng tháng này là tháng sau đã có thể mang thai.
Một số trường hợp sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không thấy mang thai có thể là do các vấn đề về sức khỏe sinh sản đã có từ trước khi dùng thuốc mà không biết.
Bên cạnh đó, biện pháp sử dụng bao cao su cũng là một giải pháp được bác sĩ lưu ý vì hiện nay đây là biện pháp duy nhất vừa có công dụng tránh thai mà vừa có thể ngăn được một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này lệ thuộc nhiều vào sự hợp tác và sử dụng đúng cách ở nam giới.
"Hiện nay, sự tiến bộ của khoa học đã đem đến nhiều giải pháp tránh thai an toàn và thuận tiện cho người sử dụng, với các ưu nhược điểm và hiệu quả khác nhau. Chúng tôi khuyến khích phụ nữ nên chủ động tìm sự thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ phụ khoa để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với tình trạng, đặc điểm và nhu cầu của từng cá nhân, chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức, thông tin y khoa chính xác", PGS.TS.BS.Hoàng Thị Diễm Tuyết chia sẻ thêm.
">Sức khỏe sinh sản phụ nữ: Khi chia sẻ, thảo luận trở thành sức mạnh
Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (Ảnh minh họa: Columbia).
Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300ppm là 0% (ngưỡng > 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao).
Kết quả này khẳng định quần thể người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Theo báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cũng cho thấy, trung vị i-ốt niệu của trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3mcg/l, trẻ em miền núi là 90mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mcg/l).
Tương tự, con số này ở phụ nữ có thai là 85,3mcg/l (mức khuyến cáo của WHO là 150-249mcg/l).
Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%.
Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp. Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt.
WHO và các cơ quan nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô lớn là một biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhằm ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến trên toàn cầu không dẫn đến bất kỳ nguy cơ nào về độc tính hay bổ sung quá mức.
Bộ Y tế đề xuất bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Năm 2016, Chính phủ ban hành nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong quá trình thực hiện nghị định, có ý kiến cho rằng việc sử dụng muối tăng cường i-ốt dẫn đến sản phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Năm 2017, Bộ Y tế có công văn, trong đó nêu rõ Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế tiếp nhận mọi thông tin, phản ánh của doanh nghiệp kèm theo các bằng chứng khoa học về vấn đề trên.
Tuy nhiên 8 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến nội dung này. Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi nghị định số 09 đến 8 năm.
Cũng chính vì kiến nghị của doanh nghiệp, năm 2018, Chính phủ ban hành nghị quyết 19 theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất này vào các sản phẩm.
Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nghị định số 09 theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng muối i-ốt.
Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dân vẫn ở ngưỡng cộng đồng.
Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại nghị định 09.
Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, Bộ Y tế khẳng định sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i-ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong nghị định.
">Bộ Y tế phản bác thông tin toàn dân sử dụng muối i
Việc điều trị cho bệnh nhân loạn dục trẻ em còn nhiều nan giải. Cần phân biệt hành vi xâm hại tình dục trẻ em và bệnh lý loạn dục trẻ em
Trước tiên, phải khẳng định rằng nếu gọi là “tội ấu dâm” thì chưa chuẩn mà đây là hành vi xâm hại tình dục trẻ em bởi vì ấu dâm hay loạn dục với trẻ em là một bệnh lý tâm thần. Đây là một căn bệnh được nói đến từ những năm cuối thế kỷ 19 và từ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp: paîs, paidós - nghĩa là trẻ em, philía - nghĩa là tình yêu, tình bạn hữu và được gọi là bệnh loạn dục với trẻ em, trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD 10, nó có mã là F65.4.
Đó là một rối loạn về tâm thần mà người bệnh ở tuổi trưởng thành trở lên có những biểu hiện hành vi tình dục hoặc quấy rối tình dục với trẻ chưa ở tuổi dậy thì, thường thì nhỏ hơn 11 tuổi.
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán của Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Mỹ (DSM 5) thì người ta lấy tuổi là dưới 13. Người được chẩn đoán mắc bệnh này ít nhất phải 16 tuổi trở lên và lớn tuổi hơn những đối tượng bị hại ít nhất là 5 tuổi.
Khái niệm loạn dục trẻ em được cho là những mong muốn mạnh mẽ về cường độ và lặp đi lặp lại những hứng thú tình dục với những trẻ chưa đến tuổi dậy thì đến mức độ mà họ có những hành động với trẻ và gây ra những nỗi đau đớn hoặc khó khăn trong quan hệ xã hội cho trẻ. Trong phân loại bệnh quốc tế định nghĩa loạn dục trẻ em là sự thích thú về tình dục với những trẻ ở tuổi tiền dậy thì hoặc giai đoạn sớm của dậy thì.
Việc dùng thuật ngữ này rộng rãi nhằm để chỉ những hứng thú hoặc hành vi lạm dụng tình dục với trẻ em, không phân biệt rõ tuổi tiền dậy thì, dậy thì hoặc sau dậy thì. Điều này còn chưa đúng bởi vì nếu bất cứ hành vi xâm hại tình dục nào đối với trẻ nhỏ đều là ấu dâm thì những người này cần phải khám và giám định về sức khỏe tâm thần nhưng trong số những hành vi xâm hại tình dục với trẻ nhỏ đó thì có tỉ lệ nhỏ là bệnh lý tâm thần mà thôi, vì vậy, chúng ta không nên sử dụng một từ để chỉ bệnh lý tâm thần cho tất cả những hành vi xâm hại tình dục với trẻ nhỏ.
Nhiều hành vi xâm hại tình dục với trẻ em không phải vì lý do có những ham muốn mạnh mẽ tình dục với trẻ em như bệnh ấu dâm mà động cơ cho những hành động này là do căng thẳng, stress, do những rắc rối về hôn nhân, do bạn tình của mình có vấn đề, do nhu cầu tình dục cao và đối tượng trẻ em là đối tượng ngây thơ dễ lợi dụng để giải quyết nhu cầu tình dục của mình…
Và biện pháp khắc phục
Vậy làm thế nào để phân biệt được đây là một bệnh lý tâm thần - loạn dục với trẻ em - hay là một hành vi phạm tội xâm hại tình dục với trẻ em khi ranh giới giữa chúng rất mong manh? Làm thế nào để những kẻ xâm hại tình dục với trẻ em bị trừng trị thích đáng và những người mắc bệnh ấu dâm cần được đưa đi điều trị về tâm thần?
Trước những hành vi này, việc đầu tiên cần phải đưa những đối tượng này đi giám định tại Viện Giám định pháp y tâm thần. Tại đây, những đối tượng này được theo dõi và tiến hành các kỹ thuật cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần.
Việc điều trị những người mắc bệnh loạn dục với trẻ em còn gặp nhiều khó khăn và gần như bệnh không điều trị được. Mọi biện pháp chủ yếu là nhằm tập trung vào việc giảm bớt nhu cầu tình dục chứ không thể thay đổi được xu hướng thích tình dục với trẻ em của những người mang bệnh này vì nhiều nhà khoa học cho rằng đây là do những yếu tố bẩm sinh.
Những liệu pháp trị liệu tâm lý như nhận thức hành vi nhằm thay đổi xu hướng tình dục với trẻ em tỏ ra ít hiệu quả. Liệu pháp làm giảm nhu cầu tình dục bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng androgen làm giảm tác dụng của testosteron - một hormon giới tính của nam giới có thể điều trị được sự ham muốn của những bệnh nhân nam nhưng vẫn không làm giảm được xu hướng thích thú tình dục với trẻ em nữ.
Theo BS.Trịnh Thị Bích Huyền (Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia)
Sức khỏe & Đời sống
">Xâm hại tình dục trẻ em khi nào là bệnh lý?