您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Henan FC vs Qingdao West Coast, 18h00 ngày 1/4: Bất phân thắng bại
NEWS2025-04-04 23:21:51【Nhận định】2人已围观
简介 Hồng Quân - 31/03/2025 17:33 Nhận định bóng đ các trận bóng hôm naycác trận bóng hôm nay、、
很赞哦!(89)
相关文章
- Soi kèo góc Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
- Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt?
- Dùng AI giả mạo ông Nguyễn Duy Hưng để "lùa gà" đầu tư
- Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt tăng
- Soi kèo góc Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4
- ISW: Ukraine cần cấp tốc bổ sung tăng thiết giáp để đọ sức lâu dài với Nga
- Tỷ lệ bóng đá hôm nay 5/3: HAGL vs Sài Gòn FC
- Thầy cũ Công Phượng bị áp lực bởi thành công của HLV Park Hang Seo
- Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
- Giá vàng nhẫn tăng 200.000 đồng/lượng sau phiên giảm
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
Viettel vs SLNA (19h 5/5): Quế Ngọc Hải đối đầu đội bóng quê hương
Lịch phát sóng vòng 3 V.League 2019: Viettel vs Hà Nội FC
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn rủi ro
Ninh An
(Dân trí) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết trong bối cảnh hiện nay việc bỏ hạn mức tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Khi điều kiện thị trường cho phép Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ công cụ điều hành này.
Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 11/11, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến việc bỏ công cụ điều hành hạn mức tín dụng. Ông đặt câu hỏi về lộ trình tiến tới xóa bỏ hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sau phiên chất vấn Quốc hội vào tháng 5/2022 thì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 62, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá rà soát phân tích rất kỹ lưỡng tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như hệ thống các tổ chức tính dụng.
Cơ quan này cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm có sự tham vấn các chuyên gia kinh tế cũng như đại biểu Quốc hội. Trong quá trình phân tích đánh giá này, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy với bối cảnh, điều kiện hiện nay thì chưa thể bỏ cách thức điều hành theo hạn mức tín dụng.
"Thực trạng nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vốn của hệ thống ngân hàng, nếu chúng ta không kiểm soát, mỗi tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vài chục phần trăm như những năm trước đây thì sẽ tiềm ẩn rủi ro", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Đặc biệt phân khúc thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn như trái phiếu chính phủ, phát hành cổ phần cổ phiếu chưa giải quyết được nhiều. Vì vậy, việc bỏ hạn mức tín dụng tiềm ẩn rủi ro.
Nguyên nhân thứ 2 được Thống đốc nêu ra là tình trạng dư nợ tín dụng so với GDP của Việt Nam đang ở mức cảnh báo, trên 120%. Hiện nay ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á hay hay các định chế tài chính, các chuyên gia quốc tế đều đánh giá ở tỷ lệ này ở mức cảnh báo.
Tại phiên chất vấn, Thống đốc cho biết nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục dựa vào chính sách tiền tệ sẽ tiềm ẩn rủi ro. Thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt làm sao để phát triển các thị trường tài chính khác như trái phiếu doanh nghiệp.
Kênh tài chính này sẽ đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho người dân, doanh nghiệp. Còn ngành ngân hàng cung cấp vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho người dân. Khi giải quyết được nhu cầu vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu thì sẽ bớt rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh dư nợ tín dụng so với GDP ở mức cảnh báo như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chưa thể bỏ công cụ room tín dụng. Trong quá trình chưa bỏ và tiếp tục sử dụng nhưng thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt hơn và cũng đã có những giải pháp để đáp ứng được nhu cầu tín dụng.
Thống đốc lấy ví dụ về việc đánh giá, cấp hạn mức tín dụng này theo đánh giá xếp loại của cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các tổ chức tín dụng khả năng mở rộng tín dụng nhưng đi đôi với kiểm soát rủi ro thì sẽ là một tiêu chí ưu tiên.
Thống đốc NHNN trả lời chất vấn sáng 11/11 (Ảnh: Phạm Thắng).
Thứ 2, công cụ hạn mức tín dụng sẽ cân nhắc mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong từng giai đoạn. Ví dụ như ưu tiên tín dụng đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, kiểm soát tín dụng với lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán.
Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thông báo tăng trưởng tín dụng của cả năm 2024 cho tất cả tổ chức tín dụng. Với mục tiêu định hướng khoảng 14-15%. Đến tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chủ động thông báo tăng trưởng tín dụng, cho điều chỉnh theo nguyên tắc tổ chức tín dụng được vượt 80% mức tăng trưởng Ngân hàng Nhà nước đã thông báo.
"Khi điều kiện thị trường cho phép chúng tôi sẽ bỏ công cụ điều hành này", bà Hồng trả lời đại biểu.
">Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn rủi ro
Nhận định, soi kèo Valencia vs Mallorca, 23h30 ngày 30/3: Khó cho cả hai
Thủ tướng Phạm Minh Chính và chủ tịch Nvidia dạo phố, uống bia Tạ Hiện
Phương Liên
(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Chủ tịch Nvidia - tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới - đã đi dạo phố cổ và trải nghiệm ẩm thực tại phố Tạ Hiện (Hà Nội).
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhân chuyến thăm tới Việt Nam, tối 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cùng ông Jensen Huang - Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Nvidia - tới thăm Hồ Hoàn Kiếm, tham quan khu phố cổ, trải nghiệm ẩm thực và không khí tại phố Tạ Hiện (Hà Nội).
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng ông Jensen Huang tham quan khu phố cổ, trải nghiệm ẩm thực tại phố Tạ Hiện (Ảnh: MPI).
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Jensen Huang. Thủ tướng và chủ tịch Nvidia chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của Nvidia và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá Thỏa thuận hợp tác giữa Nvidia và Chính phủ Việt Nam vừa được ký kết chỉ sau hơn một năm sau khi Thủ tướng tới thăm Nvidia tại Mỹ là dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của Chủ tịch Jensen Huang trong việc biến Việt Nam thành "ngôi nhà thứ hai của Nvidia".
Về phần mình, Chủ tịch Nvidia Jensen Huang bày tỏ vui mừng quay lại Việt Nam để công bố Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Nvidia tại Việt Nam, tiếp tục cuộc thảo luận với Thủ tướng về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn tại Việt Nam.
Ông khẳng định đây là cơ hội tuyệt vời, thời điểm quan trọng của Việt Nam khi ngành trí tuệ nhân tạo đang trải qua những thay đổi sâu sắc nhất, phát triển các nền công nghiệp, dịch vụ, sản phẩm mới, thúc đẩy tăng trưởng.
Năm ngoái, chủ tịch Nvidia cũng được bắt gặp ăn mặc thoải mái với áo phông và quần jean đen, đi ăn buổi tối tại Hà Nội, ăn ốc và uống bia vỉa hè.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (Ảnh: VGP).
Ông Jensen Huang thành lập Nvidia năm 1993. Những sản phẩm ban đầu của công ty nhằm mục đích hỗ trợ xử lý đồ họa và game, nhưng sau đó được tận dụng năng lực xử lý và dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có AI. Vốn hóa của Nvidia đang là hơn 3.570 tỷ USD.
Kể từ khi AI tạo sinh bùng nổ năm 2022, nhu cầu về chip của Nvidia tăng vọt, đưa công ty vượt mức giá trị trên 3.600 tỷ USD và liên tục cạnh tranh ngôi vị giá trị nhất hành tinh với Apple. Cùng với đó, tài sản của ông cũng tăng mạnh, hiện ở mức 126,6 tỷ USD, theo Forbes.
Nvidia được ví von là doanh nghiệp bán "cuốc và xẻng" trong cơn sốt "đào vàng" trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, doanh nghiệp này chính là bên được hưởng lợi nhiều nhất khi AI trở thành chủ đề nóng trên thị trường kể từ khi ChatGPT của OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022.
Chip xử lý đồ họa, hay còn gọi là GPU, của Nvidia thường được sử dụng để vận hành các mô hình AI, phục vụ trực tiếp ChatGPT cũng như nhiều ứng dụng tương tự khác.
Các "ông lớn" trong ngành công nghệ như Microsoft, Meta, Google và Amazon "tranh nhau" mua GPU của Nvidia với số lượng lớn nhằm xây dựng nên các hệ thống máy tính khổng lồ phục vụ chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo tân tiến. Những doanh nghiệp trên sẽ công bố báo cáo tài chính quý III trong một vài tuần tới.
">Thủ tướng Phạm Minh Chính và chủ tịch Nvidia dạo phố, uống bia Tạ Hiện
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác dân vận
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Dân vận là vận động tất cả các lực lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho".
Để vận dụng hiệu quả lời di huấn này của Bác, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp với thực tiễn từng địa phương, đơn vị.
Lãnh đạo xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân (bên phải) tiếp nhận sự hỗ trợ của các đơn vị để thực hiện các công trình dân vận khéo. (Ảnh: H.T)
CÁN BỘ DÂN VẬN PHẢI NÊU GƯƠNG
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, "nêu gương" là một trong những phương pháp vận động Nhân dân hữu hiệu nhất. Cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu phải thật sự là tấm gương "nói đi đôi với làm", "nói ít làm nhiều", hướng về dân, gần dân, hiểu dân, trọng dân, tin dân, học dân, dựa vào dân để đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của Nhân dân. Vận dụng tư tưởng này, Thị ủy Giá Rai đã chỉ đạo các cơ quan MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải thật sự gần dân, sâu sát với cơ sở. Theo đó, tập trung giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, phức tạp trong Nhân dân (đất đai, trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường), tạo cơ hội cho Nhân dân góp ý kiến đối với các chính sách, pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống người dân. Cơ quan hành chính các phường, xã của TX. Giá Rai đã xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường tiếp dân, đối thoại để lắng nghe và giúp đỡ Nhân dân.
Cũng với phương châm "sát cơ sở, gần dân, trọng dân", Đảng ủy xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) luôn triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường hướng của các cấp, nhất là mục tiêu xây dựng nông thôn mới, dân vận khéo. Cùng với việc công khai, minh bạch các nguồn vốn đóng góp, kinh phí xây dựng các công trình để Nhân dân bàn bạc, giám sát, nhiều mô hình dân vận khéo cũng được ra đời như: hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế, đối thoại với nhân dân, hũ gạo tình quân dân… đã giúp cán bộ dân vận ngày càng gần dân, hiểu dân và lo cho dân nhiều hơn.
PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG "DÂN VẬN KHÉO"
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân vận trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Thứ hai, bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Bài học này luôn được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh xây dựng trở thành một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng "Dân vận khéo" ở địa phương. Tại lễ ra quân "Năm Dân vận khéo" năm 2024 cấp tỉnh ở xã Ninh Quới A (huyện Hồng Dân) đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của nhiều đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và đông đảo người dân. Với nguồn kinh phí vận động được trên 45,8 tỷ đồng, địa phương sẽ tập trung vào xây dựng nhiều tuyến lộ, cầu, ô đê bao, nạo vét kênh thủy lợi, đầu tư tuyến nước sạch sinh hoạt, xây dựng nhà, tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, tặng xe đạp, học bổng, thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh trên địa bàn xã… Đây chính là sự "tiếp sức" rất lớn để xã Ninh Quới A hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu và sớm hoàn thành mục tiêu trở thành thị trấn.
Thực tế cho thấy, các cấp ủy, chính quyền luôn có sự đổi mới trong công tác dân vận, dân vận khéo, nhưng điều cốt lõi vẫn phải giữ - đó chính là sự nêu gương, tiên phong đi đầu của cán bộ, đảng viên. Bởi, thông qua kết quả làm việc của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ cũng chính là xây dựng, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân và dân với Đảng. Đây là điều để chúng ta tiếp tục học tập, thấm nhuần và thực hiện tốt lời căn dặn của Bác: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".
Hoàng Uyên
Theo www.baobaclieu.vn">Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác dân vận
"Chữ Bác Hồ" soi sáng đời ta
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục.
Trong chuyến thăm Yên Bái năm 1958, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, Người nhấn mạnh: "Muốn cho dân giàu nước mạnh, mọi người phải biết chữ, có văn hóa mới làm được việc". Thực hiện lời dạy của Bác, suốt chặng đường 65 năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái gặp mặt học sinh đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2022 - 2023.
Trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, Yên Bái cũng như các địa phương trong cả nước, phong trào xóa mù, mở lớp bình dân học vụ diễn ra khá rầm rộ với nhiều hình thức phong phú và độc đáo, hàng nghìn người đã thoát nạn mù chữ, 1/4 dân số toàn tỉnh biết đọc, biết viết năm 1948.
Sau chiến dịch Tây Bắc, Phong trào "Bình dân học vụ" vẫn được phát triển mạnh ở mọi vùng giải phóng trong toàn tỉnh. Từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, bình dân học vụ được chia thành 4 cấp: sơ cấp, dự bị bổ túc, bổ túc, trung cấp.
Năm 1954, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 23% dân số mù chữ. Ngày 24/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm Yên Bái. Lời căn dặn của người là những chỉ thị cụ thể, toàn diện về mọi mặt, động viên toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh thi đua phấn đấu đoàn kết một lòng quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong giai đoạn này, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn song nhiều địa phương trong tỉnh đã trở thành điển hình trong công tác giáo dục, giáo dục Yên Bái đã phát triển nhanh chóng, toàn diện. Lời căn dặn của Người như lời hiệu triệu toàn dân, toàn quân trong tỉnh dồn sức xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. 65 năm qua sự nghiệp GD&ĐT Yên Bái từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức; tạo những chuyển biến căn bản và toàn diện trên các mặt.
Đến nay, mạng lưới trường, lớp đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả với quy mô 443 trường, 7.096 lớp, 229.603 học sinh mầm non, phổ thông. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hiện tại, toàn tỉnh có gần 6.500 phòng học, trên 1.000 phòng học tương tác, phòng học thông minh; trên 600 phòng học bộ môn; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 84%, đáp ứng đủ cho học hai ca và đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các trường mầm non, tiểu học. Đến nay có 326 trường đạt chuẩn quốc gia.
Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ gần đạt 30%, trẻ mẫu giáo đạt 97%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; bậc tiểu học không còn học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 97% trở lên; hoàn thành cấp THCS đạt trên 95%, hoàn thành cấp THPT đạt trên 90%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học liên tục tăng cao; nhiều học sinh đã đỗ thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Công tác giáo dục mũi nhọn được nâng cao về số lượng, chất lượng và duy trì ở vị trí nửa đầu trong 15 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, năm 2015, Yên Bái có 1 học sinh đạt Bằng khen trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á; năm 2019, có 1 học sinh đoạt Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế.
Công tác giáo dục dân tộc có những chuyển biến mạnh mẽ. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được phát triển góp phần giữ vững phổ cập giáo dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; hướng tới phát triển giáo dục vùng cao một cách bền vững.
Toàn tỉnh hiện có gần 40% học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách nội trú, bán trú; 7,3% học sinh người dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, nâng cao theo hướng bền vững.
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2015; PCGD tiểu học mức độ 3 năm 2022, PCGD THCS mức độ 2 năm 2023. Công tác phân luồng học sinh luôn được chú trọng, triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên toàn tỉnh lên 63%, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Việc xây dựng trường học hạnh phúc được quan tâm. Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc; phát động phong trào thi đua trong toàn ngành "Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc".
Đến nay, tất cả các trường học trong tỉnh đều tham gia xây dựng trường học hạnh phúc. Công tác chuyển đổi số được quan tâm, đầu tư hiệu quả. Ngành GD&ĐT được tỉnh chọn là đơn vị ưu tiên thực hiện, tiên phong trong công tác chuyển đổi số. Đặc biệt, công tác xây dựng đội ngũ được quan tâm, đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các bậc học được bổ sung kịp thời đảm bảo về số lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống được quan tâm; các chế độ, chính sách về lương, các khoản phụ cấp được thực hiện đầy đủ, minh bạch, kịp thời. Đến nay, toàn ngành có trên 13.000 lao động, trên 82% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó trên 20% đạt trên chuẩn, trên 400 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng ngàn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, xuất sắc đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý; có 78 nhà giáo được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển giáo dục địa phương, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Ngành giáo dục tỉnh Yên Bái đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua các năm 2011, 2016, 2020; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương độc lập hạng Ba.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh chuyển đổi số, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy và học truyền thống với các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.
Khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, quản lý giáo dục; từng bước xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, có chất lượng, hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu xây dựng Mô hình "Trường học chuyển đổi số" trên địa bàn tỉnh; triển khai sâu rộng, hiệu quả việc xây dựng "Trường học hạnh phúc" trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc"...
Kỷ niệm 65 năm Bác về thăm Yên Bái, các thế hệ cán bộ, giáo viên Yên Bái tự hào về những thành tựu đã đạt được và xác định phải nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cao hơn nữa để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp, phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc", xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", phấn đấu đưa Yên Bái sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Theo baoyenbai.com.vn">"Chữ Bác Hồ" soi sáng đời ta