您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Neom SC vs Abha, 20h00 ngày 21/1: Khách ‘tạch’
NEWS2025-01-23 08:11:48【Thế giới】2人已围观
简介 Hư Vân - 21/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g giải vô địch phápgiải vô địch pháp、、
很赞哦!(7326)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- Phổ điểm các môn thi vào lớp 10 của TP.HCM sẽ như thế nào?
- Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần bảo đảm an sinh xã hội
- Nữ diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Nobita qua đời
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
- NSƯT Lan Anh: Giảng viên nổi tiếng dạy nhiều ca sĩ tài năng, kín tiếng đời tư
- Công chúa Nhật Bản từ bỏ khoản hồi môn khổng lồ, kết hôn cùng thường dân
- NSƯT Lan Anh: Giảng viên nổi tiếng dạy nhiều ca sĩ tài năng, kín tiếng đời tư
- Nhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bại
- Sẽ phong tỏa tài khoản nếu không dỡ phần sai phạm 8B Lê Trực
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, với việc thực hiện chương trình chuyển đổi số, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT, đảm bảo cho các hệ thống thông tin thông suốt là rất thiết thực. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tổ chức các lớp học nâng cao hơn nữa về CEHv12 cho các thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTT tỉnh.
Theo Kế hoạch triển khai Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bình Dương đặt mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số trên 50%; tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong dịch vụ thương mại điện tử đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; hạ tầng mạng Internet băng rộng cáp quang, 5G phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%; tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%; tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%...
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%...
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sau 2 năm triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2025”, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua, tỉnh đã thành lập 585 Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng khu phố, từng tổ dân phố, từng nhà tuyên truyền và vận động người dân chấp hành tham gia, từ đó thu thập thông tin thiết lập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, cấp các loại giấy tờ tùy thân và cài đặt các ứng dụng phục vụ tiện ích cho người dân.
Tỉnh đã cấp 2,05 triệu Căn cước công dân (CCCD), kích hoạt 1,63 triệu tài khoản định danh định tử, thường xuyên cập nhật dữ liệu đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống".
Các dịch vụ công thiết yếu đủ điều kiện thực hiện toàn trình theo Đề án 06 đã được triển khai 100%, tỷ lệ người dân tham gia đạt trên 90%.
Đã triển khai 16 mô hình ứng dụng, một số mô hình phát huy hiệu quả rất tốt như mô hình thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho người có công và bảo trợ xã hội, mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại các cơ sở lưu trú, mô hình khám, chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh…
Cà Mau diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin năm 2023
Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) tổ chức tập huấn, diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh .">Đội ứng cứu ATTT tỉnh Bình Dương sẽ tập huấn chứng chỉ bảo mật quốc tế
Hoa hậu Phan Kim Oanh hội ngộ người anh thân thiết - ca sĩ Minh Quân và Việt Tú tại sự kiện. Cô diện áo dài của NTK Kathy Hương. Chiếc áo dài đỏ cách tân hở vai giúp nàng hậu trẻ trung, hiện đại và tôn lên nước da trắng, vòng eo thon. Phan Kim Oanh bật khóc khi được bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ hoa hậuTrước giây phút trao vương miện cho tân Mrs Grand International 2023, Phan Kim Oanh được bổ nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ Hoa hậu Quý bà Hoà bình quốc tế nữa vì những thành tích của mình trong năm qua.">Hoa hậu hai nhiệm kỳ Phan Kim Oanh đóng phim hài Tết
Lãnh đạo Taliban ẩu đả trong dinh tổng thống Afghanistan
BBC, dẫn lời một số thành viên cấp cao của Taliban, đưa tin một vụ ẩu đả lớn đã nổ ra giữa các nhà lãnh đạo của lực lượng này về việc thành lập chính quyền mới.
">Chiến binh Taliban mang súng vui chơi tại công viên Kabul
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
Trao kỷ niệm chương cho các đội tham gia diễn tập. Nội dung diễn tập thực chiến bao gồm: Xác định nguồn gốc tấn công; các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống và nâng cao kỹ năng phối hợp tác chiến giữa các cơ quan chuyên môn trong quá trình xử lý ứng cứu sự cố; xây dựng các phương án bảo vệ nhằm giảm thiểu rủi ro, bảo đảm hệ thống luôn được an toàn trong quá trình diễn tập; hoàn thiện phương án xử lý rủi ro và sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố trong quá trình diễn tập.
Trong đó, đội phòng thủ có nhiệm vụ phát hiện mối đe dọa, phân tích tấn công, ngăn chặn tấn công, đối phó và khôi phục. Đội tấn công sẽ thu thập thông tin liên quan của đơn vị như địa chỉ IP, các bản ghi DNS của hệ thống mục tiêu; thực hiện dò quét hệ thống: xác định các dịch vụ đang chạy, phiên bản máy chủ ứng dụng, hệ điều hành; đồng thời thực hiện tìm kiếm lỗ hổng hệ thống đối với các máy chủ, ứng dụng, hệ điều hành, xây dựng các chiến thuật tấn công, khai thác lỗ hổng bảo mật trên mục tiêu diễn tập; thực chiến các kỹ thuật tấn công trên hệ thống mục tiêu diễn tập.
Phát biểu tại buổi diễn tập, ông Hồ Đức Thắng, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết: Đợt diễn tập được thực hiện theo Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam, Chỉ thị số 60/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng và Quyết định số 1622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025.
Thực tế cho thấy tình trạng để lộ bí mật nhà nước không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Việc lộ bí mật nhà nước qua mạng Internet đang là một trong các hình thức bị các đối tượng phản động, thù địch triệt để lợi dụng nhằm chống phá đất nước, chế độ.
"Đợt diễn tập thực chiến lần này là cơ hội để trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý, bảo đảm an toàn thông tin; đồng thời phản ứng nhanh nhạy trước các sự cố tấn công bất ngờ từ tin tặc (hacker)", ông Hồ Đức Thắng nhấn mạnh.
Theo ông Mai Xuân Cường, Giám đốc Trung tâm An ninh hệ thống ứng dụng, Công ty An ninh mạng Viettel, sự phối hợp giữa hai đơn vị là cơ hội để các bên giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm trong quá trình quản lý, bảo mật thông tin.
Đối với những đơn vị cơ quan nhà nước như Ủy ban, việc kiểm soát dữ liệu, lưu trữ các văn bản, tài liệu mật luôn được đặt lên hàng đầu.
">Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp diễn tập thực chiến ATTT
- Ông Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho hay khi bài viết “Mối quan hệ giữa chuyên viên PR và nhà báo – dưới góc nhìn đạo đức truyền thông”của nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân đăng trên sách “Báo chí và truyền thông: Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại”bị thu hồi do đã tự ý dịch bài bài từ tác giả Jim Macnamara nhưng không xin phép, Trường đã trực tiếp làm việc với hai tác giả.
Trong báo cáo, nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân thừa nhận đã có dịch 80% từ bài viết của tác giả Jim Macnamara và 20% là những thực tế từ Việt Nam nhưng lại không đề tên tác giả Jim Macnamara trong bài viết.
Sách của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM bị thu hồi vì đạo văn Nhận thấy lỗi sai của mình, bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân nhanh chóng liên hệ tác giả Jim Macnamara qua email để ngỏ lời xin lỗi và đã được tác giả chấp nhận. Ngoài ra, hai tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân cũng đã làm việc với khoa Báo chí Truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM đề nghị thu hồi sách cũ, xuất bản sách mới (trong đó rút bài của hai tác giả ra) và xin chịu toàn bộ chi phí xuất bản mới.
Sự việc xảy ra khi bà Hoàng Xuân Phương còn đang công tác tại Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Về phía tác giả Vũ Mộng Lân, khi viết bài cùng bà Phương đã không thông báo cho nhà trường. Do đó, có thể không liên quan gì về quyền lợi với Trường ĐH Văn Lang.
Theo ông Tuấn, nhận thức rõ tầm quan trọng của sự việc, mong muốn đề cao tính minh bạch trong công tác giáo dục và đào tạo, Trường đã ngay lập tức họp bàn xem xét, đưa ra biện pháp xử lí với cả hai tác giả trên bằng cách: Thu hồi hoạt động quản lý của bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân. Tại Trường ĐH Văn Lang, bà Hoàng Xuân Phương là Phó khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông, trưởng bộ môn truyền thông đa phương tiện; Còn ông Vũ Mộng Lân là Phó bộ môn Truyền thông đa phương tiện, khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông.
Trước đó, cuốn sách “Báo chí và Truyền thông - Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại" của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM được Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM in 1.000 cuốn và phát hành tháng 6/2020 bị thu hồi vì vào hồi tháng 1 năm nay, GS Jim Macnamara (Úc) đã gửi email đến Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn Trường ĐH Văn Lang phản ánh tác giả Hoàng Xuân Phương và Vũ Mộng Lân sao chép 85% nội dung bài báo của ông đăng trên tạp chí quốc tế Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.
Khi viết bài này, tác giả Hoàng Xuân Phương là Trưởng Bộ môn Truyền thông Ứng dụng – Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Bà đảm nhiệm vị trí này từ ngày 11/7/2018 đến ngày 4/3/2019, sau đó đã chủ động xin nghỉ nhiệm vụ lãnh đạo trưởng bộ môn. Tháng 10/2020, bà Hoàng Xuân Phương xin nghỉ việc tại trường Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM và nghỉ việc chính thức sau đó 1 tháng. Còn tác giả Vũ Mộng Lân công tác ở Khoa Quan hệ Truyền thông và nghệ thuật, Trường ĐH Văn Lang.
Lê Huyền
Sách Báo chí và Truyền thông của trường đại học bị thu hồi vì đạo văn
Cuốn sách “Báo chí và Truyền thông - Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại" của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM bị thu hồi vì đạo văn của giáo sư nước ngoài.
">Mất chức phó khoa vì đạo văn
- Theo BBC, Chính phủ Hàn Quốc từ những năm 1990 đã ban hành các chính sách khuyến khích đàn ông, ban đầu là những người độc thân sống ở nông thôn, kết hôn với phụ nữ nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc sống của những “cô dâu ngoại” không phải lúc nào cũng dễ dàng. Không chỉ gặp rào cản về ngôn ngữ, họ còn phải đối mặt với sự kỳ thị, thậm chí bị bạo hành, ngược đãi.
Bất chấp những nghịch cảnh trên, nhiều người trong số họ vẫn nỗ lực khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội Hàn Quốc.
Vượt qua định kiến sắc tộc
Samjhana Rai lần đầu gặp chồng tương lai trong một buổi hẹn hò giấu mặt do dì của cô sắp xếp ở Nepal. Hai người bàn chuyện cưới hỏi chỉ trong vòng 3 ngày, rồi chuyển về Hàn Quốc. Samjhana cho biết, việc nhiều thanh niên Nepal muốn ra nước ngoài để kết hôn hoặc tìm việc làm vốn không hiếm, vì cơ hội để họ làm được điều này trong nước thường rất hạn chế.
Samjhana Rai (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn đại học của cô ở Nepal 11 năm trôi qua, Samjhana, giờ có tên gọi mới là Kim Hana sau khi nhập tịch, đã trở thành một trong số ít người không phải gốc Hàn Quốc được phục vụ trong lực lượng cảnh sát của nước này.
"Có thể một số người nghĩ rằng tôi không đủ giỏi nếu so với một đồng nghiệp người Hàn Quốc, nhưng tôi không có thời gian để suy nghĩ về điều đó", nữ cảnh sát 31 tuổi chia sẻ với hãng tin BBC. "Một khi đã mặc quân phục và giắt súng vào thắt lưng, tôi không nghĩ bất kỳ ai sẽ gặp vấn đề với việc tôi trông không giống người Hàn Quốc”.
Cô hiện là sĩ quan phụ trách đối ngoại, công việc giúp cô đóng vai trò cầu nối giữa các cộng đồng người Nepal và Hàn Quốc.
Theo thống kê từ Trung tâm Hỗ trợ gia đình đa văn hóa do Chính phủ Hàn Quốc điều hành, số phụ nữ nước ngoài kết hôn với đàn ông Hàn Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong những năm gần đây, từ 120.110 người vào năm 2007 lên 287.298 người vào năm 2019.
Tuy nhiên, tâm lý phân biệt đối xử, thậm chí có những định kiến cho rằng các cô vợ nhập cư giống như “món hàng” bị “bán” cho chồng mình, vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người Hàn Quốc.
Samjhana Rai giờ có tên Hàn Quốc là Kim Hana, và trở thành một sĩ quan cảnh sát Dù vậy, những người như cô đã phần nào cởi bỏ những định kiến trên. Bản thân cô cũng cảm thấy xã hội Hàn Quốc đã có nhiều tiến bộ trong việc hòa nhập hơn với người dân thuộc các nền văn hóa khác. “Giờ đây, Hàn Quốc có một cộng đồng người nước ngoài lớn, và tôi đã gặp rất nhiều người thuộc nhiều sắc tộc khác nhau trong công việc của mình”, cô cho biết.
Đấu tranh vì quyền lợi của lao động nhập cư
Won Ok Kum (tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Cầm) lần đầu gặp người chồng Hàn Quốc tại một công trường xây dựng ở Việt Nam, nơi cô đang làm phiên dịch viên. Họ chính thức kết hôn và quay trở lại Hàn Quốc vào năm 1997.
Sau hơn 20 năm sinh sống tại Hàn Quốc, cô đã có bằng Thạc sĩ quản trị luật và từng có thời gian giữ chức Thị trưởng danh dự của Seoul. Thậm chí vào năm ngoái, cô còn trở thành một trong số ít người không phải gốc Hàn Quốc ra tranh cử chức nghị sĩ quốc hội.
Dù thất cử, Won Ok Kum vẫn tiếp tục vận động cho việc thông qua một đạo luật tăng cường giám sát tình trạng phân biệt đối xử đối với người lao động nhập cư. Bước ngoặt này đã đến với cô sau một lần giúp đỡ một nhóm lao động người Việt bị bắt vì tham gia đình công, đòi cải thiện điều kiện lao động của mình.
“Trước kia, tôi chưa bao giờ tưởng tượng đến việc có thể đưa những người có chức quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, Won chia sẻ. “Nhưng khi chứng kiến những người lao động này thắng kiện, tôi nhận ra ở Hàn Quốc, chúng tôi vẫn có thể tạo ra sự thay đổi thực sự”.
Won Ok Kum được bầu làm Thị trưởng danh dự của Seoul vào năm 2016. Ảnh: Won Ok Kum Dù vậy, Won Ok Kum cho biết cô vẫn gặp phải nhiều trở ngại. Như gần đây, khi cố gắng giúp những người lao động nhập cư được gia hạn thị thực, một nhân viên di trú đã từ chối nói chuyện với cô một cách lịch sự. "Nếu tôi bị đối xử như vậy, thì hãy tưởng tượng xem những người lao động nhập cư khác còn bị đối xử như thế nào", Won cho biết.
Nỗ lực vì tương lai con trẻ
Khi Kyla đến Seoul từ Philippines vào năm 1999 ở tuổi 24, cô không thể giao tiếp với người chồng Hàn Quốc của mình. Cô cũng chưa từng ra nước ngoài và đây cũng là mối quan hệ tình cảm đầu tiên của cô.
Hôn nhân của họ đổ vỡ chỉ sau vài năm. Chồng của Kyla trở nên nghiện rượu và sau đó đã rời bỏ gia đình, ngưng chu cấp tài chính cho cô và 3 đứa con. Bị bỏ rơi và không nơi nương tựa, Kyla buộc phải tự kiếm sống bằng nghề giáo viên. "Tôi có thể làm việc trong nhiều giờ đồng hồ. Nhưng đôi lúc tôi vẫn không có đủ tiền để trang trải toàn bộ chi phí sinh hoạt gia đình vào thời điểm đó", cô nhớ lại.
Hiện tại, Kyla đã chuyển sang làm cố vấn cho những người vợ nước ngoài tại Hàn Quốc, đồng thời làm phiên dịch cho cảnh sát và các dịch vụ hỗ trợ người nhập cư khác. Cô thường nói với các khách hàng của mình rằng, họ không chỉ cần phải hòa hợp với một gia đình, mà còn là cả một nền văn hóa.
Tuy nhiên, Kyla cũng cho biết sự hỗ trợ của các trung tâm đa văn hóa, hiện ngày càng thu hút cả các đối tượng nam giới ở Hàn Quốc, trở nên hữu ích đối với các cô vợ nước ngoài. “Đàn ông Hàn Quốc đã được giáo dục về ý nghĩa của một gia đình đa văn hóa. Đó là điều trước kia chưa từng xảy ra", cô chia sẻ.
Trước mắt, Kyla mong các con mình có cơ hội được phát triển như những đứa trẻ Hàn Quốc khác. Con trai cả của cô đang phục vụ trong hải quân Hàn Quốc, người con trai thứ làm việc ở một công ty công nghệ thông tin, và người con gái còn lại thì đang được đào tạo để trở thành ngôi sao K-Pop. "Tôi đã làm tất cả những gì có thể để giúp các con tôi được phát triển", Kyla chia sẻ.
Việt Anh
Lí do Hàn Quốc muốn bắt buộc nữ giới nhập ngũ
Nhiều tranh cãi đang nổi lên ở Hàn Quốc xung quanh vấn đề bắt buộc nữ giới tham gia nghĩa vụ quân sự để đối phó với tình trạng suy giảm số lượng binh sĩ.
">'Cô dâu ngoại' khẳng định mình, xóa định kiến xã hội Hàn Quốc