您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Tin nhắn rác vào diễn đàn Quốc hội
NEWS2025-04-26 10:16:52【Nhận định】2人已围观
简介Sáng 13/6 Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9,ắnrácvàbxh c1bxh c1、、
![]() |
Sáng 13/6 Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9,ắnrácvàodiễnđànQuốchộbxh c1 Quốc hội khóa XIII đối với 4 vị Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Cũng tại phiên chất vấn này, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương đã đặt câu hỏi về tình trạng tin nhắn rác tràn lan hiện nay gây rất nhiều bức xúc trong xã hội. “Mấy chục triệu thuê bao là mấy chục triệu nạn nhân, nhiều người coi đây là tình trạng khủng bố tin nhắn rác. SIM rác và tin nhắn rác thực chất là hai kẻ đồng hành và nói mãi không sao quản lý được? Liệu Chính phủ sẽ chỉ đạo như thế nào để giải quyết vấn nạn này?” đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi chất vấn này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết; “Sáng nay báo Thanh Niên có đăng một tin trên trang 1, quản lý SIM cần thiết hơn là quản lý tin nhắn rác. Việc này tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu những biện pháp để quản lý. Vừa qua Bộ TT&TT đã có một số văn bản về pháp luật, như Chỉ thị 82, một số văn bản trình Chính phủ để chấn chỉnh việc này. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã phạt gần 3 tỷ đồng các đối tượng làm tin nhắn rác. Nhưng do tình trạng hiện nay, thứ nhất là số máy di động quá lớn hiện nay, có gần 150 triệu thuê bao di động và có 8 triệu thuê bao Internet, thứ hai là chưa có số liệu kiểm tra chứng minh nhân dân, cho nên quản lý đầu vào của mua SIM còn hạn chế”.
Để giải quyết vấn nạn tin nhắn rác đang hoành hành hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “ Tôi cho rằng một mặt quản lý Nhà nước phải đẩy mạnh hơn và các chế tài mạnh mẽ hơn, xử phạt nặng hơn. Thứ hai, tăng cường quản lý đầu vào, nhất là đăng ký SIM và thứ ba là các nhà mạng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong vấn đề quản lý tin nhắn rác”.
Thực tế trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã ban hành nhiều quy định để quản lý thuê bao di động trả trước như bắt buộc thuê bao phải đăng ký thông tin cá nhân, SIM bán ra phải là SIM trắng, không được kèm tài khoản và mỗi cá nhân không được sở hữu quá 3 SIM/1 mạng, nhưng trên thị trường các SIM đã kích hoạt kèm tài khoản vẫn được bán công khai cho thấy việc tuân thủ các quy định này không nghiêm.
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Groningen vs Heracles, 01h00 ngày 24/4: Chia điểm
- Phú Yên diễn tập ứng cứu sự cố tấn công mạng bằng phần mềm gián điệp
- Video thợ điện 'hít xà' trên cột điện cao thế 40m
- Sao đẹp tuần qua: Hoàng Thuỳ Linh, Ngọc Trinh quyến rũ diện đầm cắt xẻ
- Nhận định, soi kèo Mladost Lucani vs Backa Topola, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa trên
- Nvidia vượt Amazon, Google
- Đi theo chỉ dẫn của Google Maps, nam thanh niên rơi xuống kênh
- Thành Long tụt dốc danh tiếng
- Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Cerezo Osaka, 17h00 ngày 25/4: Khách ‘tạch’
- 3 cách nâng cao kỹ năng cá nhân về an ninh mạng khi làm việc từ xa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Liepaja vs Super Nova Riga, 22h00 ngày 25/4: Đả bại tân binh
"Khi tôi trả lời nhắn tin bạn bè, họ thường hỏi: 'Này, Edwin. Sao cậu có thể gõ nhanh đến như vậy?'. Tất cả là nhờ hệ thống chữ Braille (chữ nổi cho người mù) trong điện thoại. Thỉnh thoảng, tôi có thể hồi đáp tin nhắn thậm chí còn nhanh hơn cả những người sáng mắt", Edwin Khoo chia sẻ.
Edwin Khoo khiến nhiều người sửng sốt vì sử dụng điện thoại nhoay nhoáy như người sáng mắt. Ảnh: Asiaone Do khuyết tật bẩm sinh, Edwin không nhìn thấy bất kỳ ánh sáng hay màu sắc gì và thế giới của anh luôn bị bao phủ trong một màu đen sẫm. Vì vậy, kể từ khi còn nhỏ, Edwin đã cố luyện cho thính giác của mình thật tinh nhạy và học sử dụng hệ thống chữ nổi Braille. Lúc lớn lên, chàng trai khiếm thị cũng dần làm quen với công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói.
Đối với Edwin, điều tạo nên sự thay đổi kỳ diệu là việc đưa hệ thống Braille vào một chiếc điện thoại di động có màn hình cảm ứng. Anh giải thích: "Cách đây 10 năm, ai dám nghĩ một người mù có thể dùng điện thoại mà không cần các phím bấm vật lý kia chứ? Tuy nhiên, chiếc màn hình cảm ứng này giả lập bàn phím chữ nổi Braille và chuyển dịch những dữ liệu tôi nhập vào thành các từ bạn có thể đọc được".
Theo Edwin, điện thoại của anh cũng có thể đọc to các biểu tượng cảm xúc và văn bản bằng ngôn ngữ khác. Nhờ vậy, Edwin có thể kết nối với các nền tảng mạng xã hội khác nhau, chẳng hạn như Facebook, kiểm tra bảng tin và bình luận như bất kỳ người sáng mắt nào.
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và những ứng dụng giao thông trên di động khác đã giúp Edwin biết chính xác mình đang ở đâu, giúp anh di chuyển đây đó một cách tự tin, không chỉ ở Singapore mà còn ở nước ngoài.
"Đây là môi trường lạ, nhưng tôi có thể tự tin xuống đúng bến xe buýt. Nó tạo cho tôi cảm giác tự lập", Edwin bộc bạch trong chuyến tham quan Hong Kong, Trung Quốc.
Việc thanh toán điện tử, không đòi hỏi tiền mặt cũng góp phần cải thiện cuộc sống thường nhật của Edwin và những người khiếm thị như anh. Edwin kể, anh sẽ nhận được một tin nhắn từ ngân hàng sau mỗi giao dịch nhằm xác thực số tiền sẽ chi trả.
Thính lực tốt cùng sự trợ giúp của công nghệ đã khiến Edwin có thể theo đuổi đam mê âm nhạc và phát thanh. Dù bị mù hoàn toàn nhưng anh hiện có thể biên tập các đoạn ghi âm trên máy tính và sử dụng thiết bị trộn âm.
Thực tế, anh đã sản xuất và cho phát một câu chuyện truyền thanh do mình dàn dựng trên Internet thông qua tài trợ của một hiệp hội người mù ở Mỹ.
Edwin tâm sự, anh hiện vẫn có ước mơ cháy bỏng về một thứ nữa. Anh muốn một ngày nào đó có thể tự mình lái một chiếc xe hơi. Anh tin, với các thành tựu của công nghệ như hiện nay, điều đó sớm muộn sẽ trở thành hiện thực.
Tuấn Anh
">Chuyện về người mù bẩm sinh nhắn tin điện thoại nhanh hơn người sáng mắt
Toàn cảnh Đại học Hạ Môn. Bữa ăn miễn phí
Sinh viên theo học tại Hạ Đại không chỉ được sống trong khu ký túc xá có tầm nhìn hướng biển mà còn không phải chi một đồng ăn uống nào. Vậy những bữa ăn miễn phí ở trường đến từ đâu?
Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng đã gây tác động tiêu cực cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Tỷ lệ lạm phát cao, tình trạng thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nhiều gia đình.
Theo tờ Kim Nhật Đầu Điều, năm 2008, Hiệu trưởng Chu Sùng Thực đã nhiều lần chứng kiến sinh viên ăn thức ăn thừa trong căng tin và nhiều em dù gia cảnh khó khăn vẫn từ chối nhận trợ cấp của nhà trường. Chính vì vậy, ông Chu đã đề xuất và thúc đẩy Đại học Hạ Môn ban hành quy định rằng sinh viên không cần phải trả tiền cho bữa ăn tại trường.
Hiệu trưởng Chu Sùng Thực. Hơn nữa, ông còn yêu cầu canh không chỉ có nước không mà phải có thêm rau và gạo. Do đó, sinh viên Hạ Đại, bất kể hoàn cảnh gia đình, cũng đều được tiếp cận bữa ăn học đường miễn phí và không bao giờ lo bị bỏ đói.
Trên thực tế, tinh thần nhân ái này đã được manh nha kể từ khi xây dựng trường. Năm 1921, thương nhân Trần Gia Canh trở về Trung Quốc và sáng lập Đại học Hạ Môn. Thời điểm đó, ông Trần cho rằng Trung Quốc phải chấn hưng lại nền giáo dục.
Tuy nhiên, người dân sống trong thời kỳ này phải chật vật kiếm sống qua ngày, chưa nói đến việc đi học. Trần Gia Canh đã nỗ lực vận động sinh viên đến trường, cắt bỏ những khoản phí lặt vặt và cung cấp bữa ăn, chỗ ở miễn phí.
Sau đó, các cựu sinh viên Hạ Đại nhận sự giúp đỡ và chở che năm nào đã quay trở lại trường để tiếp nối tinh thần nhân văn đó. Cả những người thành danh hay chỉ đạt bất kỳ thành tựu nào trong đời đều quyên góp tài chính duy trì những bữa ăn miễn phí cho sinh viên.
Tòa Tụng Ân trong khuôn viên trường. Hiện tại, hơn một nửa số tòa nhà trong khuôn viên chính của Đại học Hạ Môn là do các cựu sinh viên quyên góp, bao gồm tòa nhà mang tính biểu tượng của trường- Tòa Tụng Ân. Đặt là "Tụng Ân" để ca tụng công ơn dưỡng dục của trường cũ.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khó khăn, Hiệp hội cựu sinh viên Đại học Hạ Môn tại thành phố Thâm Quyến thông báo chi 66,6 triệu NDT (khoảng 227 tỷ đồng) để trả tiền gạo và nước uống cho tất cả sinh viên theo học tại trường từ năm 2021 đến 2030, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Vào năm 2021, kỷ niệm 100 năm thành lập trường, một cựu sinh viên dấu tên cũng cam kết quyên góp gạo cho Đại học Hạ Môn trong 5 năm (2021-2026).
Đại học Hạ môn có 33 trường học và cao đẳng, và 16 viện nghiên cứu trực thuộc với gần 44.000 sinh viên toàn thời gian theo học, hơn 20.000 sinh viên đại học, 18.000 sinh viên sau đại học lấy bằng thạc sĩ và 5.000 ứng viên tiến sĩ. Hạ Đại hiện có đội ngũ hơn 3.000 giáo viên và nhà nghiên cứu toàn thời gian, trong đó 32 người là thành viên của Viện Khoa học, Viện Kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc.
Hạ Đại thiết lập quan hệ đối tác với 259 trường đại học ở các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới và thành lập 15 Học viện Khổng Tử tại các trường đại học và học viện ở nước ngoài.
Tử Huy
Thi ĐH trên máy tính, Trung Quốc chuẩn bị như thế nào?Gần đây, một số tỉnh, thành của Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thi nói và nghe trên máy tính trong bài kiểm tra tiếng Anh xét tuyển đại học. Tuy nhiên, việc này chưa được thực hiện rộng khắp và phụ thuộc vào kế hoạch của mỗi địa phương.">
Chuyện phía sau bữa ăn miễn phí tại trường học hơn 100 tuổi ở Trung Quốc
Chủ tịch ĐH Hamline (Mỹ) Fayneese Miller. Trên thực tế, bà Miller nghỉ việc là tất yếu do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của các giảng viên đối với sự lãnh đạo của bà trước vụ việc.
Cụ thể, giáo sư Erika López Prater, chủ nhiệm bộ môn Lịch sử nghệ thuật toàn cầu, đã cho cả lớp xem bức tranh thế kỷ 14 về người sáng lập đạo Hồi. Tác phẩm được các nhà sử học coi là kiệt tác của nghệ thuật Hồi giáo thời trung cổ.
Đối với nhiều người Hồi giáo, việc họa hình về nhà tiên tri Muhammad - người được cho là sứ giả của Thượng đế, thể hiện sự báng bổ.
Tuy nhiên, giáo trình khóa học của bà Prater đã nêu rõ sinh viên sẽ được xem hình ảnh của các nhân vật tôn giáo, bao gồm nhà tiên tri Muhammad. Giáo trình cũng nêu lời đề nghị làm việc riêng với những sinh viên cảm thấy không thoải mái khi xem hình ảnh đó.
Sau khi GS López Prater cho xem hình ảnh, một sinh viên trong lớp đã phàn nàn với hội đồng trường. Các sinh viên Hồi giáo khác, dù không tham gia khóa học, cũng ủng hộ sinh viên này, nói rằng lớp học là một cuộc tấn công vào tôn giáo của họ và yêu cầu các quan chức hành động.
GS môn Lịch sử nghệ thuật toàn cầu - López Prater. Cô Prater nhận được email ký bởi Chủ tịch của ĐH Hamline, Fayneese S. Miller, thông báo cô sẽ bắt đầu nghỉ việc vào học kỳ tới.
Vụ việc đã tạo ra cuộc tranh luận rộng rãi tại Mỹ, trong đó, phần lớn gay gắt lên án quyết định của bà chủ tịch. ĐH Hamline, vốn đã chật vật với khó khăn tài chính và số lượng sinh viên ứng tuyển cực thấp, nay lại chịu thiệt hại nặng nề về danh tiếng.
Cuộc bỏ phiếu của giảng viên đã được thực hiện nhằm ủng hộ tuyên bố họ không còn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo trường đại học của Chủ tịch Miller. Việc 71 giảng viên bỏ phiếu thuận, 12 bỏ phiếu chống và 9 bỏ phiếu trắng, cho thấy việc bà Miller xử lý tranh cãi về bức tranh đã gây tổn hại lớn cho trường đại học.
“Chúng tôi khẳng định đảm bảo tự do học thuật và trách nhiệm của chúng tôi trong việc thúc đẩy một cộng đồng học tập hòa nhập. Điều quan trọng những giá trị này không mâu thuẫn cũng như không thay thế lẫn nhau. Không một giảng viên nào bị sa thải chỉ vì một bức tranh”, tuyên bố cho biết.
Năm 2015, bà Miller trở thành chủ tịch da màu đầu tiên trong lịch sử 169 năm của ĐH Hamline. Bà từng công tác tại ĐH Brown và ĐH Vermont.
Tử Huy
Sinh viên Harvard chiếm hội trường phản đối bê bối tình dục của giáo sưHàng chục sinh viên ĐH Harvard đã tràn vào chiếm giữ hội trường liên quan đến việc trường này vẫn thuê một giáo sư bị cáo buộc quấy rối tình dục giảng dạy.">
Vì một bức tranh, cả hiệu trưởng và giáo sư ĐH Mỹ phải nghỉ việc
Siêu máy tính dự đoán Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
Tại buổi họp báo quý I/2019 của Bộ Công an diễn ra chiều nay 25/3, trước câu hỏi của báo chí về kết luận điều tra vụ sửa điểm thi THPT ở Hòa Bình có dấu hiệu sơ sài với thông tin Đỗ Mạnh Tuấn (Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) khai được hưởng lợi 550 triệu đồng khi nâng điểm cho thí sinh nhưng không nêu danh tính người đưa tiền.
Nơi các đối tượng thực hiện hành vi nâng điểm các bài thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hòa Bình. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng. Về việc này, Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết để đảm bảo thời hiệu điều tra và công bằng cho thí sinh, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra ban đầu chuyển Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
“Còn thông tin báo chí đặt vấn đề, cơ quan an ninh điều tra cũng đang tiếp tục làm rõ. Nếu đủ căn cứ sẽ xử lý theo quy định pháp luật, chứ không kết luận sơ sài và đó mới là bước đầu”, ông Quang nói.
Khu vực tổ chức chấm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hòa Bình. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng Trong một diễn biến khác, Sở GD-ĐT Hoà Bình đã hoàn tất việc cập nhật điểm cho các thí sinh sau khi có kết quả chấm thẩm định thi THPT quốc gia 2018.
Ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cho hay, số thí sinh được nâng điểm ở Hoà Bình hiện đang theo học ở gần 20 trường ĐH. Sở này đã cập nhật xong danh sách và gửi kết quả tới các trường ĐH, CĐ có thí sinh liên quan theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Được biết, có nhiều thí sinh trong danh sách thẩm định lại kết quả không nhập học tại các trường trúng tuyển.
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hoà Bình không chủ trương công khai danh tính các sinh viên này và cũng không thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển vào các trường công an, quân đội.
Trước đó, kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT xác định có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh đã được can thiệp, nâng điểm ít nhất từ 0,2 điểm đến cao nhất 9,25 điểm/môn. Cao nhất có 1 thí sinh có bài thi môn Hóa học được nâng lên 9,25 điểm. Cá biệt, có thí sinh tổng điểm thi 3 môn được tăng lên đến 26,45 điểm.
Thanh Hùng
Thí sinh bị trượt oan vì gian lận thi cử, tổn thương ai lo?
Đó là câu hỏi nhức nhối mà dư luận cũng như nhiều gia đình, thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 đặt ra.
">Bộ Công an sẽ tiếp tục làm rõ việc nhận tiền để nâng điểm thi THPT quốc gia ở Hòa Bình
Dữ liệu của hơn 41 triệu người dùng Việt bị tung lên mạng hồi tháng 03/2020
Hồi tháng 9 vừa qua, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao đã phát hiện trên trang mạng Raid">
Dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng Việt bị tung lên mạng
Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Tống Văn Thanh. Các trang báo Xuân có nhiều bài viết nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đăng và trích đăng bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...
"Hóa rồng", "thời cơ", "vượt vũ môn", "vượt gió ngược" hay "rồng bay" là những từ khóa nổi bật được các cơ quan báo, đài đề cập, sử dụng nhiều khi phân tích, nhận định về kinh tế Việt Nam. Nhiều ấn phẩm, chương trình Tết đã chú trọng làm nổi bật thông điệp chủ đề điều hành năm 2024 của Chính phủ với quyết tâm "Xây dựng Chính phủ kỷ cương, trách nhiệm, chủ động, kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả, bền vững".
Báo chí đăng phát nhiều bài viết về văn hóa, phong vị dịp Tết gắn liền với bản sắc dân tộc, không khí đón xuân ở mọi miền Tổ quốc, Tết với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Kiến tạo và lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân ái
Tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quanggửi lời chúc mừng năm mới, chia sẻ tình cảm tới lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, nhà báo lão thành và các nhà báo, đội ngũ những người làm báo cả nước.
Phó Thủ tướng chia sẻ ấn tượng với hội nghị giao ban báo chí mà không phải khối, ngành nào cũng có thể thực hiện được. Phó Thủ tướng mong muốn các cơ quan báo chí qua từng buổi giao ban giữ được "sợi dây bền chặt và mềm mại, dịu dàng, thân ái hơn".
Phó Thủ tướng cho biết, qua báo cáo về báo Xuân 2024 cho thấy báo chí đã dùng nhiều từ mạnh mẽ để nói về thành tựu đất nước và việc này có tác động tích cực, giúp động viên mọi người có thêm năng lượng để vượt qua khó khăn.
Phó Thủ tướng cho biết, năm mới kinh tế thế giới nói chung suy giảm, trong khi ở góc độ nào đó nói không quá thì Việt Nam cũng là "công xưởng của thế giới", bởi hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam gấp 2 lần GDP nên nước ta cũng là nguồn sản xuất hàng tiêu dùng cho thế giới. Vì vậy, khi nhu cầu thế giới suy giảm thì sản xuất của nước ta chắc chắn bị suy giảm theo.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị. Ngân sách Nhà nước can thiệp, hỗ trợ cho khó khăn của người dân, doanh nghiệp còn rất hạn chế. Từ những khó khăn này, Phó Thủ tướng cho rằng sẽ có ảnh hưởng đến báo chí. Về lý thuyết khi khó khăn sẽ sinh ra bất ổn nên trách nhiệm, nhiệm vụ của báo chí càng nặng nề hơn.
Phó Thủ tướng nhìn nhận, kinh phí của Nhà nước cấp cho báo chí chưa bao giờ đủ, thêm vào đó quảng cáo sụt giảm chưa từng có, trong khi khi tiền quảng cáo rất quan trọng. Mặt khác yêu cầu với báo chí ngày càng cao, lớn hơn. Phó Thủ tướng cũng chỉ ra sự cạnh tranh giữa báo chí với các nền tảng mạng xã hội, cạnh tranh giữa chính các cơ quan báo chí.
Chia sẻ với khó khăn mà báo chí đang gặp phải, Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí phải đối mặt trực tiếp, không thể né tránh, có cách làm mới, suy nghĩ mới để có sản phẩm mới hấp dẫn hơn, cạnh tranh hơn.
Ông dẫn ví dụ với Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long dù là đài cấp tỉnh nhưng đang cạnh tranh một số mặt với cả VTV hay HTV. Năm 2023, đài có doanh thu hơn 1.400 tỷ đồng và nộp ngân sách địa phương hơn 800 tỷ đồng. Đáng nói là năm 2023, đài đã thu từ Youtube 4 triệu USD, tương đương 100 tỷ đồng. Phó Thủ tướng cho rằng, muốn thu được từ Youtube phải dựa trên số lượng người xem, hấp dẫn của chương trình. Vì thế, đây là điều mà các cơ quan báo chí cần suy nghĩ để học hỏi.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, trong những thành tựu chung của đất nước năm qua có sự đóng góp tích cực và đáng ghi nhận của những người làm báo cách mạng.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: "Trong những ngày Xuân Giáp Thìn vừa qua, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, nhất là các đài phát thanh, truyền hình và báo điện tử đã bám chức năng, nhiệm vụ, bám công việc, tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền...".
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ, không khí an bình của nước ta sau Covid-19, trong bối cảnh thế giới phức tạp được biểu hiện qua dịp Tết vừa rồi. Trong dịp Tết, các báo, tạp chí điện tử đã có 11.768 tin, bài thông tin phản ánh về tình hình Tết Nguyên đán (tăng 45,2% so với năm 2023) và không có thông tin xấu độc gây ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên mạng xã hội.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2024 là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng và hướng tới Đại hội 14 của Đảng; năm kỷ niệm nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Năm 2024 cũng là năm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng hệ thống chính trị cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn để chuẩn bị thực hiện thật tốt các sự kiện, dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đất nước vào năm 2025....
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị báo chí cần tập trung tuyên truyền thật tốt việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2024; khẩn trương xây dựng kế hoạch, triển khai tích cực, sáng tạo việc tuyên truyền các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết sách... của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu. Ảnh: TTXVN Báo chí cần bám sát hơi thở cuộc sống, từ thực tiễn cuộc sống để phản ánh, góp ý, kiến tạo và lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân ái trong xã hội.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Cần nhiều hơn những nỗ lực, quyết tâm, bản lĩnh để mỗi cơ quan báo chí đều là 'cơ quan báo chí tử tế'".
Ông tin tưởng báo chí, người làm báo sẽ nhận được sự tôn trọng của cả xã hội và từ đó tạo ra giá trị, khẳng định được thương hiệu giúp cạnh tranh hiệu quả trước các nền tảng truyền thông xã hội ngày càng phong phú nhưng cũng không ít nhiễu loạn.
">Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Báo chí cần cách làm mới để sản phẩm hấp dẫn hơn