PTIT và Naver hợp tác nghiên cứu, đào tạo về trí tuệ nhân tạo
Đại diện lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và tập đoàn Naver ký kết hợp tác. |
Lễ ký kết hợp tác giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và tập đoàn Naver được tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 20/8.
TheàNaverhợptácnghiêncứuđàotạovềtrítuệnhântạliverpool đấu với fulhamo thỏa thuận, hai bên thống nhất phối hợp tổ chức các khóa học cho sinh viên Học viện về các công nghệ Embedded, IoT, AI, Big Data, Blockchain, Data. PTIT và Naver cùng nhau triển khai chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên. Theo đó, các sinh viên và giảng viên Việt Nam có cơ hội tham gia hoạt động trao đổi do Naver sắp xếp.
Naver sẽ chuyển giao và áp dụng các công nghệ, sản phẩm dịch vụ thế mạnh của tập đoàn; tham gia phát triển giáo trình mới và các chương trình đào tạo quốc tế; cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực AI của PTIT. Ngoài ra, PTIT và Naver còn tiến hành dự án đồng nghiên cứu.
Hợp tác với PTIT là một hoạt động trong chương trình chiến lược “Vành đai nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo toàn cầu” của Naver. Chương trình được Naver khởi động từ tháng 10/2019 với mục đích giao lưu và trao đổi công nghệ vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, từ đó nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài trong lĩnh vực công nghệ AI tương lai giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Việt Nam.
Tại Việt Nam, trước PTIT, Naver đã ký kết hợp tác nghiên cứu, đào tạo về trí tuệ nhân tạo với Đại học Bách khoa Hà Nội vào ngày 15/7/2020.
Phó Giám đốc PTIT Đặng Hoài Bắc kỳ vọng hợp tác mới với Naver sẽ hỗ trợ nâng cao hơn nữa chất lượng sinh viên Học viện. |
Chia sẻ tại sự kiện, ông Park Dong Jin, Giám đốc Naver phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, chương trình dự án “Vành đai nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo toàn cầu” không chỉ dừng lại ở Hàn Quốc mà đã có những bước tiến sang Pháp, Nhật. Từ nay có sự kết nối với Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ AI.
Theo PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc PTIT, “Vành đai nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo toàn cầu” của Naver là một chương trình nhiều tham vọng. “Các nhóm nghiên cứu của Học viện rất hào hứng khi có cơ hội được hợp tác nghiên cứu với tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc. Bởi lẽ, nhiều lĩnh vực Naver quan tâm nghiên cứu cũng là trọng tâm chính của các phòng nghiên cứu thuộc PTIT, đặc biệt là các phòng nghiên cứu Đa phương tiện, Học máy và Ứng dụng - nơi đã tập trung vào lĩnh vực AI và Học máy ngay từ đầu”, ông Bắc chia sẻ.
Nhận định các sinh viên ngành CNTT đang có cơ hội rất lớn để đóng góp cho đất nước và toàn cầu, ông Bắc hi vọng sự hợp tác mới với Naver sẽ hỗ trợ nâng cao hơn nữa chất lượng sinh viên Học viện, hội nhập sâu rộng hơn với các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo. Nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao này góp phần thu hút thêm nhiều tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành ICT nước nhà.
Theo Naver, triển khai dự án tại quê nhà Hàn Quốc, sự hợp tác nổi bật là giữa Naver Business Platform – công ty con của Naver với ĐH Yonsei để xây dựng nền tảng giáo dục trực tuyến bằng công nghệ điện toán đám mây. Cùng với đó, qua việc chia sẻ công nghệ điện toán đám mây và công nghệ AI, Naver đã hỗ trợ về mặt kỹ thuật cùng xây dựng “Y-EdNet”, nền tảng giáo dục mà Yonsei tạo ra để thâm nhập thị trường giáo dục quốc tế.Naver và công ty con Naver Business Platform cũng hỗ trợ Viện Thông tin nghiên cứu và giáo dục Hàn Quốc – cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc xây dựng hệ sinh thái đào tạo công nghệ AI và cải thiện môi trường giáo dục đào tạo từ xa.
Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 10/8, Naver đã cung cấp Clova, giải pháp trung tâm hỗ trợ khách hàng bằng công nghệ AI cho “Medi AI.r” - Dịch vụ chatbot hỗ trợ y tế của công ty start-up Weisure, giúp giảm tải nhân lực cho các trung tâm y tế cũng có thể giảm tiếp xúc trong cộng đồng.
Ngoài ra, Naver chuẩn bị công khai bản đồ 3D dữ liệu hóa chi tiết các con đường chính của thủ đô Seoul bao gồm cả biển hiệu giao thông. Các chuyên gia đánh giá bản đồ này sẽ có giá trị cao trong việc phát triển công nghệ tự lái và hệ thống định vị.